Trong bối cảnh ngành dầu khí đầy biến động, sự bất ổn thường xuyên có thể gây tác động tiêu cực, thậm chí đẩy một số doanh nghiệp sản xuất dầu khí đến bờ vực phá sản. Tuy nhiên, những doanh nghiệp biết cách biến thách thức thành cơ hội tăng trưởng sẽ có vị thế lớn để vươn lên trở thành những doanh nghiệp có tên tuổi dẫn đầu ngành. Để đạt được vị thế vững chắc này các doanh nghiệp cần có nguồn lực đủ mạnh để đảm bảo công ty hoạt động hiệu quả và linh hoạt, thích nghi nhanh chóng trước mọi thay đổi của thị trường.
Để các nhà sản xuất dầu khí xây dựng nền tảng vững chắc cho sự thành công, việc hợp tác cùng nhau xây dựng triển khai bộ tiêu chuẩn bàn giao thông tin và cơ sở vật chất (CFIHOS) là một bước đi cần thiết. CFIHOS thúc đẩy khả năng trao đổi dữ liệu và xây dựng bản sao kỹ thuật số (digital twin) trong các hoạt động kỹ thuật, đảm bảo tính tương tác cho hoạt động và bảo trì tự động. Các sản phẩm của Hexagon như HxGN EAM và HXGN APM được thiết kế để tạo ra và sử dụng dữ liệu, thông tin tuân thủ CFIHOS, hỗ trợ hiệu quả trong quá trình vận hành.
Việc áp dụng bảo trì dưới dạng dịch vụ (maintenance as-a-service) thúc đẩy tự động hóa các hoạt động và quy trình bảo trì nhằm duy trì tính toàn vẹn của các tài sản quan trọng trong vận hành. Ngành công nghiệp 5.0 đã chuyển trọng tâm từ công nghệ tiên tiến sang việc con người sử dụng các công nghệ này để vận hành các cơ sở và đường ống dầu khí một cách an toàn và hiệu quả.
Hexagon vừa giới thiệu hệ thống mới là HxGN APM – một giải pháp toàn diện dành cho các tổ chức sở hữu nhiều tài sản đang tìm cách quản lý và giảm thiểu rủi ro tài sản, tối ưu hóa chi phí bảo trì và giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động. HxGN APM đóng vai trò bổ sung quan trọng cho HXGN EAM – nền tảng quản lý tài sản doanh nghiệp (EAM) – tạo nên một hệ sinh thái quản lý tài sản toàn diện cho ngành dầu khí.
APM là công cụ mạnh mẽ giúp tối ưu hóa các chiến lược tài sản, phát hiện các rủi ro hư hỏng theo thời gian và thúc đẩy giảm thiểu rủi ro chủ động, từ đó trực tiếp nâng cao lợi nhuận trên vốn sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu những cách mà nền tảng quản lý tài sản doanh nghiệp (EAM) và quản lý hiệu suất tài sản (APM) có thể giúp các doanh nghiệp dầu khí đạt được hiệu quả vận hành tối ưu, tinh giản quy trình, giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi nhuận.
1. Top 3 khả năng quản lý tài sản hàng đầu cho doanh nghiệp ngành dầu khí
Để thích nghi với các điều kiện thị trường không ngừng thay đổi, ngành dầu khí ngày càng đẩy mạnh ứng dụng phân tích dữ liệu và công nghệ số. Việc tối ưu hóa hiệu suất tài sản cùng lợi nhuận từ tài sản và vốn đầu tư là yếu tố then chốt để nâng cao lợi nhuận và củng cố vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Khi đánh giá nhu cầu công nghệ quản lý tài sản hiện tại và tương lai của mình, các công ty dầu khí cần lưu tâm đến 3 khả năng sau đây như một nền tảng khởi đầu giúp đảm bảo hệ thống quản lý tài sản doanh nghiệp (EAM) được định vị tối ưu để đáp ứng nhu cầu đó.
1.1. Tạo điều kiện cho sự tương tác liền mạch giữa các bộ phận kỹ thuật, xây dựng và vận hành/bảo trì
- Hình ảnh hóa trực quan quá trình quản lý thay đổi trong các hoạt động thực địa
- Áp dụng bảo trì dự đoán và bảo trì theo quy định để giảm thiểu rủi ro môi trường
- Thích ứng linh hoạt với các quy định thay đổi liên tục
- Hỗ trợ phân tích tác động và lập kế hoạch cho các chiến lược đảm bảo tuân thủ
- Cung cấp kiến trúc giải pháp để hỗ trợ lập kế hoạch, kiểm soát công việc, tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ tự động
1.2. Tận dụng tối đa các khả năng tích hợp kỹ thuật số
- Cung cấp khả năng truy cập đầy đủ thông qua các thiết bị cầm tay để tối ưu hóa thời gian làm việc của đội kỹ thuật.
- Cá nhân hóa công việc kỹ thuật số thay vì phụ thuộc vào giải pháp của bên thứ ba
- Hỗ trợ tích hợp cảm biến từ xa và công nghệ nhận dạng ID cho thiết bị cầm tay, giúp thu thập thông tin theo thời gian thực và truy xuất dữ liệu dễ dàng
1.3. Duy trì quản lý tuân thủ và an toàn
- Thiết lập các quy trình nhận diện tất cả các tình huống, vật liệu và hoạt động tiềm ẩn nguy hiểm; đồng thời cung cấp thông tin về các biện pháp phòng ngừa, cũng như cách giảm thiểu rủi ro.
- Xác định và phân bổ trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân để đảm bảo các biện pháp phòng ngừa được thực hiện đầy đủ.
- Lưu trữ hồ sơ lịch sử và các thay đổi; quản lý nhiều cấp phê duyệt; theo dõi các thay đổi về nhiệm vụ, vật liệu và lộ trình; thiết lập quy trình phê duyệt và thực thi các quy trình.
Khả năng của giải pháp quản lý tài sản chỉ là một phần của bức tranh tổng thể. Để tìm hiểu cách chuyển đổi chiến lược bảo trì từ phương pháp phản ứng sang tối ưu hóa và khai thác tối đa các khả năng này. Có thể thấy EAM là nền tảng cho việc quản lý toàn diện vòng đời tài sản. Bên cạnh đó, APM, với khả năng tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của tài sản, sẽ là công cụ hỗ trợ mạnh mẽ, giúp nâng cao hiệu quả cho EAM và mang lại giá trị vượt trội trong việc quản lý tài sản.
Để tìm hiểu thêm, hãy truy cập eam.hexagon.com
2. Lợi ích của quản lý hiệu suất tài sản doanh nghiệp (APM)
APM, một giải pháp tiên tiến của Hexagon, được thiết kế để tối ưu hóa hoạt động của tài sản dựa trên phân tích dữ liệu nâng cao. APM bổ sung cho EAM, góp phần xây dựng một hệ sinh thái quản lý tài sản hiệu quả, linh hoạt và toàn diện cho doanh nghiệp dầu khí.
2.1. Nâng cao hiệu quả vận hành
Với nền tảng APM dựa trên đám mây, các doanh nghiệp dầu khí có thể tối đa hóa hiệu quả ở từng giai đoạn trong chuỗi sản xuất nhiên liệu hóa thạch. Bằng cách sử dụng công nghệ giám sát dự đoán và bảo trì theo tình trạng, các nhà sản xuất có thể đảm bảo rằng thiết bị và tài sản luôn sẵn sàng hoạt động ở mức tối ưu.
Giải pháp này giúp giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động không mong muốn của thiết bị và quá trình sản xuất trong hoạt động thượng nguồn (upstream) và nâng cao độ tin cậy. Một giải pháp APM cung cấp thông tin chi tiết thời gian thực ở mỗi giai đoạn đảm bảo rằng các thiết bị và hệ thống thiết yếu được bảo trì và vận hành theo lịch trình tối ưu, dựa trên mức độ sử dụng và điều kiện thực tế.
2.2. Tận dụng dữ liệu quan trọng để nâng cao hiệu suất
Giải pháp APM tích hợp cung cấp dữ liệu thời gian thực về tình trạng thiết bị và quy trình vận hành, từ đó hỗ trợ quản lý đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác. Đội ngũ bảo trì có thể truy cập thông tin qua thiết bị di động, cho phép khắc phục sự cố nhanh chóng, đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động.
Ví dụ, khi các nhóm bảo trì và vận hành có thể nhận được cập nhật tình trạng thiết bị theo thời gian thực, họ có quyền truy cập vào dữ liệu quan trọng để ngăn chặn sự cố trước khi chúng xảy ra và đưa ra quyết định kịp thời.
2.3. Tái cấu trúc quy trình kinh doanh
Các công ty dầu khí tối ưu hóa quy trình kinh doanh bằng cách tích hợp giữa công nghệ và dữ liệu với con người, quy trình và chính sách. Khi APM hoạt động như một phần thiết yếu của một hệ thống kỹ thuật số tích hợp, gốc đám mây (cloud-native digital backbone), các doanh nghiệp sản xuất dầu khí có thể đạt được những lợi ích đáng kể như:
- Thiết lập, duy trì và dựa vào hệ thống quản lý dữ liệu mạnh mẽ trên toàn doanh nghiệp.
- Sử dụng an ninh mạng tốt nhất, cập nhật định kỳ – giúp IT nội bộ tập trung vào nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp.
- Nhờ vào các công cụ hỗ trợ kỹ thuật số để cải tiến và đẩy mạnh hiệu quả trong việc chuẩn hóa các quy trình quan trọng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
- Đảm bảo sự đồng nhất và tối ưu hóa luồng dữ liệu và thông tin – cả trong nội bộ cũng như giữa các bộ phận, đơn vị kinh doanh bằng các hệ thống quản trị và quản lý.
- Tạo dựng văn hóa làm việc hợp tác.
2.4. Trao quyền cho người dùng
Sử dụng nền tảng APM giúp doanh nghiệp dầu khí tối ưu hóa trải nghiệm người dùng thông qua công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy, phân tích kinh doanh – giúp trải nghiệm người dùng trở nên hiệu quả và trực quan hơn. Với sự hỗ trợ từ các thiết bị di động và công nghệ hiện đại, nhân viên có thể làm việc hiệu quả và an toàn hơn, đồng thời nâng cao sự hài lòng và tăng năng suất trong công việc.
Các nhà sản xuất dầu khí tiên tiến hiểu rằng thành công của họ phụ thuộc vào việc làm hài lòng khách hàng và trao quyền cũng như thúc đẩy nhân viên. Nền tảng APM phù hợp sẽ mang đến trải nghiệm cá nhân hóa sâu sắc giúp tăng cường đáng kể năng suất người dùng. Nền tảng này đặc biệt hiệu quả hơn khi thế hệ millennials ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong lực lượng lao động và trở thành phân khúc khách hàng có ảnh hưởng nhất.
Millennials mong đợi những lợi ích của công nghệ hiện đại và chuyển đổi kỹ thuật số ngay trong tầm tay của họ – ở mọi nơi, mọi lúc – thông qua thiết bị di động và các công nghệ tương tự. Sự hài lòng của họ quyết định các mục tiêu kinh doanh của nhà sản xuất.
2.5. Cải thiện tuân thủ quy định và giảm rủi ro
Trong ngành dầu khí phức tạp, tuân thủ, giảm thiểu rủi ro và an toàn luôn là yếu tố quan trọng được đặt lên hàng đầu. APM được triển khai trên nền tảng gốc đám mây (cloud native platform), kết hợp giữa bảo trì dự đoán, phân tích kinh doanh, học máy và AI giúp doanh nghiệp nhận diện vấn đề trước khi xảy ra, đồng thời tối ưu hóa giám sát và báo cáo. Từ đó doanh nghiệp có thể giảm thiểu các rủi ro vận hành, đảm bảo an toàn cho nhân viên và tăng cường tuân thủ quy định.
2.6. Sẵn sàng cho tương lai
APM cung cấp khả năng khai thác dữ liệu kịp thời để giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với những thay đổi trong ngành dầu khí. Những thay đổi chưa từng có xảy ra trong ngành dầu khí trong quý đầu tiên của năm 2020 đã cho thấy tầm quan trọng của sự chuẩn bị ở mọi cấp độ vận hành – từ hiệu suất của từng tài sản cụ thể đến khả năng phục hồi tổng thể của toàn bộ doanh nghiệp.
Điều này mang đến một mức độ cấp thiết mới cho các xu hướng CNTT mà báo cáo Dự đoán ngành CNTT toàn cầu của IDC năm 2020 đã chỉ ra, như:
- Chuyển đổi số và đổi mới sẽ chiếm hơn 50% chi tiêu CNTT vào năm 2024
- 70% doanh nghiệp đã tích hợp quản lý gốc đám mây vào năm 2022
- Hơn 50% cơ sở hạ tầng CNTT mới của doanh nghiệp sẽ được triển khai tại các thiết bị biên (edge device) – thay vì trong các trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp – vào năm 2023
- Gần hai phần ba các doanh nghiệp sẽ tự sản xuất phần mềm và triển khai vào năm 2025
- Ít nhất 90% các doanh nghiệp mới sẽ tích hợp AI vào năm 2025
Ngày càng nhiều doanh nghiệp sản xuất dầu khí đang tích cực tích hợp các công nghệ kỹ thuật số nhằm mang lại giá trị bền vững, đáp ứng kỳ vọng của cổ đông và duy trì lợi thế cạnh tranh, từ đó đạt được hiệu quả và tăng trưởng dài hạn.
Trong ngành dầu khí, tối ưu hóa hiệu quả vận hành và giảm thiểu rủi ro là yếu tố tiên quyết. Bên cạnh việc sử dụng hệ thống quản lý tài sản doanh nghiệp (EAM) nhằm theo dõi và tối ưu hóa các hoạt động bảo trì, giải pháp quản lý hiệu suất tài sản (APM) của Hexagon cũng đóng vai trò bổ trợ quan trọng.
Khi tích hợp EAM với APM, doanh nghiệp không chỉ giám sát tình trạng tài sản mà còn có thể phân tích dữ liệu theo thời gian thực, phát hiện sớm các rủi ro và tối ưu hóa quy trình bảo trì. Sự kết hợp này cho phép doanh nghiệp dầu khí duy trì hiệu suất cao nhất cho các tài sản quan trọng và bảo vệ đầu tư dài hạn. Với HxGN EAM là nền tảng cốt lõi giúp kiểm soát tài sản hiệu quả, HxGN APM bổ sung khả năng phân tích nâng cao, giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định chính xác, đồng thời xây dựng chiến lược bảo trì thông minh hơn.
3. Tương lai của quản lý tài sản doanh nghiệp (EAM)
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, EAM cũng đang tiến hóa để tích hợp thêm các yếu tố hiện đại như Internet of Things (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI). IoT cho phép giám sát tài sản theo thời gian thực, cung cấp dữ liệu chính xác và chi tiết về tình trạng thiết bị. Trí tuệ nhân tạo giúp phân tích và dự đoán các sự cố tiềm ẩn, giúp doanh nghiệp có các phương án bảo trì kịp thời.
Trong tương lai, EAM được hỗ trợ bởi APM, sẽ không chỉ tập trung vào bảo trì mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa toàn diện vòng đời tài sản, từ đó nâng cao hiệu quả vận hành và giảm thiểu rủi ro.
Quản lý tài sản doanh nghiệp (EAM) là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển bền vững của các doanh nghiệp hiện đại. EAM không chỉ hỗ trợ việc bảo trì mà còn giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả tối ưu trong vận hành và tiết kiệm chi phí dài hạn.
Việc lựa chọn và triển khai hệ thống EAM phù hợp, kết hợp với APM, sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh quan trọng, giúp doanh nghiệp dễ dàng ứng phó với các thách thức và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy biến động hiện nay. HxGN EAM là nền tảng cơ bản để quản lý tài sản, trong khi HxGN APM là công cụ tối ưu hóa hiệu suất hoạt động dựa trên dữ liệu và phân tích nâng cao. Sự kết hợp của hai giải pháp này giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả tối ưu trong việc quản lý tài sản.
Để hiểu rõ hơn về cách tích hợp APM và EAM trong doanh nghiệp dầu khí, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!
Là đối tác của hãng Hexagon tại Việt Nam, Công ty TNHH Công nghệ Niềm tin (Truetech) hân hạnh cung cấp cho Quý khách hàng giải pháp Quản lý tài sản doanh nghiệp HxGN EAM và giải pháp quản lý hiệu suất tài sản doanh nghiệp APM. Mọi thông tin xin liên hệ:
Email: info@truetech.com.vn
Tel: 024-3776-5088
(Nguồn bài viết tham khảo:
- https://hexagonppm.highspot.com/items/62f41d989e8dd7a2059dc6e6?lfrm=rhp.5
- https://hexagonppm.highspot.com/items/62f41d989e8dd7a2059dc6e7?lfrm=rhp.7#1
- https://hexagon.com/company/newsroom/press-releases/2024/introducing-hxgn-apm-from-hexagon )