fbpx

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG CÔNG TRÌNH

5f30f592aea7e

“Cách mạng công nghiệp 4.0” là thuật ngữ phổ biến nhất hiện nay đối với các ngành công nghiệp, công nghệ cũng như thông tin. Trong cuộc cách mạng này, trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (Machine Learning), người máy học (Robotics), Internet vạn vật (IoT) được đưa vào trục trung tâm của sự phát triển. Lý tưởng của “Cách mạng công nghiệp 4.0” không phải quốc gia nào cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên, những ý tưởng xoay quanh trục trung tâm này cũng làm cho các chủ thể áp dụng trở nên thông suốt hơn, thông minh hơn và hiệu quả hơn.

Lĩnh vực công nghiệp trong thời đại 4.0 cũng đã đưa ra một khái niệm gọi là “Nhà máy thông minh” (Smart Factory) tương ứng với bước phát triển của công nghệ hiện đại. Các bước tiến tới một nhà máy thông minh dạng này bao gồm:

  • Bước 1 – Transparent Factory: Nhà quản lý và vận hành tại bất kỳ thời điểm nào cũng có thể biết được điều gì đang xảy ra tại công trình thông qua quá trình liên tục thu nhận dữ liệu liên quan đến hoạt động sản xuất.
  • Bước 2 – Reactive Factory: Dữ liệu thu nhận có thể được phân tích và hiển thị chính xác giúp nhà quản lý và vận hành nhận biết được những ảnh hưởng của mỗi thay đổi tại công trình.
  • Bước 3 – Autonomous Factory: Xây dựng một loạt quy chuẩn phản ứng lại những thay đổi dựa trên thông tin/dữ liệu đã được phân tích.
  • Bước 4 – Functionally Linked Factory: Là một tập hợp những quy trình/quy chuẩn có kết nối với nhau của nhiều hệ thống khác nhau trong công trình để đảm bảo sự đồng nhất tương ứng với những thay đổi xảy ra.

Cũng như “Cách mạng công nghiệp 4.0”, lý tưởng của “Smart Factory” không phải đơn vị sản xuất nào cũng có thể đạt được. Tuy nhiên, ý tưởng của “Smart Factory” cũng giúp cho các nhà quản lý và vận hành định hình được những bước đi cần thiết để hoạt động sản xuất của mình được đồng nhất và thông suốt hơn. Từ những hoạt động như thế, quá trình ra quyết định của nhà quản lý cũng được hỗ trợ một cách tích cực hơn từ việc chủ động phân tích được nguồn số liệu vận hành đáng tin cậy.

Mục tiêu của “Smart Factory” rất rõ ràng tuy nhiên những mục tiêu này có thể làm cho doanh nghiệp thấy mơ hồ và đôi khi “choáng ngợp” không biết sẽ bắt đầu từ đâu. Hiểu được điều này, các chuyên gia trong lĩnh vực đã đưa ra một lộ trình cụ thể hơn, dễ hiểu hơn và sát với thực tế hơn để các doanh nghiệp có thể dựa vào đó và định hình cho mục tiêu phát triển quản lý số của mình được tiệm cận hơn với khái niệm “Smart Factory”. Những bước định hình đó được mô tả như sau:

8102020b
  • Bước 1 – Quy hoạch: Quy trình nghiệp vụ trong hoạt động O&M (Operation & Maintenance) cần được chuẩn hóa đồng bộ trong mối tương quan với luồng công việc số hóa giữa các phòng/ban của doanh nghiệp hoặc với những doanh nghiệp liên quan khác.
  • Bước 2 – Chuyển đổi số: “Chuyển đổi số” – Digital Transformation – được coi là ngưỡng cửa để bước vào ý tưởng “Smart Factory”. Nội hàm của khái niệm này là quá trình dịch chuyển dữ liệu sang định dạng kỹ thuật số (số liệu) để các ứng dụng bậc cao có thể tìm kiếm được (Searchable/Readable), thay đổi được (Editable) và kết nối được (Linkable).
  • Bước 3 – Tối ưu: Dựa trên kết quả của quá trình chuyển đổi số, những ứng dụng tối ưu hóa quá trình quản lý, vận hành và sản xuất có thể tổng hợp, phân tích và từ đó đưa ra được những quyết định tối ưu cho công trình.
  • Bước 4 – Đồng bộ: Đồng bộ quá trình quản lý, vận hành và sản xuất của công trình trên một cơ sở dữ liệu đồng nhất hoặc trên những cơ sở dữ liệu được tích hợp với nhau.

Hoạt động O&M luôn bao gồm 02 mảng liên quan mật thiết với nhau đó là vận hành và bảo dưỡng công trình. Chuyển đổi thành nền tảng quản lý số hóa lần lượt theo các bước nêu trên luôn đặt 02 lĩnh vực này song song với nhau để bổ trợ cũng như chia sẻ thông tin dữ liệu cho nhau trong hoạt động hàng ngày. Mối tương quan này được thể hiện như trong hình sau:

8102020c

Các doanh nghiệp thông thường cũng đã đều quản lý theo một quy trình vận hành và bảo dưỡng nhất định. Quy hoạch những quy trình này thành các luồng công việc số hóa trên phần mềm quản lý tài sản và bảo dưỡng/sửa chữa (Computerized Maintenance Management System – CMMS) và quản lý vận hành công trình (Operation Management System – OMS) là bước đầu tiên và đơn giản nhất mà đơn vị có thể thực hiện ngay được. 

Chuyển đổi số từ dữ liệu dạng giấy, Excel hoặc file Doc sang dạng dữ liệu có cấu trúc là quá trình quyết định của doanh nghiệp trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu O&M của mình và đặt nền móng để bước dần vào khái niệm quản lý của “Smart Factory”. Cùng với việc các đơn vị (Bao gồm cả các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan) được phép sử dụng chữ ký số như quy định tại Thông tư số 41/2017/TT-BTTTT ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông, quá trình chuyển đổi số này càng được thuận lợi hơn khi doanh nghiệp có thể loại bỏ hoàn toàn phương thức quản lý trên giấy, Excel, file Doc, dấu mộc… ra khỏi quy trình công việc số hóa của mình.

Khi đã hoàn thành quá trình chuyển đổi số quy trình nghiệp vụ và dữ liệu hoạt động vận hành – bảo dưỡng công trình, theo thời gian, đơn vị vận hành hoàn toàn có thể tối ưu hóa phân tích thông tin trên hệ thống để từ đó có thể đồng bộ hóa toàn bộ công tác vận hành – bảo dưỡng trên cơ sở tích hợp toàn diện hệ thống với nhau.

5f30f295cbd24

Như vậy, quá trình chuyển đổi số trong vận hành và bảo dưỡng công trình thoạt nghe có vẻ phức tạp và đồ sộ. Tuy nhiên, các bước thực hiện khi được cụ thể hóa từ các khái niệm mơ hồ của cuộc “Cách mạng công nghiệp 4.0” hoặc “Smart Factory” lại trở nên đơn giản và dễ thực hiện hơn đối với đơn vị vận hành. Từng bước nhỏ với mục tiêu cụ thể và rõ ràng sẽ khiến cho công cuộc chuyển đổi số của doanh nghiệp có tính khả thi hơn để bắt kịp với bước phát triển ngày càng nhanh trong các ngành công nghiệp và công nghệ đồng thời cũng hướng tới tích lũy một dạng tài sản số (Digital Asset) quý giá cho doanh nghiệp từ chính các hoạt động hàng ngày.

Spread the love
Quay lại

Bài liên quan

XEM NHIỀU