Cải thiện quản lý rủi ro (ORM) trong Ngành Dầu Khí: 3 Câu hỏi quan trọng được đặt ra

Dầu khí là một trong những lĩnh vực cần đầu tư rất nhiều vào quản lý rủi ro. Các chất độc hại có thể gây thiệt hại cho cơ sở vật chất, con người hoặc môi trường, đường ống hoặc máy móc có thể bị hỏng, hệ thống kỹ thuật số có thể bị tấn công…, danh sách những rủi ro có thể xảy ra gần như là vô tận và luôn thay đổi.

Mặc dù rủi ro cố hữu là khá phổ biến trong các ngành công nghiệp chế biến, nhưng các công ty dầu khí cũng không ngoại lệ trước mức độ rủi ro ngày càng cao. Lỗ hổng ngày càng tăng này bắt nguồn từ vấn đề xử lý các vật liệu nguy hiểm có khả năng gây ra phản ứng nổ. Ngay cả một sai sót nhỏ trong quá trình sản xuất cũng có thể dẫn tới  phản ứng dây chuyền với hậu quả nghiêm trọng, gây ra những tổn thất tài chính đáng kể – điều này còn chưa kể đến những hậu quả về mặt đạo đức, pháp lý và con người liên quan đến bất kỳ sự cố nào như vậy.

Đây là điều khiến hoạt động Quản lý rủi ro – hay Operational Risk Management (ORM) – trở nên quan trọng đối với ngành dầu khí. Tuy nhiên, giảm thiểu khả năng xảy ra vấn đề là một nhiệm vụ phức tạp yêu cầu nhiều quy trình liên kết với nhau.

Vậy những nguồn rủi ro chính của ngành dầu khí đến từ đâu?

Đối với ngành công nghiệp này, rủi ro đến từ năm nguồn chính:

  • Rủi ro từ nhân sự – Điều này bao gồm cả rủi ro mà nhân viên của bạn  hoặc cộng đồng sẽ bị ảnh hưởng do sự cố và rủi ro một cá nhân sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp hoặc tài sản của bạn theo cách nào đó – có thể là cố ý thông qua phá hoại hoặc vô ý do lỗi của con người.
  • Rủi ro pháp lý – Các bộ phận khác nhau của ngành phải tuân theo các quy định rất khác nhau, ví dụ: các công ty tầm trung ở Hoa Kỳ phải tuân thủ các quy định của Bộ Giao thông vận tải, EPA, BLM, FERC và một loạt cơ quan khác, trong khi các công ty cấp cao phải tuân thủ các quy định an toàn hàng hải do Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ hoặc BSEE áp đặt. Tất cả các quy định này đều đi kèm với những hậu quả đáng kể nếu không tuân thủ. Việc theo dõi và chứng minh sự tuân thủ càng khó thì nguy cơ xảy ra sự cố và khoản tiền phạt phải chịu càng lớn.
Rủi ro ô nhiễm môi trường có thể xảy ra
  • Rủi ro môi trường – Mọi nhánh của ngành dầu khí, từ trung cấp đến cao cấp, đều có thể gây ra thiệt hại lớn đối với môi trường, chưa kể việc khai thác nhiên liệu hóa thạch và việc sử dụng sau đó sẽ tạo ra lượng khí thải carbon rất lớn. Đây là mối quan tâm không chỉ cho chính môi trường mà còn cho danh tiếng của doanh nghiệp với khách hàng.
  • Rủi ro tài chính – Tỷ suất lợi nhuận trong ngành có xu hướng rất thấp, đặc biệt đối với các nhà máy lọc dầu. Điều này có nghĩa là bất kỳ sự cố nào làm tổn thất tiền bạc của công ty – cho dù đó là hư hỏng thiết bị , thời gian ngừng hoạt động do tai nạn hay trục trặc hay bị phạt do không tuân thủ – đều có thể thực sự là thảm họa.
  • Các mối đe dọa trên mạng – Các cuộc tấn công mạng khiến các công ty dầu khí bị gián đoạn trong 6 ngày và thiệt hại tài chính khoảng 3,3 triệu USD. Vai trò của các công ty dầu khí trong nền kinh tế và xã hội rộng lớn hơn khiến chúng trở thành mục tiêu đặc biệt hấp dẫn đối với bất kỳ kẻ tấn công nào muốn gây gián đoạn hoặc trích xuất dữ liệu nhạy cảm – cho dù vì lý do chính trị hay lợi ích tài chính. Do đó, các công ty O&G phải chuẩn bị sẵn sàng để tự bảo vệ mình trước mọi thứ, từ việc chiếm quyền điều khiển DNS đến rò rỉ dữ liệu và các cuộc tấn công vào VPN của công ty.

Việc đảm bảo rằng chiến lược quản lý rủi ro của bạn có thể giải quyết hiệu quả tất cả những rủi ro trên có thể khá thách thức và yêu cầu thời gian dài. Trong thời gian ngắn, hành động bạn có thể thực hiện tức thời có thể là: tối ưu hóa quy trình đào tạo và tuyển dụng, xây dựng văn hóa an toàn và sử dụng công nghệ phù hợp.

Ba câu hỏi mà doanh nghiệp dầu khí nên đặt ra để cải thiện hoạt động Quản lý Rủi Ro là gì?

1. Nhân sự trong bộ máy tăng thêm hay giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp?

Những nhân sự - đồng nghiệp làm việc bên cạnh bạn có thể vừa là rủi ro, vừa là nguồn lực hiệu quả nhất. Vì vậy, chiến lược ORM của bạn cần được xây dựng dựa trên việc giúp nhân sự của bạn đạt được hoạt động xuất sắc dễ dàng hơn.

Hãy đặt câu hỏi rằng: Nhân viên của bạn có được tham dự những khóa đào tạo cần thiết để thực hiện các quy trình quan trọng một cách an toàn và chính xác không? Họ có hiểu tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy trình an toàn không? Việc đào tạo của họ có được cập nhật không?

Nhân sự đóng một vai trò quan trọng trong Quản lý Rủi Ro
Nhân sự đóng một vai trò quan trọng trong Quản lý Rủi Ro

Bạn sẽ cần theo dõi cẩn thận quá trình đào tạo và chứng chỉ của từng cá nhân - đồng thời đảm bảo họ nhận được khóa đào tạo theo yêu cầu mỗi khi họ sử dụng một thiết bị máy móc mới, chuyển sang một thiết bị mới hoặc chuyển sang một vị trí mới.

2. Áp lực chi phí có thể làm tăng rủi ro của doanh nghiệp không?

Hãy tự hỏi: bạn đã tạo ra một môi trường nơi mọi người cảm thấy thoải mái trong việc ưu tiên giảm thiểu rủi ro chưa? Mọi người ở mọi cấp độ thâm niên có cảm thấy thoải mái khi báo cáo những rủi ro tiềm ẩn, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc phải hy sinh năng suất hoặc giảm lợi nhuận không? Bạn có nhấn mạnh với nhân viên rằng nên chú ý đến những rủi ro tiềm ẩn, ngay cả khi nó không quá ảnh hưởng?

Nếu không cân nhắc kỹ lưỡng, bạn sẽ dễ rơi vào cái mà Hopkins gọi là “Văn hóa từ chối”, nơi các nhân viên lo lắng về việc nói suông về sự an toàn hơn là về việc thực sự tuân theo các biện pháp an toàn. Trong những nền văn hóa này, mọi người có xu hướng đi tắt và đánh giá thấp khả năng hậu quả có thể xảy ra trong những trường hợp việc giảm thiểu rủi ro có thể làm giảm năng suất - thường gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

3. Doanh nghiệp đang ứng dụng công nghệ như thế nào trong việc giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh?

Quản lý rủi ro thực sự có nghĩa là sẵn sàng cho mọi thứ và lường trước những điều tưởng như không thể xảy ra. Nó đòi hỏi một khả năng lường trước mọi kết quả, hiểu mọi yếu tố ảnh hưởng đến sự cố và thực hiện kế hoạch giải quyết mọi việc. Những điều này không thể thực hiện được nếu không lựa chọn công nghệ phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

Công nghệ tốt nhất không chỉ hỗ trợ chiến lược ORM của bạn; nó nâng cấp, làm cho quá trình quản lý rủi ro hiệu quả hơn, phản ứng nhanh hơn và dễ thực hiện hơn. Một số công nghệ dưới đây có thể cải thiện đáng kể khả năng ORM cho doanh nghiệp của bạn:

  • Bản sao kỹ thuật số (Digital twins) cho phép bạn hình dung tất cả các rủi ro tiềm ẩn và tất cả các biện pháp bạn đã thực hiện để giảm thiểu rủi ro, tập hợp tất cả thông tin và tài liệu theo thời gian thực có liên quan lại trên một nền tảng.
Digital Twins cho phép bạn hình dung tất cả các rủi ro tiềm ẩn
  • Hệ thống quản lý vận hành (OMS) cho phép bạn số hóa sổ nhật ký, bàn giao, và tình huống cận nguy, MOC, giấy phép và LOTO, thay vì dựa vào các email hoặc tài liệu giấy dễ bị bỏ qua. Điều này giúp việc đảm bảo mọi người luôn có thông tin họ cần để đưa ra quyết định an toàn nhất có thể trở nên dễ dàng hơn đáng kể.
  • Hệ thống quản lý kiến thức (Knowledge Management Systems) là một cách tuyệt vời để cải thiện quá trình đào tạo của bạn và giảm sự phụ thuộc của nhân viên vào bộ nhớ hoặc tài liệu giấy. Một KMS tốt giúp tài liệu quy trình và nội dung đào tạo có thể truy cập ngay lập tức qua điện thoại hoặc máy tính bảng, vì vậy thông tin luôn có sẵn khi mọi người cần.
  • Hệ thống quản lý tài sản tập trung (Centralized Asset Management Systems) giúp mọi nhân viên dễ dàng cập nhật tình trạng tài sản của bạn. Bằng cách lưu trữ mọi thứ từ cấu trúc tài sản đến lệnh sản xuất, những loại công cụ này cho phép nhân viên của bạn đưa ra quyết định an toàn hơn, sáng suốt hơn khi sử dụng bất kỳ loại máy móc nào.
Centralized Asset Management Systems giúp mọi nhân viên dễ dàng cập nhật tình trạng tài sản
  • Hệ thống phân tích an toàn quy trình (Process Safety Analytic Systems) đơn giản hóa việc quản lý cảnh báo quy trình, hiệu suất vòng điều khiển, ranh giới quan trọng của quy trình cũng như hệ thống an toàn và khóa liên động mà bạn đã triển khai. Việc đơn giản hóa này cho phép giám sát hiệu quả các biện pháp an toàn hiện có và xác định nhanh chóng các vấn đề khi chúng phát sinh.

Trả lời ba câu hỏi này có thể là một phương tiện mạnh mẽ để nâng cấp chiến lược ORM của bạn. Nhưng việc lựa chọn công nghệ phù hợp với doanh nghiệp có thể cho phép bạn tiến xa hơn nữa. Tại Hexagon, chúng tôi giúp các đối tác của mình sử dụng dữ liệu và công nghệ để đạt được mức độ hiệu quả, khả năng hiển thị và kiểm soát mới – trao quyền cho họ vận hành các cơ sở có lợi nhuận, an toàn và bền vững hơn.

Tại Việt Nam, Công ty TNHH Công nghệ Niềm tin - True Technology Co., Ltd là đối tác, đại lý phân phối của hãng Hexagon tại Việt Nam. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và đồng hành với các doanh nghiệp để lựa chọn công nghệ phù hợp nhất. Mọi thông tin xin liên hệ:

Email: info@truetech.com.vn

Mobile: 024-3776-5088

(Nguồn bài viết:

https://aliresources.hexagon.com/articles-blogs/three-questions-oil-and-gas-companies-should-ask-to-improve-their-operations-risk-management)

Quay lại

Bài liên quan

Bạn có thể quan tâm

XEM NHIỀU