fbpx

Tối ưu sản xuất với phương pháp Lean và Six Sigma

Giới thiệu phương pháp Lean và Six Sigma

Trong môi trường sản xuất tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, tối ưu hóa và cải thiện quy trình không chỉ là một lựa chọn mà là một yếu tố quyết định giữa thành công và thất bại. Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, sự linh hoạt trong sản xuất và khả năng thích ứng với biến động của thị trường, các doanh nghiệp đang ngày càng chú trọng đến việc chuyển đổi số và áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến như Lean và Six Sigma.

Phương pháp Lean (Sản xuất tinh gọn):

Phương pháp Lean tập trung vào loại bỏ lãng phí và tối ưu hóa quy trình sản xuất sẽ cung cấp một khung cơ bản để các doanh nghiệp có thể xây dựng và cải thiện hiệu suất của họ. Trong phần này, chúng ta sẽ khám phá chi tiết cách mà các công ty có thể áp dụng Lean và Six Sigma vào quy trình sản xuất để đạt được sự tối ưu hóa về hiệu suất, chất lượng và linh hoạt. Bằng việc áp dụng các nguyên lý, công cụ này vào sản xuất, doanh nghiệp có thể nhìn thấy và loại bỏ các hoạt động thừa, không tạo thêm giá trị cho khách hàng nhưng lại làm tăng chi phí trong chuỗi các hoạt động sản xuất.

Khái niệm sản xuất tinh gọn (Lean) lần đầu tiên được đề xuất bởi Công ty Toyota. Đặc biệt, Toyota được cho là đã đưa tinh gọn trở thành một phương pháp tiếp cận nổi tiếng. Lean mô tả về quá trình loại bỏ lãng phí, loại bỏ thời gian thừa trong các quy trình, rút ngắn thời gian phát triển thiết kế sản phẩm, giúp sản xuất đạt chất lượng cao hơn, thời gian sản xuất thấp hơn và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả nhất.

Giải pháp quản lý tinh gọn đang được áp dụng ngày càng rộng rãi tại các doanh nghiệp
Giải pháp quản lý tinh gọn đang được áp dụng ngày càng rộng rãi tại các doanh nghiệp

Tư duy nguyên lý của Lean có thể áp dụng rộng rãi cho doanh nghiệp có quy mô và lĩnh vực hoạt động khác nhau, từ các ngành dịch vụ, thiết kế, quản lý chất lượng, đến công nghệ thông tin, quản trị nhân sự… Tuy nhiên, Lean sẽ phát huy hiệu quả cao nhất đối với các loại hình sản xuất sử dụng nhiều lao động với thao tác lặp đi lặp lại, sử dụng nhiều nguyên liệu trong quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.

Phương pháp Six Sigma

Six Sigma (6 Sigma, hay 6σ) là một hệ phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh và quản lý chất lượng bằng cách dựa trên thống kê để tìm ra lỗi (khuyết tật), xác định nguyên nhân của lỗi và xử lý lỗi nhằm làm tăng độ chính xác và nâng cao chất lượng trong quá trình sản xuất.

Từ quan điểm Cải tiến của các chuyên gia thì Six Sigma làm giảm sự thay đổi và Lean giảm lãng phí.

  • Six Sigma giúp giảm chi phí sản xuất và chi phí quản lý: Bằng cách giảm tỷ lệ lỗi, Six sigma giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguyên vật liệu và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân công, nhờ đó giảm bớt chi phí trên từng đơn vị sản phẩm và gia tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó do tiết kiệm  thời gian xử lý lỗi, đơn vị có thể tập trung nhiều nguồn lực vào các hoạt động đem lại giá trị cao hơn cho doanh nghiệp;
  • Six Sigma đem đến cho doanh nghiệp những khách hàng trung thành: Nhờ giảm được tỷ lệ lỗi, những sản phẩm mà khách hàng nhận được sẽ là những sản phẩm tốt nhất. Điều này đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng và gia tăng sự hài lòng của khách hàng từ đó hình thành lòng trung thành của họ đối với doanh nghiệp; 
  • Six Sgima giúp rút ngắn thời gian của chu kỳ kinh doanh, đảm bảo giao hàng đúng hẹn: Six Sigma loại trừ hầu hết các vấn đề nảy sinh trong quá trình sản xuất, vì thế quy trình sẽ được hoàn tất nhanh hơn và giúp đảm bảo việc giao hàng đúng hẹn và đều đặn; 
  • Six Sigma giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh dễ dàng hơn: Khi doanh nghiệp  đã thành công trong việc loại trừ các nguồn gây lỗi và tạo lập quy trình đạt chuẩn Six Sigma, đơn vị sẽ hiểu rõ về những nguy cơ tiềm tàng khi triển khai các dự án mở rộng quy mô sản xuất từ đó giúp dễ dàng hạn chế các vấn đề phát sinh và nhanh chóng giải quyết nếu xảy ra sự cố; 
  • Six Sigma thay đổi tích cực văn hóa doanh nghiệp: Không chỉ đem lại hiệu quả về mặt kỹ thuật, Six Sigma còn đề cao yếu tố con người. Six Sigma trang bị cho nhân viên những công cụ có hệ thống để tìm ra những giải pháp giải quyết vấn đề một cách dễ dàng hơn, giúp nhân viên gắn kết với doanh nghiệp hơn. 

Cả Lean và Six Sigma đều là những phương pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp tối ưu hóa sản xuất. Việc lựa chọn phương pháp nào phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu và đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp.

Quay lại

Bài liên quan

Bạn có thể quan tâm

XEM NHIỀU