Quy trình triển khai Siemens Opcenter 3.0 – nâng cao hiệu quả quản lý và giám sát sản xuất

Siemens Opcenter là giải pháp toàn diện, nền tảng cho hệ thống quản lý thực thi sản xuất (MES – Manufacturing Execution System), được thiết kế để đảm bảo chất lượng hoàn hảo cho các sản phẩm được sản xuất tự động hóa. Giải pháp cung cấp khả năng tích hợp với đầy đủ khả năng truy xuất nguồn gốc và chất lượng, giúp nâng cao hiệu quả quản lý đơn hàng và giám sát thời gian thực các quy trình hoạt động sản xuất.

1.    Tổng quan về quy trình triển khai Siemens Opcenter

Quy trình triển khai Siemens Opcenter (trước đây gọi là Công nghiệp quy trình kiến trúc hợp nhất IT SIMATIC) là hệ thống thực thi sản xuất (MES- Manufacturing Execution System) của Siemens dành cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là hóa chất, chăm sóc cá nhân, gia đình và thực phẩm, đồ uống.

Với phiên bản 3.0 mới nhất hiện hành, Siemens Opcenter nổi bật với sáu tính năng mới:

  • Kết nối tự động hóa theo thiết bị và nhiệm vụ.
  • Tích hợp lập kế hoạch và lịch trình nâng cao.
  • Tích hợp chữ ký điện tử.
  • Tăng cường khả năng hiển thị công việc đang trong quá trình thực hiện.
  • Ứng dụng nền tảng IOT đầy đủ tính năng - Operator Cockpit.
  • Trải nghiệm người dùng (UX) được thiết kế lại
Tổng quan về Siemens Opcenter 3.0
Tổng quan về Siemens Opcenter 3.0

2.     Lợi ích khi triển khai Siemens Opcenter

  • Giải pháp cung cấp khả năng hiển thị và đồng bộ hóa với tất cả các hoạt động sản xuất.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều phối các hoạt động không đồng nhất.
  • Cung cấp đầy đủ khả năng truy xuất nguồn gốc của hoạt động và  vật liệu.
  • Tích hợp sản xuất và chất lượng.
  • Hỗ trợ nhiều phiên bản SIMATIC BATCH.
  • Cung cấp giải pháp theo modules và có thể mở rộng.
  • Trải nghiệm người dùng (UX) được thiết kế để mang đến sự tối ưu.

3.     Các tính năng tiêu biểu của Siemens Opcenter

Siemens Opcenter mang đến các tính năng đột phá đảm bảo quy trình sản xuất được quản lý và vận hành một cách hiệu quả:

3.1. Kết nối tự động hóa thiết bị điều khiển

  • Liên kết dữ liệu dựa trên mẫu
  • Tự động viết tác vụ
  • Tự động đọc tác vụ
  • Tự động hóa nhiệm vụ đang đợi sẵn

3.2. Tích hợp APS Preactor

  • Lập kế hoạch các cấp độ vận hành
  • Thiết bị được lên kế hoạch và thiết bị thực tế
  • Thời gian ước tính
  • Lên lịch và trao đổi đơn hàng bằng cách sử dụng Siemens Opcenter Connect

3.3. Khả năng hiển thị

  • Hiển thị quá trình điều hành lệnh sản xuất
  • Nâng cấp buồng điều khiển của người vận hành (Operator Cockpit)
  • Trải nghiệm người dùng mới
  • Hồ sơ người dùng được mở rộng
  • Chữ ký điện tử trong hướng dẫn công việc điện tử (EWI)
Màn hình hiển thị của chức năng Work Order Operation Management
Màn hình hiển thị của chức năng Work Order Operation Management

4.     Những cải tiến đối với quá trình triển khai Siemens Opcenter 3.0

4.1. Giao tiếp dữ liệu

Kết nối và điều phối khu vực sản xuất là điều cần thiết trong các ngành công nghiệp chế biến. Với Siemens Opcenter Execution Process 3.0, bạn có thể cấu hình giao tiếp dữ liệu tới xưởng sản xuất dựa trên các mẫu thiết bị. Trong quá trình thực hiện quy trình sản xuất, các mẫu thiết bị này được thay thế bằng các phiên bản thiết bị được sử dụng thực tế. Cơ chế này cung cấp cấu hình quy trình và thực thi thời gian chạy động đơn giản.

Giao tiếp dữ liệu với Siemens Opcenter
Giao tiếp dữ liệu với Siemens Opcenter

4.2. Tự động hóa

Mục tiêu chính cho việc giao tiếp trong khu vực sản xuất là các nhiệm vụ tự động hóa. Siemens Opcenter 3.0 bao gồm nghiệp vụ tự động đọc, viết và chờ đợi. Điều này cho phép bạn quản lý tất cả các cơ chế truyền nhận thông tin (handshaking) và giao tiếp trong xưởng.

Opcenter Task List
Opcenter Task List

4.2.1. Tự động đọc

Chức năng tự động đọc sẽ cho phép người dùng kết nối thông số tự động tới biểu mẫu thông tin thiết bị, với chức năng này toàn bộ các thông số vận hành sẽ được thay thế và kiểm soát bằng thông số thực tế theo thời gian hoạt động của thiết bị.

4.2.2. Tự động ghi

Tác vụ tự động ghi có chức năng thực hiện ngược lại với tác vụ tự động đọc. Theo  quy trình cấu hình, biểu mẫu tag name của thiết bị được ánh xạ theo các giá trị biến thiên thiết bị. Các giá trị biến thiên này sau đó sẽ được ghi nhận theo giá trị phù hợp trong suốt quá trình hoạt động thiết bị.

4.2.3. Tự động chờ

Tác vụ tự động chờ cho phép người dùng khép vòng lặp từ chức năng ghi sang đọc. Nó cho phép người dùng đợi để tag name tiếp nhận được giá trị cụ thể và phản hồi lại. Người dùng cũng có thể mô hình hóa chức năng tự động hóa theo phương thức truyền nhận thông tin (handshaking) phù hợp.

Chức năng tự động chờ của Siemens Opcenter 3.0
Chức năng tự động chờ của Siemens Opcenter 3.0

4.3. Tích hợp lên kế hoạch và sắp xếp lịch trình

Siemens Opcenter 3.0 tập trung vào việc tích hợp lên kế hoạch và sắp xếp lịch trình, tận dụng Siemens Opcenter Connect – công cụ cung cấp các chức năng hỗ trợ kết nối và tích hợp giữa các sản phẩm và giải pháp.

Phiên bản mới nhất phát triển khả năng tích hợp giữa lập kế hoạch và sắp xếp lịch trình nâng cao (Preactor Advanced Planning and Scheduling - APS), đồng thời cũng nâng cao khả năng lập kế hoạch. Siemens Opcenter Execution Process 3.0 cho phép bạn lên lịch không chỉ ở cấp độ lệnh sản xuất mà còn ở cấp độ vận hành. Điều này giúp doanh nghiệp có thể đề xuất sử dụng thiết bị theo một kế hoạch vận hành nhất định.

Thiết bị theo kế hoạch cũng có thể được đề xuất bởi hệ thống Preactor APS, dựa trên các quy tắc lập kế hoạch được truyền đạt tới Siemens Opcenter thông qua giao diện ngôn ngữ từ doanh nghiệp đến sản xuất (B2MML) có sẵn. Preactor APS có thể đề xuất lịch trình sản xuất đầy đủ bằng cách sử dụng mô hình thiết bị và lệnh sản xuất đến từ Siemens Opcenter. APS sẽ đề xuất thiết bị và thời lượng ước tính, thời gian bắt đầu và kết thúc cho tất cả các đơn đặt hàng cũng như hoạt động của chúng.

Khả năng tích hợp và sắp xếp lịch trình của Siemens Opcenter

4.4. Khả năng hiển thị công việc đang triển khai

Khả năng hiển thị công việc đang triển khai đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp chế biến sản xuất. Vì thế chức năng mới đã được thêm vào để cải thiện khả năng hiển thị lệnh sản xuất. Những cải tiến chính được cung cấp trong màn hình điều khiển của người vận hành, nơi có thể truy xuất các giá trị quy trình theo cách tổng hợp. Các giá trị quy trình được hiển thị ở cấp độ vận hành là kết quả của việc tổng hợp các tham số đầu ra của nhiệm vụ đến từ quy trình công việc liên quan đến vận hành.

Các tham số có thể được thêm vào dễ dàng thông qua một danh mục được xác định trước. Khi được thêm vào một thao tác, chúng có thể được sử dụng trong các nhiệm vụ của quy trình làm việc và các số liệu thực tế sẽ được cung cấp tự động.

4.5. Giao diện hiện đại

Siemens Opcenter Execution Process 3.0 với giao diện người dùng được thay đổi hoàn toàn nhằm mang lại trải nghiệm hiện đại nhất cho người dùng. Trải nghiệm người dùng mới cung cấp nhiều cải tiến về hồ sơ người dùng hơn, linh hoạt điều chỉnh phần mềm theo nhu cầu cụ thể.

4.6.Chữ ký điện tử

Equipment Configure Management

Siemens Opcenter Execution Process 3.0 cũng cung cấp chữ ký điện tử trong hướng dẫn công việc điện tử. Người giám sát chất lượng có thể chọn kịch bản chữ ký điện tử (ES) hiện có và gắn nó vào bất kỳ bước nào trong định nghĩa hướng dẫn công việc. Các bước khác nhau có thể được liên kết với các kịch bản ES khác nhau.

Việc thu thập chữ ký chỉ khả dụng sau các bước:

• Bước thu thập dữ liệu (Data collection step): tất cả dữ liệu cần thiết được nhập và xác nhận

• Bước xác nhận (Acknowledgement step): bước được người dùng xác nhận

Trong bước thu thập dữ liệu, ngay khi tính năng thu thập chữ ký được bật, người dùng không thể sửa đổi dữ liệu đã thu thập, dữ liệu này sẽ ở chế độ chỉ đọc. Người dùng có thể phê duyệt hoặc từ chối chữ ký. Trong trường hợp bị từ chối, các mục thu thập dữ liệu sẽ có thể chỉnh sửa lại được và mọi chữ ký đã thu thập trước đó sẽ bị loại bỏ.

5.    Kết luận

Có thể nói, Siemens Opcenter là giải pháp toàn diện sẽ giúp mang lại lợi nhuận bền vững cho các doanh nghiệp chế biến sản xuất, bởi các nhà máy theo dây chuyền MES- Manufacturing Execution System luôn cho ra sản phẩm vượt trội hẳn về chất lượng so với thị trường. Đặc biệt trong các dây chuyền sản xuất quy mô lớn chú trọng quản lý toàn bộ quy trình sản xuất tự động, hệ thống quản lý thực thi sản xuất MES- Manufacturing Execution System sẽ  góp phần quan trọng nhằm tăng hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Công ty TNHH Công nghệ Niềm tin hiện là đại diện của hãng Siemen, Mỹ triển khai giải pháp phần mềm của Siemen tại Việt Nam. Mọi nhu cầu tư vấn và mua sắm phần mềm xin liên hệ tới:

Email: info@truetech.com.vn

Tel: 024-3776-5088

Quay lại

Bài liên quan

Bạn có thể quan tâm

XEM NHIỀU