fbpx

Quản lý bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa cho các thiết bị cơ điện phục vụ sản xuất

Giải pháp quản lý bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa cho các thiết bị cơ điện phục vụ sản xuất (Computerized Maintenance Management Systems – CMMS ) giúp đơn vị mang lại các mục tiêu cụ thể:

  • Đảm bảo tính sẵn sàng hoạt động của thiết bị
  • Hạn chế tối đa thời gian thiết bị dừng hoạt động
  • Nâng cao năng suất cho thiết bị
  • Giảm chi phí sửa chữa thiết bị
  • Đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành thiết bị

Định nghĩa bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa

Là những hoạt động về mặt kỹ thuật trong việc kiểm tra, điều chỉnh, thay thế linh kiện, chi tiết của thiết bị nhằm duy trì, khôi phục lại trạng thái hoạt động bình thường của thiết bị sau một khoảng thời gian hoạt động, đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định, tin cậy sau quá trình bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa.

Phương pháp bảo trì, bảo dưỡng và sửa  chữa thiết bị

  • Bảo trì, bảo dưỡng định kỳ

Đây là phương pháp bảo dưỡng cơ bản nhất hiện nay, nhân viên sẽ kiểm tra thông số hoạt động của thiết bị hiện tại so với thông số kỹ thuật ban đầu của nhà sản xuất, đồng thời thực hiện bảo trì, bảo dưỡng, thay thế định kỳ phụ tùng thiết bị theo lịch cố định đã lập.

  • Sửa chữa, bảo dưỡng khi có hư hỏng

Về lâu dài, đây là phương pháp cực kỳ tốn kém. Với phương pháp này, bạn có thể sử dụng máy móc cho đến khi thiết bị hư hỏng, không thể hoạt động được nữa mới tiến hành sửa chữa. Việc này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của thiết bị, dây chyền sản xuất.

  • Bảo trì, bảo dưỡng theo tình trạng máy

Đây là phương pháp bảo trì bảo dưỡng chuyên nghiệp, tối ưu và hiệu quả nhất. Thiết bị có hệ thống theo dõi thông số hoạt động để đưa ra những cảnh báo tức thời khi thông số hoạt động của thiết bị vượt ngưỡng thông số an toàn của thiết bị, đồng thời đưa ra những dự đoán, đề xuất để đưa thiết bị về tình trạng hoạt động an toàn.

Vai trò của giải pháp bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cơ điện

Giải pháp CMMS cung cấp cho doanh nghiệp một hệ thống toàn diện với các chức năng phù hợp phục vụ công tác quản lý thông tin thiết bị, quản lý bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, tác nghiệp trên quy trình nghiệp vụ đang áp dụng tại đơn vị:

  • Quản lý toàn diện thông tin thiết bị:
    • Danh mục, thông tin thiết bị: Mã thiết bị, tên thiết bị, phân loại, phân nhóm…
    • Tài liệu liên quan đến thiết bị: Tài liệu của nhà sản xuất, tài liệu vận hành, tài liệu nghiệm thu sau các lần bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa.
    • Cấu trúc phân cấp: Đơn vị, vị trí, hệ thống, thiết bị, phụ tùng theo cấu trúc nhà máy.
    • Thông tin vật tư thay thế, dự phòng, vật tư tương đương cho linh kiện, thiết bị.
    • Liên kết các quy trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa tương ứng với thiết bị.
    • Lịch sử thiết bị: ngày lắp đặt, gỡ bỏ, thông tin các lần bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, thông tin sự cố…
    • Quản lý thông tin vận hành: Thời gian hoạt động của thiết bị, các thông số hoạt động của thiết bị trong ngưỡng an toàn, các thông số hoạt động vào thời điểm kiểm tra.
    • Tùy biến các báo cáo, tổng hợp thông tin: Tìm kiếm, trích xuất thông tin, các báo cáo nghiệp vụ chuyên biệt của đơn vị.
  • Quản lý công tác bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa:
    • Danh mục quy trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa đang áp dụng tại đơn vị.
    • Các công việc cụ thể cần thực hiện của quy trình.
    • Định mức vật tư, công cụ, nhân công cần chuẩn bị, thời gian dự kiến hoàn thành công việc.
    • Lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa cho thiết bị: theo chu kỳ lịch, theo thời gian hoạt động của thiết bị, theo hiện trạng, sự cố thiết bị.
    • Tùy biến trong việc tự động sinh ra các yêu cầu thực hiện công việc khi đến thời hạn đã lập kế hoạch.
    • Khởi tạo yêu cầu sửa chữa, bảo dưỡng trong quá trình ghi nhận thông số hoạt động của thiết bị vượt ngưỡng an toàn.
    • Khởi tạo yêu cầu sửa chữa, bảo dưỡng đột xuất.
    • Quản lý, giám sát công tác thực hiện bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, đưa ra các yêu cầu, cảnh báo, chỉ đạo kịp thời.
    • Tùy biến các báo cáo, tổng hợp thông tin: lập kế hạch, các báo cáo nghiệp vụ chuyên biệt của đơn vị.
  • Quản lý vật tư phục vụ công tác bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị:
    • Danh mục vật tư, thông tin vật tư.
    • Danh mục kho vật tư.
    • Thông tin tồn kho vật tư.
    • Lịch sử sửa dụng vật tư.
    • Lập kế hoạch vật tư lục vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa.
    • Thống kê sử dụng vật tư.
    • Tùy biến các báo cáo, tổng hợp thông tin.
  • Quản lý cảnh báo, đánh giá, phân tích:
    • Tùy biến tổng hợp thông tin, hiển thị dưới dạng biểu đồ theo tiêu chí.
    • Tùy biến thông báo, cảnh báo theo yêu cầu.
    • Tổng hợp thông tin đánh giá (KPI) theo tiêu chí của đơn vị.

Sản phẩm liên quan của giải pháp:

InforEAM

Quay lại

Bài liên quan

Bạn có thể quan tâm

XEM NHIỀU