Chuyển đổi số trong công nghiệp dầu khí: 6 phương pháp nâng cao hiệu quả quản lý

Ngành công nghiệp dầu khí thế giới hiện nay dường như đang mắc kẹt trong thời kỳ biến động triền miên. Sự biến động liên tục như vậy có thể gây ra những hậu quả khôn lường - thậm chí buộc một số nhà sản xuất dầu khí phải phá sản. Tuy nhiên, các nhà sản xuất có thể biến những thách thức đó  thành cơ hội để vực dậy và phát triển. Từ đó, không chỉ có thể đạt được vị trí tốt hơn mà còn có thể trở thành vị trí dẫn đầu trong ngành.

Chìa khóa cho sự thành công trong thời đại mới này là chuyển đổi số. Chuyển đổi số đóng vai trò then chốt trong việc giúp các nhà sản xuất dầu khí vượt qua những thách thức, nắm bắt cơ hội và trở thành công ty dẫn đầu trong ngành.

Một trong những điểm mấu chốt mà các nhà sản xuất dầu khí đã và đang xem là nền tảng cho chuyển đổi số thành công chính là hợp tác - cùng nhau sản xuất và trao đổi thông tin nhằm hướng đến trao đổi dữ liệu bản sao kỹ thuật số và quy trình vận hành, bảo trì máy móc hoàn toàn tự động và khép kín.

Chuyển đổi số trong công nghiệp dầu khí – 6 phương pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý

Nắm bắt phương pháp vận hành và bảo trì tự động nhằm đảm bảo tính toàn vẹn của các tài sản quan trọng trong doanh nghiệp. Sự phát triển của công nghiệp 5.0 đã chuyển trọng tâm từ việc phát triển các công nghệ tiên tiến sang chú trọng vào cách con người sử dụng các công nghệ này để vận hành các thiết bị cũng như các đường ống dẫn khí một cách an toàn và đem lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp. Có thể mong đợi trong một tương lai không xa, hệ thống Quản lý tài sản doanh nghiệp (EAM - Enterprise Asset Management) sẽ ngày càng phát triển và có bước chuyển mình để chuyển đổi thành hệ thống Quản lý hiệu suất tài sản (APM - Asset Performance Management).Điều này đạt được thông qua:

  • Sử dụng công nghệ bản sao kỹ thuật số để có cái nhìn khách quan hơn nhằm theo dõi, quản lý và bảo trì hệ thống.
  • Tự động hóa việc thu thập dữ liệu và chuyển đổi giữa các công ty EPC, nhà thầu và đơn vị vận hành.
  • Tăng cường tích hợp hệ thống nhằm thúc đẩy tính tương thích giữa bảo dưỡng, an toàn, vận hành và quy định trong quản lý.

Chuyển đổi số trong công nghiệp dầu khí – 6 phương pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý

Sau đây là những cách mà hệ thống Quản lý hiệu suất tài sản (APM - Asset Performance Management) có thể giúp các nhà sản xuất dầu khí đạt được hiệu quả vận hành, tối ưu hóa hoạt động, giảm rủi ro và tăng cường lợi nhuận:

1.Chuyển đổi số để tăng cường hiệu suất vận hành (APM)

Một nền tảng APM trên đám mây có thể giúp tối đa hóa hiệu suất tại mọi bước trong quy trình khai thác và sản xuất dầu khí. Giải pháp phù hợp sẽ hỗ trợ và thúc đẩy các chiến lược chủ động, chẳng hạn như giám sát dựa trên điều kiện hoặc dự đoán. Điều này cho phép các nhà sản xuất nâng cao độ tin cậy của tài sản và thiết bị - dẫn đến giảm thời gian sự cố và ngừng hoạt động. Một giải pháp APM cung cấp thông tin chi tiết theo thời gian thực ở mọi bước đảm bảo rằng các thiết bị và hệ thống thiết yếu được duy trì và vận hành theo lịch trình tối ưu.

Chuyển đổi số trong công nghiệp dầu khí – 6 phương pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý

2. Tận dụng dữ liệu quan trọng

Khi một nền tảng APM được sử dụng như một phần của một giải pháp phần mềm doanh nghiệp tích hợp, nó có thể trở thành một công cụ mạnh mẽ để tận dụng dữ liệu quan trọng và tăng cường hiệu suất trên toàn công ty. Ví dụ, khi các đội bảo dưỡng và vận hành có quyền truy cập và cập nhật thời gian thực về tình trạng thiết bị, họ có thể nhận biết và ngăn chặn sự cố trước khi xảy ra. Hoặc khi các đội bảo dưỡng ở công trường có thể truy cập vào hướng dẫn, bản vẽ kỹ thuật và báo cáo tình trạng thiết bị trên thiết bị di động của họ, họ có thể hoàn thành kiểm tra và sửa chữa một cách nhanh chóng, an toàn. Và việc cung cấp cho quản lý cấp cao các báo cáo tổng hợp được tích hợp dữ liệu tức thời, cho phép họ xây dựng và đánh giá một bức tranh toàn cảnh về hiệu suất hoạt động của tất cả thiết bị trong công ty.

3. Tái cấu trúc quy trình kinh doanh

Quy trình kinh doanh hiệu quả là có sự tích hợp giữa công nghệ, dữ liệu với con người, quy trình và chính sách. Khi APM hoạt động như một thành phần thiết yếu của hệ thống, các nhà sản xuất dầu khí có thể thu được những lợi ích đáng kể, chẳng hạn như:

  • Thiết lập, duy trì và vận dụng hệ thống quản lý dữ liệu mạnh mẽ trên toàn doanh nghiệp.
  • Sử dụng công nghệ bảo mật hàng đầu và được cập nhật tính năng thường xuyên, cho phép bộ phận IT nội bộ có thể tập trung vào các nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp.
  • Lập kế hoạch chi tiết cho các quy trình vận hành để nâng cao hiệu quả bằng các công cụ hỗ trợ kỹ thuật số.
  • Hỗ trợ các hệ thống quản trị và quản lý giúp đảm bảo liên kết và tối ưu hóa luồng dữ liệu và thông tin – cả nội bộ phòng ban và giữa các phòng ban với nhau.
  • Tạo dựng văn hóa hợp tác tại nơi làm việc.

Chuyển đổi số trong công nghiệp dầu khí – 6 phương pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý

4. Trao quyền cho người dùng

Các nhà sản xuất dầu khí hiểu rằng thành công của họ phụ thuộc vào việc làm hài lòng khách hàng cũng như trao quyền và động viên nhân viên. Nền tảng APM phù hợp mang lại điều này thông qua trải nghiệm siêu cá nhân giúp nâng cao đáng kể năng suất của người dùng. Tận dụng các công nghệ hiện đại - chẳng hạn như chức năng chuyên ngành máy học, phân tích kinh doanh và trí tuệ nhân tạo (AI) - làm cho trải nghiệm người dùng trở nên hiệu quả và trực quan hơn.

Đây có thể là một yếu tố quan trọng khi thế hệ mới tiến bộ trong lực lượng lao động và trở thành đối tượng ảnh hưởng nhất. Thế hệ mới mong đợi những lợi ích của công nghệ hiện đại và chuyển đổi kỹ thuật số ngay trong tầm tay của họ - ở bất kỳ đâu, vào bất kỳ lúc nào - thông qua thiết bị di động và các công nghệ tương tự. Sự hài lòng của họ có thể quyết định khả năng thực hiện các mục tiêu kinh doanh của nhà sản xuất

5. Nâng cao việc tuân thủ quy định và giảm thiểu rủi ro

Dầu khí là ngành mà việc tuân thủ quy định, giảm thiểu rủi ro và an toàn phải được đặt lên hàng đầu. Khi mỗi bước thực hiện đều rất phức tạp, việc giảm thiểu rủi ro không chỉ có nghĩa là giám sát thiết bị và linh kiện mà còn là việc xây dựng một văn hóa làm việc giúp nhân viên phối hợp với nhau một cách an toàn và hiệu quả. Khả năng giảm thiểu rủi ro và đáp ứng các yêu cầu theo quy định nên bắt đầu bằng một cái nhìn toàn diện trên toàn bộ doanh nghiệp. Điều này có thể được thực hiện với việc kết hợp bảo trì dự đoán, phân tích kinh doanh, máy học và AI để phát hiện sự cố trước khi chúng xảy ra, đồng thời tối ưu hóa việc giám sát và báo cáo.

6. Sẵn sàng trong mọi tình huống

Tận dụng dữ liệu kịp thời là chìa khóa để nắm bắt một môi trường kinh doanh phát triển không ngừng. Những thay đổi chưa từng có xảy ra với ngành dầu khí trong quý đầu tiên của năm 2020 cho thấy tầm quan trọng của việc chuẩn bị sẵn sàng ở mọi giai đoạn.

Điều này đặt ra một tầm quan trọng mới đối với các xu hướng công nghệ thông tin, chẳng hạn như:

  • Đổi mới và chuyển đổi kỹ thuật số sẽ chiếm hơn 50% chi tiêu cho CNTT vào năm 2024.
  • Gần 2/3 doanh nghiệp sẽ tự sản xuất và triển khai phần mềm vào năm 2025.
  • Ít nhất 90% ứng dụng doanh nghiệp mới sẽ nhúng AI vào năm 2025 cho các phòng ban và đơn vị kinh doanh.

Ngày càng có nhiều nhà sản xuất dầu khí đang tích cực tích hợp các công nghệ số trong toàn doanh nghiệp để đạt hiệu quả và tăng trưởng cao hơn. Để tiếp tục mang lại giá trị, đáp ứng kỳ vọng của cổ đông và duy trì lợi thế cạnh tranh, các công ty dầu khí cần nhận ra giá trị của việc tích hợp các nền tảng, phần mềm và quy trình - đặc biệt là trong một chu kỳ kinh doanh biến động và không thể đoán trước.

Sản phẩm liên quan của giải pháp:

HxGN EAM

Quay lại

Bài liên quan

Bạn có thể quan tâm

XEM NHIỀU