Tổng quan hệ thống MES

Hệ thống MES là gì?

Hệ thống MES lần đầu tiên ra mắt vào năm 1990, bởi Hiệp hội Giải pháp Doanh nghiệp Sản xuất (MESA). Từ năm 2005 đến 2013, các phần bổ sung hoặc sửa đổi của tiêu chuẩn ANSI / ISA-95 đã tái xác định cấu trúc của MES theo hướng chi tiết và ưu việt hơn.

Để hiểu rõ hơn về hệ thống MES bạn nên tìm hiểu về một số khái niệm dưới đây:

  • MESA-11: được thành lập vào năm 1997. Bao gồm 11 chức năng cốt lõi:
    • Thu thập dữ liệu
    • Lên kế hoạch sản xuất
    • Quản lý nhân sự
    • Quản lý quy trình
    • Phân tích hiệu suất
    • Quản lý tài liệu
    • Quản lý tài nguyên
    • Theo dõi sản xuất
    • Truy xuất nguồn gốc
    • Kiểm soát chất lượng
    • Quản lý bảo trì
  • Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP): Là các công cụ quản lý quy trình và chiến lược kinh doanh. ERP tích hợp tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp vào một hệ thống thông tin toàn diện, tất cả các cá nhân trong tổ chức đều có thể truy cập.
  • Tiêu chuẩn ANSI / ISA-95: Là bộ hướng dẫn chuẩn để các nhà phát triển tuân theo khi tạo phần mềm tự động liên kết các hệ thống doanh nghiệp như hệ thống điều khiển SCADA và ERP;
  • Hiệu quả thiết bị tổng thể (OEE): Đơn vị đo lường, đánh giá mức độ hoạt động của một thiết bị.
  • Hệ thống kiểm soát giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA): Hệ thống các phần mềm và phần cứng, cho phép các nhà sản xuất duy trì hiệu quả, xử lý dữ liệu để đưa ra chiến lược thông minh hơn.

Tại sao phần mềm MES lại không thể thiếu trong Smart Factory

MESA đã từng chỉ ra rằng: "Sản xuất thông minh là sáng kiến ​​mang lại một cuộc cách mạng trong chiến lược sản xuất kinh doanh, biến các nhà máy truyền thống từ trung tâm chi phí thành trung tâm đổi mới có lợi nhuận."  Theo đó, nhà máy sản xuất sẽ là trung tâm của doanh nghiệp và tương ứng với nó là MES - Hệ thống điều hành thực thi sản xuất, trái tim của hệ thống quản trị doanh nghiệp.

Trong hệ thống này, internet of things (IoT) đóng vai trò rất quan trọng. IoT là nguồn cung dữ liệu chính xác cho quá trình quản trị điều hành và sau đó là hệ thống quản trị kinh doanh tổng thể doanh nghiệp bao gồm ERP, CRM, HRM,… Nhờ có IoT mà việc kết nối giữa MES và ERP, CRM, HRM,... trở lên dễ dàng hơn, giúp nhà quản trị có bức tranh tổng hòa doanh nghiệp và đưa ra các quyết định chính xác. 

Lợi ích khi sử dụng Hệ thống điều hành sản xuất MES

Hệ thống điều hành sản xuất MES mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp sản xuất trong việc quản lý và điều hành hệ thống sản xuất của mình. Thứ nhất, MES giúp cho các doanh nghiệp đánh giá được tình hình sử dụng của một thiết bị cụ thể trong bộ máy sản xuất. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể cân đối lại việc sử dụng các thiết bị sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Thứ hai, hệ thống điều hành sản xuất MES cho phép nhà quản lý đo lường được tình hình sử dụng thiết bị. Nhờ các dữ liệu được phần mềm cung cấp, các doanh nghiệp có thể điều chỉnh chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng (job costing/price) nhằm tăng hay giảm cường độ khai thác cho thiết bị đó. Thứ ba, hệ thống điều hành sản xuất MES giúp ghi chép và lưu dữ liệu tốt hơn.

Hệ thống điều hành sản xuất MES có khả năng phân bổ nguồn lực cho doanh nghiệp

Với khả năng lớn về lưu trữ dữ liệu về tài nguyên sản xuất , các hệ thống điều hành sản xuất MES có thể dựa vào những thông tin này và đưa ra chiến lược phân bổ nguồn lực. Từ những thông tin về nhà xưởng như EQ, công cụ, nhà cung cấp,…v.v, MES giúp quản lý trạng thái của tất cả các dây chuyền sản xuất, thiết bị, nắm bắt được vòng đời của công cụ và thiết bị thông qua việc phân tích. Mỗi một quyết định phân bổ nguồn lực được đưa ra từ hệ thống điều hành sản xuất MES đều có tính chính xác rất cao.

Hệ thống MES giúp doanh nghiệp quản lý quá trình bảo trì máy móc

Do nắm được thông tin về tình trạng máy móc nên hệ thống điều hành sản xuất MES có khả năng quản lý được lịch trình bảo trì máy móc một cách chính xác. Đặc biệt, với những doanh nghiệp có số lượng lên tới hàng trăm máy các loại, việc quản lý lịch trình là cực kì khó khăn và trong nhiều trường hợp, nhiều máy móc bị quá thời gian bảo trì. Việc ứng dụng hệ thống điều hành sản xuất MES sẽ giúp khắc phục tình trạng này, nhất là khi các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất.

Hệ thống MES thu thập dữ liệu đầy đủ và nhanh chóng

Với khả năng lưu trữ thông tin lớn bằng các công nghệ đám mây, hệ thống điều hành sản xuất MES thu thập lại từng dữ liệu hoạt động trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Các dữ liệu thu thập được sẽ được công cụ Spec Check kiểm trả sắp xếp và lưu lại trong bộ nhớ hệ điều hành. Đây là một trong những ưu thế mà chỉ hệ thống điều hành sản xuất như MES mới có thể thực hiện được, còn các các quản lý sản xuất thủ công thông thường đều không đáp ứng được.

Hệ thống MES kiểm soát tốt quy trình thống kê

Quy trình thống kê trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng bởi thống kê sẽ giúp doanh nghiệp nhận ra những thiếu sót hoặc vấn đề để kịp thời xử lý. Các hệ thống MES đa số điều được trang bị các chức năng như: biểu đồ trực tuyến, Xbar-R, Xbar-S, XRS, P, Pn, C, U, Zbar-S, Delta-S và các phép tính toán các giới hạn của quy trình sản xuất. Thông qua những thông tin này, chỉ trong thời gian ngắn, MES có thể tìm ra những vấn đề mà các doanh nghiệp đang gặp phải và giải pháp cho chúng.

Hệ thống MES giúp cập nhật báo cáo thường xuyên trên kho dữ liệu trực tuyến.

Thông qua việc sử dụng các nguồn lưu trữ dữ liệu điện toán đám mây, hệ thống điều hành sản xuất MES thường xuyên cập nhật các báo cáo lên một kho dữ liệu trực tuyến. Điều này giúp tránh được tình trạng mất dữ liệu trong một số trường hợp và có thể back up dữ liệu ngay khi cần. Những báo cáo thường xuyên và liên tục này sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp nắm bắt được tình hình sản xuất hiện tại của công ty. Xét về lâu dài, những thông tin này cũng giúp cho doanh nghiệp theo dõi được quá trình phát triển của nhà máy một cách sát sao và chính xác về mặt thời gian.

Hệ thống MES phân tích được hiệu suất công việc.

Nhờ khả năng lưu trữ từng hoạt động một trong quá trình sản xuất, hệ thống điều hành sản xuất MES có một nguồn thông tin rất lớn về hiệu suất công việc của nhà máy. Thông thường, nếu không có MES, việc đo lường, phân tích hiệu suất công việc của nhà máy là vô cùng khó khăn hoặc không chính xác do số liệu thường không đầy đủ. Phân tích được hiệu suất công việc sẽ giúp các nhà quản lý nắm bắt được tình hình sản xuất của nhà máy, từ đó xác định những chiến lược cần thiết trong hoạt động sản xuất.

Hệ thống MES loại bỏ những dữ liệu không cần thiết.

Các doanh nghiệp quản lý điều hành sản xuất theo phương pháp thủ công thường lưu lại nhiều dữ liệu thừa hoặc không cần thiết, khiến cho bộ lưu trữ dữ liệu dễ bị quá tải. Với khả năng phân tích tối ưu, hệ thống điều hành sản xuất MES phân biệt được những dữ liệu nào là không cần thiết, xếp chúng vào một nhóm dưới dạng nén. Trong trường hợp doanh nghiệp vẫn cần sử dụng những thông tin này, vẫn hoàn toàn có thể tái sử dụng lại.

Để biết thêm thông tin về Hệ thống điều hành sản xuất MES, quý công ty vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua email info@truetech.com.vn, TrueTech với kinh nghiệm Chuyển đổi số doanh nghiệp luôn mong muốn được đồng hành cùng quý công ty trên con đường phát triển bền vững.

Quay lại

Bài liên quan

Bạn có thể quan tâm

XEM NHIỀU