Cách tối ưu hóa quản lý tài sản và an toàn thực phẩm trong ngành công nghiệp F&B

Đại dịch toàn cầu đã thúc đẩy nhu cầu của các tổ chức trong việc nắm bắt Công nghiệp 4.0 và bắt đầu nhận ra tiềm năng của công nghệ kỹ thuật số hay các phần mềm quản lý tài sản tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây của McKinsey tiết lộ rằng 6 tháng sau đại dịch, 94% số người được khảo sát nói rằng Công nghiệp 4.0 đã giúp họ duy trì hoạt động và 56% cho biết những công nghệ này rất quan trọng khi họ phải đối mặt với khủng hoảng.

Nếu doanh nghiệp của bạn chưa áp dụng bất kỳ công nghệ nào của Công nghiệp 4.0, thì thực tế doanh nghiệp của bạn không phải là doanh nghiệp duy nhất chưa áp dụng. Nhiều công ty thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B) cũng chậm áp dụng các công nghệ vào sản xuất. Tuy nhiên, để duy trì tính cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành Công nghiệp 4.0, các công ty F&B phải nắm bắt cơ hội và lập kế hoạch để dần kết nối kỹ thuật số nhằm tối ưu hóa quản lý tài sản và an toàn thực phẩm. Điều đó chính là chìa khóa để doanh nghiệp nâng cao vị thế trong thị trường F&B đầy cạnh tranh và thử thách hiện nay.

Tầm quan trọng và thách thức của ngành công nghiệp F&B tại Việt Nam hiện nay

Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp F&B rất khả quan
Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp F&B rất khả quan

Nguồn ảnh: VnEconomy

Tại Việt Nam, ngành công nghiệp F&B nhiều năm nay luôn là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn có tiềm năng phát triển. Theo khảo sát của các cơ quan chức năng, trong cơ cấu chi tiêu hằng tháng của người tiêu dùng F&B đang chiếm tỷ lệ cao nhất với 35%.

 Xét đến những thông số cụ thể, theo thống kê ngành F&B đã đóng góp 15.8% vào tổng GDP quốc gia năm 2021. Trong khi đó tổng doanh thu của các doanh nghiệp ngành F&B thu về trong năm 2022 đạt gần 610.000 tỷ đồng tăng 39% so với năm 2021.

Những thay đổi nhanh chóng trong hành vi mua sắm và cách chi tiêu của người tiêu dùng sau đại dịch cùng với sự phát triển của ngành thương mại điện tử đã khiến F&B trở thành một trong những ngành quan trọng, có vai trò ảnh hưởng then chốt đến sự ổn định xã hội và được kỳ vọng sẽ còn tăng trưởng hơn nữa. 

Với triển vọng khai thác khổng lồ trong ngành F&B, ngày càng có nhiều doanh nghiệp gia nhập cuộc đua trong lĩnh vực kinh doanh ngành F&B. Do vậy, các doanh nghiệp trong ngành F&B đang đứng trước những thách thức và yêu cầu đổi mới để tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường.  

Việc áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin như phần mềm quản lý tài sản… là một trong những giải pháp giúp các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong ngành F&B nói riêng nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thời gian hoạt động của thiết bị, kéo dài vòng đời của tài sản, giảm thiểu các rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm và an toàn lao động. 

4 lợi ích nổi bật của Phần mềm Quản lý tài sản EAM giúp tối ưu hóa quản lý tài sản và an toàn thực phẩm trong ngành công nghiệp 4.0

Ngày nay, các thiết bị, máy móc sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống ngày càng tiên tiến, điều đó có nghĩa là việc bảo trì, sửa chữa máy móc cũng ngày càng phức tạp hơn. Thiết lập một chiến lược duy tu bảo dưỡng thiết bị thích hợp có thể giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tăng hiệu suất máy móc trang thiết bị. Do vậy phần mềm Quản lý Tài sản EAM có ý nghĩa quan trọng và mang lại những lợi ích ưu việt cho doanh nghiệp ngành F&B trong mục tiêu tối ưu hóa quản lý tài sản và an toàn thực phẩm:

1. Tăng thời gian hoạt động của thiết bị tại nhà máy và kéo dài tuổi thọ tài sản

tối ưu hóa quản lý tài sản
Quản lý tài sản hiệu quả giúp tăng thời gian hoạt động của nhà máy sản xuất

Để tồn tại trong bối cảnh đầy biến động và cạnh tranh hiện nay, điều tối quan trọng là thiết bị và tài sản của nhà máy phải liên tục hoạt động ngay cả khi máy móc đã qua thời kỳ hoạt động tốt nhất và cần được duy tu bảo dưỡng thường xuyên hoặc thậm chí thay thế. Nhưng việc thường xuyên sửa chữa thiết bị hỏng, hết trường hợp khẩn cấp này đến trường hợp khẩn cấp khác, là cách sử dụng tài nguyên không hiệu quả và thậm chí có thể dẫn đến việc toàn bộ dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động. 

Các doanh nghiệp F&B cần có một chiến lược quản lý tài sản hiệu quả hơn. Có chiến lược đảm bảo hiệu suất và năng suất của thiết bị để tối đa hóa lợi tức đầu tư (ROI) của tài sản. Các chiến lược bảo trì bảo dưỡng thiết bị ngày nay cần phải chi tiết hơn. Một công ty phải thu thập và phân tích dữ liệu tài sản không chỉ để hiểu rõ hơn về thời gian đáo hạn của tài sản mà còn để đánh giá toàn diện tình trạng thiết bị và dự đoán cho câu hỏi tại sao và khi nào tài sản hư hỏng.

Những công nghệ mới gần đây đã hỗ trợ các doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược bảo trì tối ưu. Ví dụ: các cảm biến có giá phải chăng có thể được sử dụng để theo dõi thiết bị nhằm phát hiện các dấu hiệu cảnh báo sớm về sự thiếu hụt hiệu suất, thời gian ngừng hoạt động hoặc sắp bảo trì. 

Ngoài ra tận dụng Internet, kết nối dữ liệu giữa các cảm biến này và phần mềm quản lý tài sản doanh nghiệp có thể kích hoạt khả năng phát hiện sớm các dấu hiệu hư hỏng. Điều này có thể giúp can thiệp kịp thời trước khi sự cố về thiết bị gây ra hậu quả lớn hơn. Tuy nhiên, những cảm biến này tạo ra lượng dữ liệu khổng lồ và phải được sắp xếp thì mới tận dụng được. Nếu không có các phân tích phù hợp, việc thu thập dữ liệu này sẽ trở nên vô nghĩa. Phần mềm quản lý tài sản Hexagon EAM sẽ giúp doanh nghiệp phân tích dự đoán sử dụng chức năng như AI và ML để nhận biết các mẫu, áp dụng thuật toán khoa học dữ liệu và dự đoán các sự cố trong tương lai.

2. Hỗ trợ các sáng kiến sử dụng năng lượng tối ưu

tối ưu hóa quản lý tài sản
Công nghiệp 4.0 hỗ trợ các sáng kiến bền vững dựa trên việc sử dụng năng lượng cải thiện

Năm 2019, sản xuất chiếm khoảng 35% tổng mức tiêu thụ năng lượng ở Hoa Kỳ. Các nhà sản xuất đã áp dụng các quy trình và hệ thống để tự theo dõi tốt hơn vị trí sử dụng năng lượng nhằm tạo ra tác động đáng kể đến lợi nhuận tài chính và các sáng kiến bền vững.

Các doanh nghiệp F&B có thể kết hợp dữ liệu sử dụng năng lượng từ các cảm biến được gắn vào tài sản và máy móc trong các hoạt động của họ với phần mềm quản lý tài sản doanh nghiệp Hexagon EAM để thu thập và phân tích dữ liệu đó nhằm đưa ra quyết định hiệu quả. Ngoài ra, phần mềm cũng có thể tăng cường khả năng của đội ngũ kỹ thuật thực hiện công tác bảo trì để cảnh báo họ thực hiện kiểm tra khi máy móc không sử dụng tối ưu năng lượng. Phần mềm quản lý tài sản doanh nghiệp Hexagon EAM cũng có thể giúp các nhà sản xuất xác định nơi bị “rò rỉ năng lượng” để có thể loại bỏ chúng, giúp tiết kiệm hơn nữa.

Bên cạnh đó ngoài việc giám sát và sửa chữa, các sáng kiến bền vững còn liên quan đến việc lập tài liệu và báo cáo cho các cơ quan quản lý và chính phủ. Chỉ riêng các yêu cầu quan trọng này đã gây khó khăn cho nhiều nhà sản xuất thực hiện các sáng kiến bền vững, vì khối lượng công việc này quá lớn và sử dụng nhiều tài nguyên nếu thực hiện việc thu thập dữ liệu bảng tính và giám sát bằng cách thủ công

Trong khi đó, phần mềm quản lý tài sản doanh nghiệp Hexagon EAM có thể tự động hóa việc tổ chức và thu thập dữ liệu phức tạp và từ đó giúp kỹ thuật viên tạo các báo cáo về các tiêu chí theo yêu cầu của các cơ quan quản lý dễ dàng hơn nhiều.

3. Sử dụng dữ liệu tài sản để hạn chế tối thiểu những vấn đề về an toàn thực phẩm và phạt do vi phạm

tối ưu hóa quản lý tài sản
Phần mềm quản lý tài sản giúp thu thập, phân tích dữ liệu 

Tình trạng trang thiết bị và hành vi của người lao động có ảnh hưởng lớn đến an toàn thực phẩm. Loại bỏ rủi ro về an toàn thực phẩm và rủi ro đối với người lao động là trách nhiệm chính của bất kỳ công ty chế biến thực phẩm nào. Nhiều vấn đề về an toàn thực phẩm do ô nhiễm với vật liệu lạ như kim loại đến từ thiết bị chiết rót bị hỏng, dầu mỡ hoặc chất tẩy rửa còn sót lại được báo cáo cho FDA và RASFF mỗi năm. Nhiễm chéo, mầm bệnh và ghi nhãn sai là những lý do khác khiến các nhà sản xuất F&B phải thu hồi sản phẩm.

Công nghệ 4.0 và một phần mềm quản lý tài sản có thể giúp giải quyết những vấn đề này. Sử dụng các cảm biến IoT trên các hệ thống băng tải theo dõi nhiệt độ và độ rung để kích hoạt thay thế kịp thời là một ví dụ. Một ứng dụng quan trọng khác hiện nay là theo dõi nhiệt độ cơ thể kết hợp với nhận dạng khuôn mặt để ngăn người bệnh làm việc trực tiếp với các sản phẩm thực phẩm.

Một hệ thống quản lý duy tu, bảo dưỡng thiết bị hiện đại được xây dựng trên dữ liệu tài sản gồm lượng lớn thông tin cần được thu thập, phân tích và sẵn sàng cung cấp. Thông tin này bao gồm các chi tiết thiết bị, phụ tùng thay thế và dữ liệu thành phần, thông số kỹ thuật, lịch sử sửa đổi, bản vẽ và tài liệu hướng dẫn sử dụng và, chi tiết giấy phép hoặc liên kết với dữ liệu lệnh sản xuất và dịch vụ mở rộng.

 Bằng cách thu thập và phân tích dữ liệu tài sản, doanh nghiệp không những hiểu sâu hơn về mô hình khấu hao của tài sản mà còn có thể dự đoán tại sao hoặc khi nào một tài sản sẽ bị hỏng. Với thông tin này, doanh nghiệp có thể lập kế hoạch bảo trì phòng ngừa cũng như tạo một chương trình bảo trì phù hợp với các mục tiêu chiến lược của công ty.

Tài sản cũng có thể phải tuân thủ các quy định của chính phủ, địa phương và các ngành, bao gồm các vấn đề liên quan từ khí thải đến xử lý chất thải an toàn. Các danh sách kiểm tra, tiêu chuẩn thực hiện, thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và báo cáo có thể là một phần của các quy định phức tạp cần phải tuân thủ. Việc quản lý các quy trình quan trọng như vậy cho nhiều tài sản, mỗi tài sản có nhu cầu quản lý khác nhau, có thể gây rối cho các nhà quản lý. Phần mềm quản lý tài sản Hexagon EAM sẽ giúp doanh nghiệp đơn giản hóa và sắp xếp hợp lý các quy trình, từ quản lý tài liệu đến lập kế hoạch cho công tác bảo trì phòng ngừa và ghi lại các vấn đề.

4. Bắt đầu ứng dụng Công nghiệp 4.0 từ điểm khởi đầu thông minh nhất

Bắt đầu ứng dụng Công nghiệp 4.0 từ điểm khởi đầu thông minh nhất
Tối ưu hóa quản lý tài sản và thiết bị chính là điểm khởi đầu cho thử nghiệm áp dụng công nghiệp 4.0

Lợi ích của Công nghiệp 4.0 trở nên khá rõ ràng trong các chiến lược tăng năng suất tài sản và tối ưu hóa quản lý tài sản của nhà sản xuất. Việc sử dụng toàn diện các cảm biến, phần mềm để thu thập và tổng hợp dữ liệu cũng như kết hợp với trí tuệ nhân tạo để phân tích và triển khai các dự đoán khả thi chính là sức mạnh của Công nghiệp 4.0.

Công tác quản lý tài sản và thiết bị chính là điểm khởi đầu cho thử nghiệm áp dụng công nghiệp 4.0 để việc quản lý được dễ dàng hơn đối với các doanh nghiệp F&B. Chiến lược Công nghiệp 4.0 hay phần mềm quản lý tài sản hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hiểu cách thức hoạt động của công nghệ, sửa đổi quy trình kinh doanh và ghi lại các phương pháp tối ưu để cải thiện năng suất và hiệu quả trong tất cả các hoạt động của tài sản.

Kết luận

Như vậy có thể thấy, xu thế sản xuất thông minh và tối ưu hóa quản lý tài sản là một bước tiến quan trọng trong sự phát triển của ngành F&B. Điều này giúp các doanh nghiệp tăng năng suất và hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và nhân công, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Việc áp dụng chuyển đổi số và phần mềm quản lý tài sản HxGN EAM sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, đạt được sự hài lòng và tin tưởng từ khách hàng, cũng như tạo ra một lợi thế trong thị trường cạnh tranh

Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai, các hệ thống tự động hóa trong sản xuất, quản lý tài sản và bảo trì bảo dưỡng thiết bị nhà máy hứa hẹn sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong tương lai gần. Do đó, việc ứng dụng chuyển đổi số trong nhà máy là điều mà các doanh nghiệp nên cân nhắc hiện nay.

Công ty TNHH Công nghệ Niềm tin hiện là đại diện của hãng Hexagon, Mỹ triển khai giải pháp phần mềm Hexagon EAM tại Việt Nam. Mọi nhu cầu tư vấn và mua sắm phần mềm xin liên hệ tới:

Email: info@truetech.com.vn

Tel: 024-3776-5088

Quay lại

Bài liên quan

Bạn có thể quan tâm

XEM NHIỀU