fbpx

Tìm hiểu mô hình Maintenance Maturity – Tối ưu hóa Quản lý bảo trì thiết bị trong lĩnh vực giao thông vận tải

Các doanh nghiệp trong ngành giao thông vận tải như: doanh nghiệp  taxi, doanh nghiệp  giao hàng, doanh nghiệp xe khách, các hãng tàu, hãng hàng không, doanh nghiệp Logistic… thường phải duy trì một lượng lớn tài sản, thiết bị giao thông vận tải với tần suất hoạt động cao và phạm vi hoạt động trải rộng về mặt địa lý. Bên cạnh đó còn là áp lực không những phải đảm bảo an toàn cho hành khách và các hàng hóa họ vận chuyển mà vẫn phải cam kết về tiến độ lịch trình. Do đó nếu các phương tiện này không hoạt động ổn định sẽ khiến doanh nghiệp gặp phải nhiều rủi ro lớn thậm chí là những thiệt hại khổng lồ về kinh tế và con người.

Đây chính là lúc mà các nhà quản lý nên xem xét áp dụng mô hình Maintenance Maturity Model  - mô hình mức độ trưởng thành của công tác bảo trì. Mô hình này không chỉ giúp các doanh nghiệp quản lý tài sản, các phương tiện họ sở hữu, còn cho phép các doanh nghiệp tính toán khấu hao, xây dựng  phương án quản lý bảo trì thiết bị hợp lý nhất để có được một sự đảm bảo an toàn tốt nhất.

1. Tìm hiểu về Mô hình mức độ trưởng thành của công tác bảo trì (Maintenance Maturity Model)

mô hình Maintenance Maturity Model  - mô hình mức độ trưởng thành của công tác bảo trì.
Các cấp độ trong mô hình mức độ trưởng thành của công tác bảo trì (Maintenance Maturity Model)
hỗ trợ quản lý bảo trì thiết bị 

(Nguồn ảnh: Ecosystm, 2021)

Phân loại tài sản theo các cấp độ trong mô hình mức độ trưởng thành của công tác bảo trì sẽ giúp bạn xác định tài sản hữu hình nào là quan trọng nhất trong quá trình vận hành, cũng như tính toán được tài sản nào có nguy cơ ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

  1. Phản ứng (Reactive): Thực hiện sửa chữa khi có sự cố hỏng hóc
  2. Phòng ngừa (Preventive): Bảo trì định kỳ theo thời gian
  3. Dựa trên điều kiện (Condition-based): Thực hiện sửa chữa khi xác định được một điểm lỗi duy nhất (SPOF - single point of failure)
  4. Dự đoán (Predictive): Dự đoán lỗi bằng thuật toán và công nghệ cảm biến
  5. Chỉ định (Prescriptive): Xác định các vấn đề tiềm ẩn từ đó sắp xếp lại quy trình và nhân sự cần thiết để tránh xảy ra sự cố tài sản

Việc sử dụng mô hình mức độ trưởng thành của công tác bảo trì và quản lý tài sản doanh nghiệp dưới dạng dịch vụ cho phép các doanh nghiệp vận hành việc quản lý bảo trì thiết bị chuyển từ cấp 3 lên cấp 4 bằng cách tận dụng các công nghệ được phát triển trong mô hình Bảo trì 4.0. Việc phân tích tài sản chính là yếu tố chủ chốt để khởi tạo nhiệm vụ quản lý bảo trì thiết bị. 

Trong khi ở cấp độ 4, chiến thuật và quyết định bảo trì hoàn toàn dựa trên phân tích dữ liệu (Data Analysis) thì ở cấp độ 5 sẽ tận dụng cả công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo/học máy (AI/ Machine learning) cùng với lập kế hoạch đầu tư tài sản để xác định chiến thuật kinh tế tối ưu nhất cho vòng đời của tài sản hiện tại.

2. Xây dựng mô hình, lập ngân sách và báo cáo

quản lý bảo trì thiết bị
Các hoạt động giúp doanh nghiệp vận chuyển/vận tải nhận diện tài sản quan trọng

Với quy mô lớn về số lượng tài sản đang hoạt động, các tổ chức và đơn vị vận chuyển/vận tải cần thực hiện những công việc sau để nhận diện được những tài sản quan trọng nhất.:

  • Đảm bảo độ tin cậy của các chỉ số KPI bằng việc tập trung thu thập dữ liệu chất lượng
  • Thu thập đầy đủ dữ liệu liên quan bao gồm nhân lực, vật tư, phụ tùng và công cụ/ dụng cụ
  • Nắm bắt khái niệm về bản sao kỹ thuật số của quy trình hoạt động để tạo ra một phương pháp thu được các báo cáo có chất lượng, có định lượng và chuẩn hóa
  • Giúp cho các doanh nghiệp nắm được tình trạng thực tế của các phương tiện/thiết bị theo thời thực
  • Áp dụng các nguyên tắc đầu tư tài sản để lựa chọn phương án bảo trì kinh tế nhất
  • Ấn định ngân sách và các chế độ bảo trì tài sản
  • Tự động hóa thu thập dữ liệu
  • Triển khai công tác kỹ thuật số cho phép ghi nhận giá trị và dữ liệu vận hành

3. Đào tạo đội ngũ quản lý bảo trì thiết bị, tài sản trong công cuộc chuyển đổi số

quản lý bảo trì thiết bị
Thách thức trong việc đào tạo đội ngũ chuyên nghiệp để vận hành và
quản lý bảo trì thiết bị trong thời đại số

Những thế hệ kỹ sư vận hành và bảo trì tiếp theo sẽ không ngừng thử thách tốc độ và khả năng ứng dụng của các giải pháp quản lý tài sản từ trước đến nay:

  • Cần người lao động tham gia thiết kế quy trình nghiệp vụ và quyết định cam kết về chất lượng.
  • Nâng cao kiến thức và sự nhạy bén của người lao động bằng các công cụ IoT như trí tuệ nhân tạo, máy học (machine learning) và các tiêu điểm kỹ thuật số sáng tạo. Chẳng hạn như đầu vào bằng giọng nói để mang lại sự an toàn và hài lòng trong công việc.
  • Phát huy quy trình số hóa và các cấu hình quy trình nghiệp vụ để thúc đẩy các nhiệm vụ hoạt động bảo trì bảo dưỡng thiết bị và vận hành tự động.
  • Xây dựng một nhóm kỹ sư vận hành và quản lý bảo trì thiết bị ưu tú để thúc đẩy cải tiến liên tục – từ đó tiến hành sự thay đổi.
  • Đo lường khả năng linh hoạt và sự sẵn sàng của lực lượng lao động trong công tác đào tạo và chứng nhận, lập kế hoạch và kiểm soát.

4. Ứng dụng công nghệ mới trong quản lý tài sản

quản lý bảo trì thiết bị
Ứng dụng công nghệ mới trong quản lý bảo trì thiết bị đảm bảo sự an toàn cho con người

Việc vận chuyển luôn phải đảm bảo sự an toàn và độ tin cậy trong mọi cuộc cải tiến công nghệ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp nên tập trung nguồn lực vào hạ tầng công nghệ nhằm hỗ trợ nhiệm vụ cốt lõi đó:

  • Tận dụng khả năng quản lý hiệu suất, sử dụng tài sản kết hợp với khả năng lập kế hoạch đầu tư tài sản để thiết lập các yêu cầu thay thế/vòng đời tài sản theo loại thiết bị.
  • Áp dụng máy học (machine learning) và trí tuệ nhân tạo (AI) để xác thực dữ liệu đã thu thập, cho phép phân tích tài sản giúp thúc đẩy vận hành chính xác và phương thức quản lý bảo trì thiết bị.
  • Công nghệ làm việc kỹ thuật số đưa ra phỏng đoán của các hoạt động tại hiện trường giúp người lao động linh hoạt và năng suất hơn
  • Chuyển từ giải pháp quản lý tài sản cũ (EAM) sang giải pháp quản lý hiệu suất tài sản  có tính bảo mật cao hơn, khả năng mở rộng, khả năng linh hoạt  hơn, tổng chi phí sở hữu thấp hơn và thời gian định giá nhanh hơn

5. Kết luận

Quản lý tài sảnquản lý bảo trì thiết bị đòi hỏi sự thực thi nghiêm ngặt trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt trong ngành vận chuyển và vận tải. Bài viết bên trên đã tóm tắt các phương pháp và thực tiễn khác nhau để các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có thể cân nhắc về mô hình quản lý loại hình tài sản giao thông vận tải. Điều đó chính là chìa khóa quan trọng giúp các nhà quản lý đảm bảo loại hình bảo trì phù hợp được triển khai cho đúng tài sản, vào đúng thời điểm, bởi đúng người, đúng địa điểm và trong điều kiện phù hợp.

Công ty TNHH Công nghệ Niềm tin hiện là đại diện của hãng Hexagon, Mỹ triển khai giải pháp phần mềm Hexagon EAM tại Việt Nam. Mọi nhu cầu tư vấn và mua sắm phần mềm xin liên hệ tới:

Email: info@truetech.com.vn

Tel: 024-3776-5088

Quay lại [Sassy_Social_Share style="background-color:#fff; display:inline-block; float:right;"]

Bài liên quan

Bạn có thể quan tâm

XEM NHIỀU