fbpx

Internet of Things (IoT) – Internet vạn vật trong đời sống và doanh nghiệp

iStock 1029186020

Internet vạn vật hay IoT là một hệ thống các thiết bị tính toán có liên quan với nhau như: máy móc cơ khí, máy kỹ thuật số, đồ vật, động vật hoặc con người.. được cung cấp một mã số nhận dạng duy nhất (UID) và khả năng truyền dữ liệu qua mạng mà không yêu cầu tương tác giữa con người với con người hoặc giữa con người với máy tính.

Ngày nay, có rất nhiều ứng dụng trong thế giới thực của Internet kết nối vạn vật, từ IoT của người tiêu dùng, IoT của doanh nghiệp đến IoT của các ngành sản xuất và công nghiệp (IIoT). Các ứng dụng IoT trải dài trên nhiều ngành dọc bao gồm máy móc tự động, giao thông vận tải, viễn thông, năng lượng, xây dựng, y học, tài chính v.v.

hinh1 15102020

Ví dụ như ở phân khúc người tiêu dùng, các căn hộ, nhà thông minh (smart home) được trang bị các bộ điều nhiệt thông minh, thiết bị thông minh kết nối với thiết bị sưởi; như các thiết bị ánh sáng và điện tử; và tất cả đều có thể điều khiển được từ xa thông qua máy tính và điện thoại thông minh.

Một thiết bị đeo được trang bị cảm biến và phần mềm có khả năng thu thập và phân tích dữ liệu người dùng, gửi các thông điệp về người dùng tới các công nghệ khác với mục đích giúp cuộc sống của người dùng dễ dàng và thoải mái hơn. Bên cạnh đó, các thiết bị đeo được cũng được sử dụng vì mục đích an ninh công cộng (public safety) – như: cải thiện thời gian phản ứng của người ứng cứu trong các trường hợp khẩn cấp bằng cách cung cấp các tuyến đường được tối ưu hóa đến một địa điểm hoặc bằng cách theo dõi các dấu hiệu quan trọng của công nhân xây dựng hoặc lính cứu hỏa tại các địa điểm nguy hiểm đến tính mạng.

Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, IoT mang lại nhiều lợi ích, bao gồm khả năng theo dõi bệnh nhân chặt chẽ hơn bằng cách sử dụng phân tích dữ liệu được tạo ra. Các bệnh viện thường sử dụng hệ thống IoT để hoàn thành các nhiệm vụ như quản lý hàng tồn kho cho cả dược phẩm và máy móc, dụng cụ y tế.

Các tòa nhà thông minh (smart building) có thể giảm chi phí năng lượng bằng cách sử dụng các cảm biến phát hiện có bao nhiêu người ở trong phòng. Hệ thống nhiệt độ của tòa nhà có thể tự động được điều chỉnh – ví dụ như: bật điều hòa không khí nếu các cảm biến phát hiện phòng họp đã đầy người hoặc tự động ngắt các hệ thống ánh sáng, nhiệt độ.. nếu mọi người trong văn phòng đã ra về.

Trong nông nghiệp, ở các hệ thống canh tác thông minh (smart farming) dựa trên công nghệ IoT bằng cách sử dụng các cảm biến được kết nối để theo dõi các thông tin điều kiện canh tác chẳng hạn như: ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ và độ ẩm đất của ruộng trồng. IoT cũng là một công cụ trong việc tự động hóa hệ thống tưới tiêu.

Đối với một thành phố thông minh (smart city), một số cảm biến và ứng dụng IoT đang được sử dụng như đèn đường thông minh và đồng hồ thông minh, có thể giúp điều tiết  giao thông, tiết kiệm năng lượng, giám sát và giải quyết các mối quan tâm về môi trường cũng như cải thiện điều kiện vệ sinh, chất lượng các công trình xây dựng, v.v..

Dựa trên các ứng dụng thực tế và hiệu quả của công nghệ IoT, ngày càng có nhiều tổ chức trong nhiều ngành khác nhau đang sử dụng nó để cải thiện hoạt động, và để hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng để cung cấp các dịch vụ khách hàng nâng cao, cải thiện việc ra quyết định và gia tăng giá trị cho doanh nghiệp.

Xa hơn nữa, bạn có thể muốn để hiểu sâu hơn về IoT?! Nó hoạt động như thế nào? Tại sao nó lại quan trọng? Và vai trò của nó như thế nào trong những đợt biến động cộng đồng như COVID-19?

IoT hoạt động như thế nào?

Hệ sinh thái IoT bao gồm các thiết bị thông minh hỗ trợ web, sử dụng các hệ thống nhúng chẳng hạn như các bộ xử lý, cảm biến và phần cứng truyền thông, để thu thập, gửi và thao tác trên dữ liệu mà chúng thu thập được.

hinh2 15102020

Các thiết bị IoT chia sẻ dữ liệu cảm biến mà chúng thu thập được bằng cách kết nối với cổng IoT hoặc thiết bị  khác nơi dữ liệu được gửi đến đám mây để phân tích hoặc phân tích cục bộ. Đôi khi, các thiết bị này giao tiếp với các thiết bị liên quan khác và hoạt động dựa trên thông tin chúng nhận được từ nhau. Các thiết bị này thực hiện hầu hết công việc mà không có sự can thiệp của con người, mặc dù mọi người có thể tương tác với các thiết bị – ví dụ như: tạo các thiết lập cài đặt, cung cấp các hướng dẫn hoặc truy cập dữ liệu.

Đối với từng ứng dụng IoT cụ thể sẽ có các hình thức kết nối, mạng và giao thức giao tiếp được thiết lập tương ứng sử dụng cho các thiết bị hỗ trợ web này (thiết bị IoT)

IoT cũng có thể tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI)và công nghệ học máy (machine learning) để hỗ trợ quá trình thu thập dữ liệu trở nên dễ dàng và năng động hơn.

Tầm quan trọng của IoT

Internet vạn vật giúp mọi người sống và làm việc thông minh hơn, cũng như hỗ trợ đắc lực hơn cho  cuộc sống của họ. Ngoài việc cung cấp các thiết bị thông minh để tự động hóa các ngôi nhà, IoT là điều cần thiết cho hoạt động kinh doanh. IoT cung cấp cho các doanh nghiệp cái nhìn thời gian thực về cách hệ thống của họ thực sự hoạt động, cũng như cung cấp thông tin chi tiết về mọi thứ từ hiệu suất của máy móc đến chuỗi cung ứng và hoạt động hậu cần.

IoT cho phép các công ty tự động hóa các quy trình và giảm thiểu chi phí vận hành. Nó cũng cắt giảm lãng phí, cải thiện việc cung cấp dịch vụ, giúp sản xuất và giao hàng ít tốn kém hơn, cũng như mang lại sự minh bạch trong các giao dịch của khách hàng.

Do đó, IoT là một trong những công nghệ quan trọng nhất của cuộc sống hàng ngày và nó sẽ tiếp tục tăng trưởng khi có nhiều doanh nghiệp nhận ra tiềm năng của các thiết bị được kết nối để giữ cho chúng cạnh tranh.

Lợi ích của IoT mang lại cho các tổ chức

Internet vạn vật mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức. Một số lợi ích chỉ dành cho một số ngành riêng biệt nào đó và một số lợi ích thì có thể áp dụng cho nhiều ngành. Dưới đây là một số lợi ích chung của IoT đối với các doanh nghiệp:

  • Giám sát các quy trình kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp
  • Cải thiện các trải nghiệm của khách hàng (CX)
  • Tiết kiệm thời gian và tiền bạc
  • Nâng cao năng suất của nhân viên
  • Tích hợp và thích ứng các mô hình kinh doanh
  • Đưa ra các quyết định kinh doanh tốt hơn
  • Tạo thêm doanh thu.

IoT khuyến khích các công ty suy nghĩ lại về cách họ tiếp cận doanh nghiệp và cung cấp cho họ các công cụ để cải thiện chiến lược kinh doanh.

Nói chung, IoT phổ biến nhất trong các tổ chức hoạt động ở lĩnh vực sản xuất, vận chuyển và tiện ích, với việc sử dụng các cảm biến và các thiết bị IoT khác nhau. Tuy nhiên, IoT cũng được sử dụng cho các tổ chức trong ngành nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và tự động hóa gia đình, dẫn đến việc một số tổ chức hướng tới thời kỳ hoạt động chuyển đổi kỹ thuật số.

IoT có thể mang lại lợi ích cho nông dân trong nông nghiệp bằng cách giúp công việc của họ dễ dàng hơn. Cảm biến có thể thu thập dữ liệu về lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ và hàm lượng đất, cũng như các yếu tố khác, giúp tự động hóa các kỹ thuật canh tác.

Khả năng giám sát các hoạt động xung quanh cơ sở hạ tầng cũng là một yếu tố mà IoT có thể trợ giúp. Ví dụ như cảm biến có thể được sử dụng để theo dõi các sự kiện hoặc thay đổi trong kết cấu các tòa nhà, cầu và cơ sở hạ tầng khác. Điều này mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn như tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, thay đổi quy trình làm việc vì chất lượng cuộc sống và quy trình làm việc không cần giấy tờ.

Một doanh nghiệp nhà ở tự động hóa có thể sử dụng IoT để giám sát và thao tác các hệ thống cơ điện trong một tòa nhà. Ở quy mô rộng hơn như với thành phố thông minh (smart city) có thể giúp người dân giảm thiểu lãng phí và tiêu thụ năng lượng.

IoT chạm đến mọi ngành nghề, bao gồm cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, tài chính, bán lẻ và sản xuất.

Ưu và nhược điểm của IoT?

Một số lợi thế của IoT bao gồm:

  • Khả năng truy cập thông tin từ mọi nơi, mọi lúc trên mọi thiết bị
  • Cải thiện giao tiếp giữa các thiết bị điện tử được kết nối
  • Truyền gói dữ liệu qua mạng kết nối, tiết kiệm thời gian và tiền bạc
  • Tự động hóa các nhiệm vụ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp và giảm nhu cầu can thiệp của con người.

Một số nhược điểm của IoT bao gồm:

  • Khi số lượng thiết bị được kết nối tăng lên và nhiều thông tin được chia sẻ giữa các thiết bị thì lưu lượng xử lý thông tin sẽ tăng lên. Điều này càng đòi hỏi cần phải có một nền tảng ứng dụng chung với khả năng xử lý mạnh mẽ.
  • Các doanh nghiệp cuối cùng có thể phải đối phó với số lượng lớn – thậm chí có thể hàng triệu – thiết bị IoT và việc thu thập và quản lý dữ liệu từ tất cả các thiết bị đó sẽ là một thách thức. Điều này càng khiến các doanh nghiệp cần nhận thức được phải có một lộ trình triển khai rõ ràng để không bị bất ngờ trước những tình huống sẽ xảy ra.
  • Vì không có tiêu chuẩn quốc tế về khả năng tương thích cho IoT, nên rất khó để cho các thiết bị từ các nhà sản xuất khác nhau có thể giao tiếp được với nhau. Đây là một thực tế không thể tránh khỏi hiện nay nhưng thực tế này cũng càng thôi thúc các doanh nghiệp hướng tới một nền tảng công nghệ với các API tiêu chuẩn để giải quyết vấn đề giao tiếp giữa các thiết bị IoT với nhau.
  • Mỗi đơn vị đều có một văn hóa quản trị doanh nghiệp khác nhau. IoT đã chứng minh được tính hữu dụng trong công tác quản lý nhưng không vì thế mà có thể công thức hóa quá trình triển khai một cách cứng nhắc cho toàn bộ mọi doanh nghiệp. Đây là một thách thức cho đơn vị triển khai ứng dụng chứ không phải thách thức từ nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.

Sau những biến động cộng đồng như COVID-19 thì vai trò của IoT sẽ nằm ở đâu trong đời sống của con người và doanh nghiệp?

Face masks Far East iStock 1215697335

Dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) như một cú hích đã làm thay đổi nhiều khía cạnh của cuộc sống và môi trường kinh doanh hiện tại. Một số lĩnh vực IoT đang cung cấp những giá trị đáng kể và hoạt động kinh doanh đang phát triển mạnh mẽ nhưng cũng có một số lĩnh vực mới bắt đầu nhận ra giá trị thực sự của IoT.

Bên cạnh những tác động rõ ràng đến dòng doanh thu của công ty, cách thức hoạt động kinh doanh cũng được tiến hành rất khác so với thế giới trước COVID. Khi các công ty tiếp tục làm việc tại nhà, tình trạng cách ly xã hội vẫn được khuyến khích thực hiện, các quy trình kinh doanh hoặc sẽ phát triển mạnh mẽ hoặc suy giảm do kết quả của quy trình bình thường mới. Hãy cùng xem xét một số khía cạnh trong thị trường IoT hậu đại dịch.

Giá trị của những người tiên phong

Bán lẻ, hậu cần và chăm sóc sức khỏe là một số trong các lĩnh vực đã từ lâu có sự xuất hiện của IoT và trong thời kỳ dịch bệnh này khi các biện pháp giãn cách xã hội, phong tỏa được áp dụng, các tiếp xúc gần bị hạn chế, IoT một lần nữa đã minh chứng tính hiệu quả trong việc hỗ trợ các ngành này vận hành an toàn, hiệu quả và ổn định.

Thành công trước tiên phải kể đến công nghệ mua sắm trực tuyến (mua sắm không tiếp xúc) sử dụng nền tảng trực tuyến đã từ lâu được các công ty bán lẻ đưa vào sử dụng để nắm bắt nhu cầu, thiết lập và xử lý các đơn hàng nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. IoT đã tái cơ cấu và đưa lĩnh vực này lên một tầm cao mới bằng các ứng dụng thông minh như: nhà kho thông minh, cửa hàng thông minh và ứng dụng mua sắm trên điện thoại thông minh… giúp khách hàng và nhà kinh doanh theo dõi được tình trạng, vị trí của các sản phẩm, đơn hàng tăng tính xác thực, tránh tình trạng quá tải.

Với mô hình quản lý từ xa, IoT cũng đang giúp tạo điều kiện thuận lợi cho ngành hậu cầu trong việc quản lý, vận chuyển, giám sát hàng hóa cụ thể, chính xác hơn.

Trong khi việc tiếp xúc trực tiếp với các dịch vụ y tế, điều trị bị hạn chế tối đa thì các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có tích hợp công nghệ IoT và lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe từ xa đã và đang là lựa chọn khả thi và hiệu quả.

Giá trị của những người đúc rút kinh nghiệm

Khi đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và nhiều khả năng sẽ kéo dài khiến cho con người nói riêng và doanh nghiệp nói chung sẽ còn rất lâu nữa phải chung sống trong tâm thế “bình thường mới”. Với tình huống như vậy, các ngành dịch vụ như du lịch, khách sạn, giao thông vận tải, dịch vụ công… có thể còn chịu ảnh hưởng lâu dài. Để đối phó với viễn cảnh vừa phải đảm bảo lợi nhuận khi doanh thu giảm xuống vừa phải vận hành trong điều kiện giãn cách, tiết giảm chi phí vận hành chính là hướng đi khả quan nhất. Trong điều kiện này, IoT và giải pháp CNTT thực sự là một lựa chọn hợp lý.

Spread the love
Quay lại

Bài liên quan

XEM NHIỀU