Đứt gãy lục địa là hiện tượng phổ biến trên Trái Đất, nhưng khi có trận động đất, những đới đứt gãy có thể mở rộng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đây là kết quả của sự chuyển động của mảng kiến tạo và lớp vỏ Trái Đất thuộc tầng Thạch Quyển. Thổ Nhĩ Kỳ, một khu vực lãnh thổ nằm trên mảng kiến tạo Anatolian, có hai đới đứt gãy đang hoạt động, đó là đới Đông và Bắc Anatolia. Trong lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ, nhiều trận động đất đã xảy ra với độ lớn khác nhau trên cả hai đới đứt gãy.
Vào đầu năm 2023, Thổ Nhĩ Kỳ đã đón nhận một thảm họa tự nhiên lớn nhất trong lịch sử của nước này. Trận động đất có độ lớn 7.5 richter xảy ra vào ngày 06 tháng 02, lúc 4:17 sáng giờ địa phương và dư chấn của nó kéo dài 9 giờ đồng hồ. Được tìm thấy trên đới đứt gãy Đông Anatolian, thảm họa này đã gây ra hơn 140.000 người thiệt mạng tại 10 tỉnh trên toàn quốc.
Trong sự kiện này, công nghệ viễn thám và GIS đã được sử dụng để phát hiện và đánh giá tình trạng địa chất của khu vực trước và sau trận động đất. Các nhà khoa học và cơ quan quản lý địa chất đã cập nhật thông tin và chuẩn bị phương án ứng phó. Các dữ liệu ảnh viễn thám độ phân giải cao của Maxar đã cho thấy những đường đứt gãy mới xuất hiện tại tỉnh Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ ngay sau khi thảm họa động đất diễn ra.
Ngoài ra, công nghệ viễn thám cũng có thể giúp định vị các khu vực nguy hiểm và xác định các vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi động đất. Điều này giúp chính quyền và các đơn vị cứu hộ có thể cập nhật thông tin và điều phối các hoạt động giải cứu nhằm khắc phục hậu quả. Dữ liệu địa không gian về tâm vùng ảnh hưởng, dư chấn, dịch chuyển bề mặt đất và sự đứt gãy đã được tích hợp với dữ liệu radar của ảnh vệ tinh #Sentinel-1 để xây dựng bản đồ sơ bộ toàn cảnh về thảm họa này. Kết hợp với các ảnh vệ tinh quang học với độ phân giải cao, bản đồ đánh giá có thể được sử dụng để phục vụ cho công tác hỗ trợ phản ứng cứu nạn tại hiện trường và đánh giá thiệt hại.
Tổng kết lại, việc sử dụng công nghệ viễn thám và GIS đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình trạng địa chất của khu vực trước và sau các trận động đất, giúp cập nhật thông tin và chuẩn bị phương án ứng phó kịp thời. Điều này sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo an toàn cho con người.
Tác giả: Hồ Mạnh Nhật Trường, Hoàng Tích Phúc
Nguồn tham khảo:
Gasperini, L., Stucchi, M., Cedro, V., Meghraoui, · Mustapha, Ucarkus, G., & Polonia, A. (2021). Active fault segments along the North Anatolian Fault system in the Sea of Marmara: implication for seismic hazard. Mediterranean Geoscience Reviews 2021 3:1, 3(1), 29–44. https://doi.org/10.1007/S42990-021-00048-7
Leanne Abraham, H. F. and K. K. R. L. (2023). How Turkey’s Anatolian Fault System Causes Devastating Earthquakes – The New York Times. Retrieved February 20, 2023, from https://www.nytimes.com/interactive/2023/02/06/world/turkey-earthquake-faultlines.html
Maxar Technology. [@Maxar]. (2023, February 14). New satellite from February 13,2023 of #Kahramanmaras, #Turkey, showing the aftermath of the recent #earthquakes [Tweet]. Twitter. https://twitter.com/Maxar/status/1625258288953847808/photo/1
Nahel Belgherze. [@WxNB]. (2023, February 14). Newly available Maxar satellite imagery shows several hundred meters long surface rupture with horizontal displacements up to 4m near Nurdağı, Gaziantep province, Turkey [Tweet]. Twitter. https://twitter.com/WxNB_/status/1623790360949293057
Satellites Assess Earthquake Damage in Turkey. (n.d.). Retrieved February 20, 2023, from https://www.jpl.nasa.gov/images/pia25564-satellites-assess-earthquake-damage-in-turkey
Quay lại