Nhu cầu quản lý dữ liệu trong dự án EPC
Với công tác quản lý, kiểm soát thiết kế, mối hợp tác qua lại giữa tổng thầu EPC và các nhà thầu phụ trong quá trình quản lý/chuyển giao tài liệu thường gặp những khó khăn sau:
- Chuyển giao nhiều phiên bản tài liệu của công trình dẫn đến trường hợp không xác định được bản cuối;
- Đảm bảo việc tuân thủ các tiêu chuẩn trong thiết kế;
- Quản lý thời gian trong quá trình chuyển giao sản phẩm trong một môi trường cạnh tranh như hiện nay;
- Đảm bảo được tính linh động đối với tra cứu tài liệu kỹ thuật trong quá trình thiết kế;
- Tránh được ảnh hưởng gây hại đến chức năng và tính năng thiết kế khi tiến hành những điều chỉnh phức tạp;
- Đồng bộ hóa hệ thống quản lý thông tin khác nhau;
- Giải quyết những truy vấn về kỹ thuật trong quá trình thực hiện dự án;
- Quản lý tốt về giao diện đảm bảo đồng bộ giữa các nhà thầu với nhau trong một môi trường quản lý chung;
- Quản lý và giải quyết những sai lệch trong quá trình thực hiện dự án;
- Quản lý quá trình thay đổi trong thiết kế;
- Duy trì kinh nghiệm và kiến thức trong trường hợp biến động nhân sự;
- Đảm bảo chuyển giao cho Chủ đầu tư/Nhà vận hành (O/O) có được “nhà máy ảo”, tài liệu được sử dụng trong vận hành và trong hệ thống CNTT đúng với hiện thực sản xuất của nhà máy. Điều này sẽ giúp cho O/O có thể tiếp nhận ngay công tác quản lý vận hành, đồng thời cũng nâng cao năng lực cạnh tranh cho EPC;
- Tạo nền tảng cơ sở dữ liệu đầu vào cho quá trình duy tu bảo dưỡng hoặc các phần mềm quản lý vận hành nhà máy trong giai đoạn sau này.
Từ thực tế trên, hệ thống CNTT trong các dự án EPC cần phải là nền tảng kiến trúc cho toàn bộ vòng đời của công trình, trong đó bản thân phần lõi của hệ thống phải bao gồm những chức năng như:
- Kiến trúc tích hợp chung (Common integration architecture): Là một kiến trúc tổng thể chung cho nhiều giải pháp thiết kế/vận hành nhằm thay đổi phương pháp tích hợp giữa các ứng dụng;
- Cấu hình theo dự án/nhà máy (Plant/project configuration): Mô hình hóa và hiệu chỉnh cấu hình cho từng dự án/nhà máy, bao gồm mọi thành phần như cấu trúc, thẻ (Tag) và tài sản cùng với các đặc tính, chức năng logic, vị trí vật lý và mối tương quan với nhau;
- Thư viện điện tử (Electronic library): Lưu trữ toàn bộ thông tin dự án – dữ liệu về Tag/tài sản và tài liệu liên quan – theo cấu trúc thông thường và chuyển giao thông tin chính xác, kịp thời tới những người sử dụng liên quan. Hệ thống có khả năng theo dõi hiệu chỉnh và thay đổi nhằm đảm bảo tính chính xác cũng như toàn vẹn của dữ liệu;
- Quản lý thay đổi (Changes management): Cho phép quản lý các thay đổi một cách hiệu quả bằng cách tổng quan hóa các thay đổi thiết kế, theo dõi chi tiết và tình trạng của mỗi lần thay đổi, đồng thời làm rõ những hạng mục đã thay đổi;
- Truy cập thông tin (Information access): Cho phép tìm kiếm và truy tìm thông tin một cách linh hoạt nhất. Người sử dụng tiếp cận thông tin thông qua các thuật ngữ quen thuộc của từng chuyên ngành;
- Cổng tiếp nhận thiết kế (Engineering portal): Bằng công nghệ web tiên tiến nhất hiện nay, giải pháp CNTT cung cấp cho người sử dụng một cấu hình tùy theo đối tượng sử dụng về thông tin thiết kế, thông qua một giao diện đồng nhất để tiếp nhận chuyển giao;
- Quy trình thao tác thống nhất (Streamlined work process): Cho phép định nghĩa các quy trình điện tử để đảm bảo thực hiện các thủ tục bắt buộc, trong khi vẫn cho phép tạo các luồng công việc đặc biệt;
- Nền tảng trao đổi thông tin chung (Common platform for information exchange): Kiến trúc mở của hệ thống cung cấp cho người dùng một ngôn ngữ chung để định nghĩa các hạng mục của dự án, vì thế chúng có thể được các hệ thống khác nhau biên dịch lại một cách chính xác;
- Tích hợp thông tin (Information integration): Bao gồm khả năng truy nhập/truy xuất mạnh mẽ nhằm xác thực và trao đổi thông tin giữa các hệ thống với nhau. Hơn nữa, nó cho phép người dùng tích hợp và đồng bộ thông tin giữa hệ thống thiết kế và doanh nghiệp.
Giải pháp công nghệ quản lý thông tin dự án EPC
Giải pháp CNTT của hãng Hexagon (trước đây là Intergraph) là một hệ thống có tính đồng nhất ngay từ giai đoạn đầu tiên của dự án EPC. Hệ thống này bao gồm những giải pháp thành phần từ giai đoạn Thiết kế (Engineering), Mua sắm (Procurement) đến Xâp lắp (Construction), hợp thành một giải pháp tổng thể với nền tảng là một Data Warehouse.
- Giai đoạn thiết kế bao gồm:
- Các giải pháp Engineering và Schematics: Isometrics, P&ID, Electrical, Instrumentation…
- Các giải pháp Modeling 3D và Visualization: Smart 3D, Review…
- Các giải pháp phân tích và tính toán: CAESAR II, PV Elite, TANK…
- Giai đoạn mua sắm bao gồm các giải pháp về quản lý vật tư và mua sắm trên cơ sở các MTO được xuất ra từ giai đoạn thiết kế;
- Giai đoạn xây lắp đảm bảo quá trình xây lắp phải phù hợp với thiết kế và hạng mục mua sắm. Do đó, hệ thống phải đảm bảo được tính liền mạch của luồng dữ liệu tới giai đoạn này.
Từ những nguồn dữ liệu nêu trên, phần core của hệ thống CNTT sẽ đảm bảo được các chức năng và tạo lập các quy trình nghiệp vụ quản lý có sẵn trong hệ thống về khía cạnh quản lý dữ liệu/tài liệu thiết kế. Những chức năng này có thể bao gồm: Quản lý dữ liệu thiết kế, phục vụ bàn giao dự án, kiểm duyệt dữ liệu thiết kế, quản lý thay đổi thiết kế, phục vụ nghiệm thu công trình, hoàn công dự án… Ngoài ra do phải làm việc với nhiều nhà thầu phụ, hệ thống có khả năng làm việc với nhiều loại nền tảng CNTT khác nhau để đảm bảo đồng bộ hóa dữ liệu dự án đến khi kết thúc.
Xây dựng một hệ thống quản lý thông tin dữ liệu đồng bộ ngay từ khi bắt đầu triển khai dự án EPC sẽ giúp cho tổng thầu kiểm soát được khối lượng công việc, tránh mất mát dữ liệu cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển giao dự án sau này.
Quay lại