Tự động hóa quy trình, tìm kiếm nguồn cung ứng mới và đào tạo nguồn nhân lực vẫn luôn là những phương thức giúp mang lại hiệu quả cao trong hoạt động, sự hài lòng của khách hàng và biên lợi nhuận lớn hơn cho các doanh nghiệp sản xuất. Trong đó yếu tố giúp tối đa hóa lợi nhuận chính là nâng cao hiệu suất hoạt động của dây chuyền sản xuất. Nếu chiến lược quản lý tài sản, máy móc của doanh nghiệp lỗi thời và hoạt động kém hiệu quả thì có thể gây hậu quả ảnh hưởng nặng nề trong trường hợp dây chuyền sản xuất bị ngừng hoạt động.
Đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào thì máy móc thiết bị là những thành phần quan trọng và mang lại giá trị to lớn cho các doanh nghiệp. Do vậy, chương trình bảo trì và bảo dưỡng thiết bị được coi là hoạt động thiết yếu, bắt buộc nhằm tăng tuổi thọ thiết bị, đảm bảo chất lượng, sự ổn định, an toàn trong hoạt động sản xuất và gia tăng hiệu suất công việc.
Thị trường hiện nay có ngày càng nhiều phần mềm hệ thống, mỗi phần mềm đều cố gắng để định vị mình như một giải pháp bảo trì và quản lý tài sản doanh nghiệp hoàn hảo trong mắt người tiêu dùng. Nhưng chắc chắn rằng không phải phần mềm quản lý tài sản nào cũng được tạo ra tương tự nhau.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào tiến hành hoạt động kinh doanh thì mục tiêu lớn nhất của họ là tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp và mục tiêu tăng trưởng bền vững. Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình chuyển biến tài sản trong doanh nghiệp theo chu trình Tiền – Tài sản – Tiền. Vì vậy, làm sao để quản lý tài sản một cách hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu lợi nhuận và nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là câu hỏi được đặt ra với mọi doanh nghiệp.
Ngày nay, các doanh nghiệp vận tải thường có quy mô lớn với nhiều loại tài sản khác nhau như phương tiện vận chuyển, thiết bị, kho bãi và cơ sở hạ tầng. Quản lý tất cả các loại tài sản này đồng thời và hiệu quả sẽ là một thách thức lớn, đòi hỏi công tác quản lý vận tải phải được tổ chức kỹ lưỡng và có sự thực thi nghiêm ngặt. Bên cạnh yêu cầu các thiết bị, máy móc phương tiện phải tối đa năng suất thì những thách thức liên quan đến việc bảo đảm an toàn đã tạo ra nhu cầu lớn về sự hiệu quả trong quản lý tài sản giao thông vận tải và vận chuyển.
Đại dịch toàn cầu đã thúc đẩy nhu cầu của các tổ chức trong việc nắm bắt Công nghiệp 4.0 và bắt đầu nhận ra tiềm năng của công nghệ kỹ thuật số hay các phần mềm quản lý tài sản tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây của McKinsey tiết lộ rằng 6 tháng sau đại dịch, 94% số người được khảo sát nói rằng Công nghiệp 4.0 đã giúp họ duy trì hoạt động và 56% cho biết những công nghệ này rất quan trọng khi họ phải đối mặt với khủng hoảng.
Các doanh nghiệp trong ngành giao thông vận tải như: doanh nghiệp taxi, doanh nghiệp giao hàng, doanh nghiệp xe khách, các hãng tàu, hãng hàng không, doanh nghiệp Logistic… thường phải duy trì một lượng lớn tài sản, thiết bị giao thông vận tải với tần suất hoạt động cao và phạm vi hoạt động trải rộng về mặt địa lý.
Đối với các doanh nghiệp vận tải, điều hành một đội xe lớn có thể gây khó khăn cho việc theo dõi tài sản. Làm thế nào để doanh nghiệp có thể quản lý hàng trăm trang thiết bị, cùng với các đơn đặt hàng, chế độ bảo hành, sửa chữa và các tài liệu khác? Dựa vào đâu để các nhà quản lý đội xe đưa ra được những quyết định khả thi giúp giảm chi phí hoạt động mà không phải đánh đổi bằng chất lượng dịch vụ? Hệ thống quản lý tài sản doanh nghiệp EAM chính là chìa khóa đem lại sự hiệu quả trong việc quản lý tài sản của bạn.
“Nếu thiết bị không bị hỏng, đừng sửa” – ý nghĩ này thường đến từ lý do sợ tốn kém và ngại thay đổi của các nhà quản lý khi đưa ra quyết định bảo trì tài sản. Nếu một phần lớn ngân sách doanh nghiệp của bạn được dùng đầu tư vào tài sản và thiết bị, thì việc quản lý và giữ cho tất cả tài sản luôn ở tình trạng tốt là vô cùng quan trọng.
Việc quản lý và bảo trì thiết bị, tài sản, các loại máy móc kỹ thuật phục vụ trong việc sản xuất, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp nặng bao gồm cả ngành hóa chất luôn được Chính phủ và bản thân các doanh nghiệp trong lĩnh vực đó đặc biệt lưu tâm. Cũng như ưu tiên xây dựng các giải pháp quản lý duy trì bảo dưỡng thiết bị phù hợp và hiệu quả để đảm bảo sự an toàn đồng thời tối ưu năng suất.
