Hệ thống MES – Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng, giảm chi phí và tăng năng suất

Xu hướng phát triển của nền công nghiệp 4.0 đã mở ra một cuộc chạy đua trong việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất. Hướng tới các mục tiêu tối ưu nguồn lực, tăng năng suất và tiết kiệm chi phí. Với sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ, các công ty sản xuất ngày nay có khuynh hướng tìm kiếm những công nghệ tiên tiến phù hợp với nhu cầu và nguồn lực hiện có thay vì yêu cầu phải có một đội ngũ kỹ sư thích ứng với công nghệ mới. Hệ thống MES- hệ thống thực thi sản xuất với chức năng đa dạng và trải nghiệm người dùng linh hoạt hứa hẹn sẽ cải tiến, nâng cấp một cách toàn diện quy trình sản xuất giúp tăng năng suất và khả năng thích nghi nhanh chóng cho các doanh nghiệp sản xuất.

hệ thống mes
Hệ thống MES giúp tăng năng suất và khả năng thích nghi nhanh chóng cho các doanh nghiệp sản xuất.

1. Hệ thống MES là gì?

Hệ thống thực thi sản xuất (MES) được hỗ trợ và tăng cường trên nền tảng công nghệ phát triển đa trải nghiệm và nền tảng mã nguồn ít (low-code platform). Phát triển hệ thống nền tảng mã nguồn ít (low-code platform) cho phép cá nhân hóa trải nghiệm người dùng và trong nhiều trường hợp, tạo kết nối mới với dữ liệu cần thiết mà không cần chờ đội ngũ chuyên gia lập trình tiến hành các hoạt động phát triển phần mềm phức tạp.

Hệ thống thực thi sản xuất MES là gì?
Hệ thống thực thi sản xuất MES là gì?

Với cách tiếp cận trực quan này, doanh nghiệp sẽ tận dụng được nguồn lực, sự linh hoạt và sáng tạo của nhân sự trong toàn doanh nghiệp. Đồng thời trao quyền chủ động và thúc đẩy sự đổi mới trong phạm vi trách nhiệm của mỗi người lao động.

Cùng với đó, cốt lõi của hệ thống sản xuất mang sứ mệnh then chốt của doanh nghiệp sẽ vẫn được duy trì nguyên vẹn, giảm chi phí và độ phức tạp của việc bảo trì và nâng cấp.

2. Doanh nghiệp của bạn đã tối đa hóa giá trị của hệ thống MES chưa?

Nếu muốn hoạt động vận hành sản xuất giúp doanh nghiệp duy trì hoặc đạt được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn thì xưởng sản xuất phải đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả trong việc giới thiệu sản phẩm mới (NPI), từng biến thể mới, từng quy trình hoặc thủ tục mới liên quan đến sản phẩm hiện có. Mục tiêu này tuy không mới, nhưng để đạt được điều này trong bối cảnh nền kinh tế, xã hội thay đổi ở mức chưa từng có như hiện nay là một thách thức đáng kể.

Hệ thống MES giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng hiển thị và kiểm soát
 chất lượng sản phẩm với nhiều tính năng hiện đại
Hệ thống MES giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng hiển thị và kiểm soát
chất lượng sản phẩm với nhiều tính năng hiện đại

Ví dụ, với một nhà máy sản xuất ô tô cỡ trung có tới 200 thiết bị vận hành đầu cuối,một hệ thống MES tối tân với các tính năng hiện đại và tối ưu sẽ cung cấp cho công ty khả năng hiển thị và kiểm soát chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả sản xuất trong toàn bộ quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống cũng sẽ cung cấp cho người vận hành thông tin về tất cả các nhiệm vụ được giao, hướng dẫn trực quan, các hoạt động theo dõi kiểm soát hậu trường, chống lỗi,... Như vậy, chức năng của hệ thống MES đã được thiết kế và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu cụ thể của nhà sản xuất ô tô, từ đó giúp nâng cao năng lực sản xuất vận hành của doanh nghiệp.

Đây là một dấu hiệu tích cực. Bởi các nhà quản lý công ty sẽ có nhìn tổng quan toàn bộ quá trình sản xuất nhà máy, quan sát trực quan dây chuyền sản xuất gồm 200 máy trạm và hệ thống vận hành đầu cuối sẽ kiểm soát hoạt động thông qua 200 trải nghiệm người dùng (UX).

Tuy nhiên, trong quá trình vận hành vẫn tồn tại một số thách thức.  Đó là, một số các trải nghiệm người dùng (UX) là các tính năng tiêu chuẩn của hệ thống MES,nhưng một số trải nghiệm người dùng (UX) khác cần phải được thiết kế lại cho phù hợp với mô hình quản lý của công ty. Quá trình thực hiện thiết kế lại các trải nghiệm người dùng (UX) sẽ tùy thuộc vào mức độ yêu cầu từ trung bình đến phức tạp liên quan đến cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (IT) và các chuyên gia phần mềm. Bạn hãy tưởng tượng khi có yêu cầu thay đổi sản phẩm, quy trình sản xuất hay máy móc, thiết bị mới với phần lớn 200 thiết bị vận hành đầu cuối ngay lập tức được yêu cầu cập nhật UX nhằm nâng cao quá trình vận hành. Khi đó thách thức đặt ra đối với hệ thống MES là cần phải có khả thích ứng nhanh để thực thi các nhiệm vụ thay đổi một cách năng suất và hiệu quả.

Hoàn thiện quy trình sản xuất và hệ thống máy móc bằng cách nhân hóa hệ thống MES
Hoàn thiện quy trình sản xuất và hệ thống máy móc bằng cách nhân hóa hệ thống MES

Đối với bất kỳ công ty sản xuất các sản phẩm phức tạp một cách rời rạc hoặc sản xuất hàng hóa có quy trình sản xuất như hàng tiêu dùng đóng gói (CPG), thực phẩm và đồ uống (F&B) hay hóa chất, giải pháp MES phải có khả năng phản ánh tính đặc thù của hệ thống hỗ trợ sản xuất. Các nhà sản xuất này phải đáp ứng các yêu cầu chính xác về tính linh hoạt nhằm thích ứng với các nhu cầu ngày càng tăng và đòi hỏi phải thay đổi quy trình, khả năng hiển thị thông tin cập nhật, cũng như khả năng hiển thị, truy xuất nguồn gốc và trách nhiệm giải trình đối với các thay đổi đó. Để đáp ứng được những tiêu chí này, yêu cầu đặt ra là hệ thống MES phải cá nhân hóa từng quy trình sản xuất cụ thể và hệ thống máy móc của doanh nghiệp.

 Ngày nay, Các quy trình, máy móc và sản phẩm thay đổi nhanh chóng do vậy  yêu cầu cá nhân hóa và mở rộng các quy trình phụ thuộc là yêu cầu cần thiết. Điều này không thể đạt được một cách bền vững nếu chỉ tùy biến trên hệ thống MES cốt lõi. Mỗi ứng dụng được thiết kế cá nhân hóa để đáp ứng bộ yêu cầu duy nhất, không lặp lại nhằm tạo ra trải nghiệm người dùng cụ thể tại một thiết bị vận hành đầu cuối - có thể chỉ trong một khoảng thời gian giới hạn cho đến khi có sự thay đổi về sản xuất tiếp theo.

3. Làm thế nào để tối ưu hoạt động vận hành sản xuất?

Gần đây, các công ty ô tô cỡ trung và những công ty tương tự khác đang bị hạn chế bởihai lựa chọn khi họ tìm cách tối đa hóa sự đóng góp của MES trong quá trình vận hành tại khu vực sản xuất:

  • LỰA CHỌN ĐẦU TIÊN: tận dụng các dịch vụ chuyên môn của các nhà phát triển phần mềm front-end, có thể là từ nhân viên nhưng nhiều khả năng là từ nhà cung cấp phần mềm hoặc nhà tích hợp bên thứ ba được chứng nhận.

Siemens đã nhận thấy sự thất vọng ngày càng tăng từ những khách hàng theo lựa chọn này. Trước hết lựa chọn này không cung cấp cho công ty sản xuất khả năng hiển thị tổng chi phí sở hữu hệ thống MES của họ. Khi phát sinh các yêu cầu cần phải thuê  dịch vụ lập trình phát triển từ các nhà cung cấp bên thứ ba, công ty rất khó để đưa ra ước tính thực tế về chi phí hàng năm liên quan đến việc cá nhân hóa đó, càng khó để xác định xem chi phí đó có hợp lý và có khả năng tăng năng suất hay chất lượng vận hành hay không.

Thực hiện tối đa hóa sự đóng góp của hệ thống MES
Thực hiện tối đa hóa sự đóng góp của hệ thống MES

Tất nhiên, chi phí lập trình thông thường do các nhà phát triển phần mềm chuyên nghiệp thực hiện rất tốn kém và tốn nhiều thời gian phát triển. Việc trì hoãn nhiệm vụ triển khai đặt ra một trở ngại đáng kể khi các công ty muốn tìm cách tận dụng  kiến thức chung của những nhân viên tương tác với các hệ thống và quy trình sản xuất hàng ngày.

Để lấy minh họa từ ngành công nghiệp chế biến, hãy tưởng tượng rằng một thành viên nhóm tuyến đầu tại hoạt động chiết rót, dán nhãn và đóng gói nhận ra rằng thay đổi trải nghiệm người dùng (UX) tại một thiết bị đầu cuối về ghi nhãn sẽ loại bỏ việc chuyển đổi giữa nhiều màn hình. Điều này sẽ giúp quy trình hiệu quả hơn và giảm bớt tỷ lệ lỗi của việc ghi nhãn. Để thay đổi trải nghiệm người dùng (UX) bằng cách sử dụng lập trình phát triển front-end truyền thống, ý tưởng này phải trải qua quy trình phê duyệt phức tạp để được triển khai và có thể vẫn không thực hiện được.

Người có ý tưởng có thể phải xây dựng một đề án kinh doanh, một nhiệm vụ mà họ thường không chuyên chẳng hạn như viết các yêu cầu và chuyển tới người quản lý. Nhà quản lý chuyển các yêu cầu sang bộ phận CNTT, bộ phận này sẽ tìm kiếm một đơn vị tích hợp hệ thống. Nhà tích hợp hệ thống cần làm việc với người quản lý dự án, có thể cả với bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) hoặc thậm chí là một trung tâm phát triển bên ngoài.Quy trình tiếp tục tiếp kéo dài với thêm nhiều ý kiến. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi việc theo đuổi cách tiếp cận này hiếm khi cải thiện được năng suất.

Ngay cả khi một quy trình triển khai tinh giản và hợp lý hơn được phát triển, thì nhiệm vụ này cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một yếu tố khác, đó là sự thiếu hụt các nhà phát triển phần mềm để giúp giải quyết các yêu cầu được cá nhân hóa này. Một thay đổi trải nghiệm người dùng (UX) được phê duyệt thường sẽ nằm trong danh sách công việc của nhà phát triển quá lâu trước khi có thể mang lại lợi ích cho công ty. Trong khi đó, nhiều sửa đổi về sản phẩm hoặc quy trình có thể khiến lệnh thay đổi (The change order) trở nên lỗi thời.

Thay đổi trải nghiệm người dùng (UX) dựa vào dịch vụ chuyên môn của các nhà phát triển phần mềm gây chậm trễ, tốn thời gian và có thể trở nên lỗi thời
Thay đổi trải nghiệm người dùng (UX) dựa vào dịch vụ chuyên môn của các nhà phát triển phần mềm gây chậm trễ, tốn thời gian và có thể trở nên lỗi thời
  • LỰA CHỌN THỨ 2: Có thể được thực hiện một cách có chủ ý hoặc có thể là tình huống đến từ sự chậm trễ của việc phát triển phần mềm từ lựa chọn đầu tiên, đó là yêu cầu nhóm sản xuất thích ứng với các trải nghiệm người dùng (UX) tiêu chuẩn. Tùy chọn này yêu cầu các công ty phân bổ một ngân sách đáng kể để thay đổi phương thức quản lý.

Quay trở lại trường hợp của công ty ô tô cỡ trung, chi phí của phương án này bị phát sinh khi đào tạo ban đầu 200 người vận hành mỗi ca trên một trải nghiệm người dùng (UX). Hơn nữa, mỗi thay đổi về sản phẩm hoặc quy trình mà nhà sản xuất thực hiện có thể kéo theo nhiều chuyển đổi hơn giữa các màn hình hoặc yêu cầu phối hợp liên quan khác. Từ đó dẫn đến nhiều hoạt động đào tạo hơn và kém hiệu quả hơn.

  • LỰA CHỌN THỨ 3: Với các nền tảng phát triển đa trải nghiệm, nền tảng mã nguồn ít (low-code platform), lựa chọn thứ ba đang là giải pháp tối ưu hơn cả để giúp giảm bớt những khó khăn đi kèm với các phương pháp cho phép các nhà sản xuất tối đa hóa lợi ích về chất lượng và năng suất của hệ thống MES hiện đại, tối tân và linh hoạt.

Một hệ thống MES đa chức năng, được điều chỉnh cho phù hợp với lĩnh vực ngành của doanh nghiệp, được tích hợp các khả năng nền tảng mã nguồn ít (low-code platform), trao quyền chủ động cho đội ngũ người lao động từ đó giúp tăng năng suất và khả năng thích nghi nhanh chóng cho doanh nghiệp sản xuất.

Công nghệ nền tảng mã nguồn ít (low-code platform)
Công nghệ nền tảng mã nguồn ít (low-code platform) cho phép các nhà sản xuất tối đa hóa lợi ích về chất lượng và năng suất của hệ thống MES

Hệ thống MES có khả năng thích ứng này là sự kết hợp phần mềm Opcenter™ Execution Discrete và phần mềm Opcenter Execution Process với nền tảng mã nguồn ít (low-code platform) Mendix™. Cả ba sản phẩm này đều là một phần trong hệ sinh thái Siemens toàn diện và được tích hợp cả phần mềm, phần cứng và dịch vụ. Siemens đã hợp tác với nhiều khách hàng MES từ nhiều ngành công nghiệp phức tạp và quy trình khác nhau để phát triển giải pháp này. Những khách hàng này cho biết nhu cầu ngày càng tăng của họ là tăng tốc việc tùy chỉnh trải nghiệm người dùng và quy trình làm việc trong khi vẫn duy trì hệ thống MES cốt lõi.

Hệ thống Opcenter™ Execution Discrete được nhúng với công nghệ Mendix nền tảng mã nguồn ít (low-code platform) trao cho bạn quyền cá nhân hóa trải nghiệm người dùng (UX) một cách độc đáo, cho phép bạn theo dõi các yêu cầu và các nhiệm vụ mới một cách đơn giản và kịp thời. Nó cho phép các thành viên trong nhóm cá nhân hóa giải pháp theo yêu cầu cụ thể của nhóm, đồng thời thu được giá trị tối đa từ hệ thống MES cốt lõi. Khả năng này cho phépmở rộng sang phần còn lại của chuỗi giá trị quy trình trong doanh nghiệp để tăng khả năng kết nối với các hệ thống khác nhau cùng trải nghiệm kỹ thuật số phong phú, đa dạng. Các sáng kiến sản xuất của bạn sẽ được hỗ trợ và triển khai trên nền tảng hệ thống nhúng nền tảng mã nguồn ít (low-code platform) MES, hứa hẹn sẽ khơi dậy sức sống mới cho hoạt động kinh doanh cả hiện tại và trong tương lai.

4. Cá nhân hóa hệ thống mã nguồn ít (low-code platform) MES trao quyền tới hệ thống sản xuất của bạn

Một hệ thống MES hiện đại, với chức năng tối tân được thiết kế riêng cho chuyên ngành của doanh nghiệp sẽ thúc đẩy doanh nghiệp thành công trong vận hành hệ thống (operational excellence).

Khả năng đa dạng và linh hoạt của hệ thống MES được khai thác thông qua việc cá nhân hóa, giúp trải nghiệm người dùng được điều chỉnh phù hợp với các hoạt động và nhân sự riêng biệt của doanh nghiệp. Để đạt được những lợi ích này một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí đòi hỏi phải có các công cụ phần mềm kỹ thuật số phù hợp.

Cá nhân hóa hệ thống nền tảng mã nguồn ít (low-code platform) MES linh hoạt phù hợp riêng biệt với điều kiện và hoạt động của từng doanh nghiệp
Cá nhân hóa hệ thống nền tảng mã nguồn ít (low-code platform) MES linh hoạt phù hợp riêng biệt với điều kiện và hoạt động của từng doanh nghiệp

Không yêu cầu các chuyên gia CNTT mã hóa từng trải nghiệm người dùng riêng biệt hoặc yêu cầu người dùng cuối phải thích nghi với các trải nghiệm người dùng (UX) tiêu chuẩn của hệ thống MES, việc cá nhân hóa nền tảng mã nguồn ít (low-code platform) cho Opcenter™ Execution Discrete hoặc Opcenter Execution Process sẽ giúp những người ít kỹ năng phát triển phần mềm, biết cách cá nhân hóa giải pháp nội bộ theo các yêu cầu cá nhân.

Với tính năng cá nhân hóa  low-code platform cho Opcenter Execution, hệ thống MES làm tăng thêm trải nghiệm lập trình phát triển cho người dùng.
Với tính năng cá nhân hóa  low-code platform cho Opcenter Execution, hệ thống MES làm tăng thêm trải nghiệm lập trình phát triển cho người dùng.

Chìa khóa cho cách tiếp cận mới này là cung cấp các biểu mẫu trải nghiệm người dùng (UX templates). Mỗi biểu mẫu trải nghiệm người dùng được cá nhân hóa có thể được tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu của người dùng bằng một số bước trực quan đơn giản sử dụng các công cụ nền tảng mã nguồn ít (low-code platform):

  • Snippet and Widgets là các công cụ giúp đơn giản và tối ưu hóa việc thiết kế giao diện màn hình. Đây là các module đồ họa và các phần module của trải nghiệm người dùng (UX) được tạo trong Opcenter Execution
  • Dịch vụ ứng dụng (App Services)  cung cấp các bộ khả năng chuyên biệt. Ví dụ: ứng dụng trình xem 3D cho phép người dùng xem các bản vẽ thiết kế (CAD) giống như trong chương trình CAD - xoay, phóng to, v.v.
  • Trình kết nối (Connector) cho phép người dùng mở rộng quy trình làm việc hoặc trải nghiệm vượt ra ngoài phạm vi MES thông thường

Với việc tích hợp khả năng cá nhân hóa sử dụng công cụ phát triển MES trên nền tảng mã nguồn ít (low-code platform) và tính năng cá nhân hóa nền tảng mã nguồn ít (low-code platform), Opcenter Execution giúp trải nghiệm lập trình phát triển phong phú, đa dạng hơn. Khi người dùng sử dụng các công cụ này, Mendix thực hiện các quy trình trích xuất dữ liệu và tạo quy trình làm việc cho trải nghiệm người dùng (UX) ở hậu trường. Trong khi đó, MES tiếp tục lưu trữ và hỗ trợ các định nghĩa mô hình dữ liệu cũng như triển khai các bài toán nghiệp vụ.

Tính năng cá nhân hóa nền tảng mã nguồn ít (low-code platform) giúp 
người dùng loại bỏ nhu cầu lập trình bậc cao
Tính năng cá nhân hóa nền tảng mã nguồn ít (low-code platform) giúp
người dùng loại bỏ nhu cầu lập trình bậc cao

Tùy thuộc vào khả năng sẵn có và kỹ năng của các thành viên trong nhóm, nhà sản xuất có thể giao một số nhiệm vụ cá nhân hóa nhất định cho bộ phận CNTT, bộ phận này hiện có thể thực hiện các thay đổi nhanh hơn nhiều mà không cần sự hỗ trợ của nhà cung cấp giải pháp phần mềm bên thứ ba. Đây là dấu hiệu tích cực trong bối cảnh CNTT đang ngày càng thay đổi.

Theo báo cáo của Gartner, các chuyên gia Business Technologist trong nhóm sản xuất là những người am hiểu công nghệ, nhưng họ thường không phải là nhà phát triển phần mềm cao cấp. Nền tảng mã nguồn ít (Low- code platform) giúp những nhân viên này có thể xây dựng trải nghiệm người dùng (UX) cho khu vực sản xuất của họ. Trong một số trường hợp, người sử dụng thiết bị đầu cuối có các kỹ năng cần thiết để cá nhân hóa trải nghiệm người dùng (UX) với nền tảng mã nguồn ít (low-code platform).

Màn hình được cá nhân hóa bằng cách kéo thông tin hoặc đoạn mã mong muốn vào mẫu trải nghiệm người dùng (UX) bằng thao tác kéo và thả đơn giản. Các dịch vụ ứng dụng sau đó được khai thác theo từng chức năng cụ thể. Trải nghiệm người dùng (UX) thu được hỗ trợ sự tương tác của mỗi cá nhân với tất cả thông tin liên quan trong thời gian chạy, thông tin này vẫn được cập nhật vì trải nghiệm người dùng (UX) tương tác trực tiếp với phần phụ trợ MES nhờ giao thức OData tiêu chuẩn và API REST.

5. Cá nhân hóa hệ thống MES giúp tăng cường năng suất và chất lượng

Hệ thống MES cho phép các nhà sản xuất tăng tốc phát triển các ứng dụng dành riêng cho người dùng và các quy trình sản xuất cụ thể. Những trải nghiệm người dùng được cá nhân hóa này cho phép người vận hành truy cập tính năng của hệ thống MES dễ dàng hơn cũng như tận dụng tối đa hệ thống để để tạo ra hiệu quả mới trên toàn bộ dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.

Hơn nữa, do quá trình cá nhân hóa diễn ra ở lớp mã nguồn ít (low-code platform) nên hệ thống MES cốt lõi vẫn được giữ nguyên vẹn, giúp giảm chi phí cũng như độ phức tạp của việc bảo trì và nâng cấp.

Cá nhân hóa giúp hệ thống MES giảm chi phí và độ phức tạp của việc bảo trì và nâng cấp
Cá nhân hóa giúp hệ thống MES giảm chi phí và độ phức tạp của việc bảo trì và nâng cấp

Với việc cá nhân hóa trải nghiệm người dùng (UX) thì doanh nghiệp không chỉ giảm được tổng chi phí hệ thống MES mà còn có thể kiểm soát chi phí một cách trực quan đồng thời giúp giảm nhu cầu và chi phí CNTT.

Hơn nữa, quá trình phát triển ứng dụng sẽ diễn ra nhanh hơn nhiều, giúp các nhà công nghệ kinh doanh và người vận hành khu vực sản xuất có thể áp dụng các ý tưởng sáng tạo một cách tiết kiệm để thực hiện công việc nhanh chóng. Từ đó doanh nghiệp sẽ tốn ít thời gian và chi phí hơn để thực hiện những thay đổi về sản phẩm và quy trình.

Ngoài ra, khi kiểm soát lớp cá nhân hóa của MES thì doanh nghiệp cũng làm chủ được thời gian và tốc độ cá nhân hóa, giúp quyết định cách thức và thời điểm đổi mới để đáp ứng các nhu cầu cụ thể tại khu vực sản xuất.

5.1. Thích nghi với sự thay đổi

Tốc độ thay đổi trong hoạt động sản xuất được quyết định bởi sự gián đoạn của chuỗi cung ứng, công nghệ hỗ trợ mới, nhu cầu vật liệu bền vững hơn, quá trình giới thiệu sản phẩm mới, mua bán và sáp nhập, … và không có yếu tố nào cho thấy dấu hiệu thay đổi đang chậm lại.

Khi hoạt động sản xuất của bạn thay đổi với tốc độ quá nhanh thì sẽ cần một hệ thống MES có khả năng thích ứng để bắt kịp.

5.2. Tăng tốc quy trình công việc

Một hệ thống MES có khả năng thích ứng không chỉ cung cấp nhiều thông tin cho nhân viên sản xuất mà còn cho phép mỗi thành viên trong nhóm lựa chọn các thành tố thông tin nào là quan trọng nhất đối với hiệu suất công việc của họ.

Bằng cách xây dựng màn hình được cá nhân hóa để làm cho dữ liệu này dễ lĩnh hội nhanh chóng, nhóm sản xuất có thể đưa ra quyết định tốt hơn, nhanh hơn nhằm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất.

Hệ thống MES xây dựng màn hình các dữ liệu được cá nhân hóa, giúp
 nhân sự có thể đưa ra quyết định tốt hơn
Hệ thống MES xây dựng màn hình các dữ liệu được cá nhân hóa, giúp
nhân sự có thể đưa ra quyết định tốt hơn

5.3. Tận dụng kho kiến thức của cộng đồng chuyên môn

Hệ thống MES cho phép bạn khai thác nguồn kiến thức được tập hợp bởi những nhân viên thường xuyên làm việc với máy móc và quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Ngay từ đầu, người khởi tạo ý tưởng và cấp trên của họ có thể khai thác các mẫu và trải nghiệm người dùng (UX) thực tiễn tốt nhất đã được công ty tạo ra, sau đó tập hợp ứng dụng trực tiếp trong trải nghiệm người dùng (UX).

Quá trình thử nghiệm, lặp lại, triển khai và sàng lọc đều không phải do các chuyên gia CNTT mà được thực hiện bởi các cán bộ chuyên môn - những người được thúc đẩy hoàn thành từng dự án một cách nhanh chóng để giúp công việc của họ trở nên dễ dàng hơn.

5.4. Nhân rộng lợi ích của việc cá nhân hóa trên toàn bộ khu vực sản xuất

Khi hoạt động phát triển trải nghiệm người dùng (UX) được đưa đến gần hơn với người dùng cuối trong hệ thống MES thì sẽ mở ra những cơ hội mới để hưởng lợi từ sự đổi mới sáng tạo của nhóm sản xuất tuyến đầu.

6. Các trường hợp nên áp dụng hệ thống MES

6.1. Trường hợp trách nhiệm khác nhau đối với các hoạt động khác nhau trong một nhà máy

Dữ liệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với các hoạt động của một trạm làm việc tại khu vực sản xuất. Bất cứ khi nào xảy ra thay đổi về quy trình hoặc sản phẩm, người dùng hệ thống MES có thể yêu cầu sự điều chỉnh trải nghiệm người dùng mới để phù hợp với sự thay đổi và đảm bảo tương thích dữ liệu

Điều chỉnh thông tin phù hợp với nhu cầu của người dùng với trình tạo trải nghiệm 
người dùng (UX) mã nguồn ít (low-code) platform
Điều chỉnh thông tin phù hợp với nhu cầu của người dùng với trình tạo trải nghiệm
người dùng (UX) mã nguồn ít (low-code) platform

Trình tạo trải nghiệm người dùng (UX) mã nguồn ít (low-code platform) cho phép người dùng cập nhật trang giao diện màn hình chỉ với những thông tin phù hợp nhất với họ. Ví dụ, một nhà sản xuất socola quyết định tuyển dụng một nhà cung cấp hạt ca cao rang mới. Công ty muốn bổ sung thêm biện pháp kiểm tra chất lượng mới trong vài tuần đầu sản xuất đối với đậu của nhà cung cấp mới. Việc kiểm tra này phải được người vận hành máy sàng lọc, quan sát từ bước đầu tiên trong quá trình sản xuất và có thể tiếp tục ở các hoạt động xay xát hoặc ép. Tuy nhiên, vào thời điểm một mẻ sô cô la đạt đến các giai đoạn sau như hoạt động đúc khuôn, dữ liệu từ việc kiểm tra chất lượng chỉ cần thiết như một phần của hồ sơ truy xuất nguồn gốc sản phẩm; nó không cần phải hiển thị trên thiết bị đầu cuối của người vận hành tại thời điểm này trong quá trình sản xuất.

Nền tảng mã nguồn ít (Low-code platform) cho phép xây dựng trải nghiệm người dùng (UX) nhanh chóng, trao quyền cho nhà sản xuất socola thiết kế hoặc sửa đổi trải nghiệm người dùng (UX) cho thiết bị đầu cuối của người vận hành quy trình sàng lọc, có thể đưa thêm lưu ý về quy trình kiểm tra đặc biệt. Sau thời gian dùng thử với nhà cung cấp mới, trải nghiệm người dùng này có thể trở lại chế độ bình thường.

6.2. Trường hợp thay đổi quản lý khi thay thế hệ thống cũ

Khu vực sản xuất, vật liệu, quy trình và thành phẩm luôn ở trong trạng thái thay đổi gần như liên tục và với mỗi thay đổi, bạn phải quản lý bất kỳ chuyển đổi liên quan nào mà nhóm của bạn phải thực hiện. Nếu quá trình chuyển đổi y càng diễn ra suôn sẻ thì doanh nghiệp của bạn càng nhanh chóng đạt được năng suất và hiệu suất

Trình tạo trải nghiệm người dùng (UX) mã nguồn ít (low-code platform) đảm bảo 
công việc vẫn được diễn ra liền mạch dù thay đổi nhân sự
Trình tạo trải nghiệm người dùng (UX) mã nguồn ít (low-code platform) đảm bảo
công việc vẫn được diễn ra liền mạch dù thay đổi nhân sự

Có lẽ thách thức lớn nhất của những thay đổi như vậy là thay thế một hệ thống cũ. Khi bạn nâng cấp từ hệ thống  cũ, đã lỗi thời lên phiên bản với đa dạng, đầy đủ chức năng hiện thời của hệ thống MES, nhân viên của bạn có thể mất đi sự quen thuộc với hệ thống cũ. Tuy nhiên, trình tạo trải nghiệm người dùng (UX) nền tảng mã nguồn ít (low-code platform) sẽ cho phép bộ phận CNTT và chuyên gia Business Technologist tham khảo và sao chép các trải nghiệm người dùng đã quen thuộc để thực thi nhiệm vụ trên hệ thống mới dễ dàng hơn 

Trải nghiệm người dùng (UX) chuyển tiếp này có nghĩa là bạn sẽ không phải thực hiện một chương trình đào tạo lớn hoặc làm giảm hiệu quả của người vận hành. Từ góc độ người dùng, việc giới thiệu hệ thống mới diễn ra liền mạch.

6.3. Trường hợp nâng cao quy mô và nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động

Bạn quản lý việc triển khai một dự án số hóa mới như thế nào khi dự án đó đòi hỏi lực lượng lao động có tay nghề cao hơn mức bạn hiện có? Bằng cách tham khảo, sao chép hoặc bắt chước, trải nghiệm người dùng (UX) giúp đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ mang đến cho nhân viên trải nghiệm quen thuộc mà họ đã làm việc hiệu quả trước đó.

UX đem đến trải nghiệm làm việc quen thuộc cho người dùng
UX đem đến trải nghiệm làm việc quen thuộc cho người dùng

Với sự phát triển ứng dụng nhanh chóng nhờ nền tảng mã nguồn ít (low-code platform), một nhà sản xuất có thể triển khai các thay đổi trải nghiệm người dùng (UX) để dần dần giới thiệu cho người dùng chức năng tốt hơn của hệ thống mới.

Khả năng này bổ sung cho chiến lược số hóa tổng thể nhằm triển khai các công nghệ mới theo cách tiếp cận từng bước. Khi nhà sản xuất chuyển sang hệ thống kỹ thuật số mới, các quy trình có thể được thay đổi dần dần với chi phí khả thi  bằng cách tận dụng hệ thống MES khả năng thích ứng được phát triển trên nền tảng mã nguồn ít (low-code platform)

6.4. Trường hợp ứng dụng trải nghiệm người dùng (UX) trên thiết bị di động cho hoạt động sản xuất

Việc tích hợp dễ dàng các thiết bị thông minh trong quá trình sản xuất có thể tăng hiệu quả đáng kể và mang lại sự linh hoạt hơn cho nhân viên. Ví dụ: trình tạo trải nghiệm người dùng (UX) mã nguồn ít (low-code platform) cho phép người giám sát sản xuất tạo màn hình cho thiết bị di động thông minh như máy tính bảng cầm tay, điện thoại hoặc đồng hồ thông minh để theo dõi các thông tin theo thời gian thực về dây chuyền, máy móc, điểm dừng, chất lượng cung cấp, nhân sự, các vấn đề về chỉ số hiệu suất phím ca (KPI), khi đang ở hiện trường sản xuất. Từ đó cho phép người giám sát sản xuất nhận được thông báo về các nhu cầu đột xuất để có phương án xử lý kịp thời.

Dễ dàng tích hợp với các thiết bị thông minh đem đến sự linh hoạt và tăng năng suất làm việc
Dễ dàng tích hợp với các thiết bị thông minh đem đến sự linh hoạt và tăng năng suất làm việc

7. Kết luận

Để vượt qua những thách thức trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt, hệ thống MES hiện đại, kết hợp phần mềm Opcenter™ Execution Discrete và Opcenter Execution Process, hứa hẹn cung cấp cho các nhà sản xuất một nền tảng tiên tiến nhất để tăng hiệu quả và tính linh hoạt trong sản xuất, đồng thời đạt được chất lượng cao một cách nhất quán. Bằng cách sử dụng nền tảng mã nguồn ít (low-code platform) Mendix để hỗ trợ xây dựng trải nghiệm người dùng (UX), giải pháp MES sẽ ngày càng trở nên tối ưu hơn, cho phép cá nhân hóa trải nghiệm người dùng một cách hiệu quả và linh hoạt

Bên cạnh đó, việc xây dựng trải nghiệm người dùng (UX) mã nguồn ít (low-code platform) trong hệ thống MES của doanh nghiệp là điểm khởi đầu tuyệt vời cho công nghệ mã nguồn ít, là giải pháp đẩy nhanh quá trình số hóa. Công nghệ mã nguồn ít (low-code platform) là cơ hội mang tính bước ngoặt để nâng cao tính linh hoạt, tăng tốc đổi mới và tối đa hóa năng suất để doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh và phát triển bền vững trong kinh doanh.

Công ty TNHH Công nghệ Niềm tin hiện là đại diện của hãng Siemen, Mỹ triển khai giải pháp phần mềm của Siemen tại Việt Nam. Mọi nhu cầu tư vấn và mua sắm phần mềm xin liên hệ tới:

Email: info@truetech.com.vn

Tel: 024-3776-5088

Quay lại

Bài liên quan

Bạn có thể quan tâm

XEM NHIỀU