Sử dụng chiến lược quản lý tài sản thông minh EAM để tối ưu hóa chi phí và thời gian ngừng (downtime) của thiết bị

Tự động hóa quy trình, tìm kiếm nguồn cung ứng mới và đào tạo nguồn nhân lực vẫn luôn là những phương thức giúp mang lại hiệu quả cao trong hoạt động, sự hài lòng của khách hàng và biên lợi nhuận lớn hơn cho các doanh nghiệp sản xuất. Trong đó yếu tố giúp tối đa hóa lợi nhuận chính là nâng cao hiệu suất hoạt động của dây chuyền sản xuất. Nếu chiến lược quản lý tài sản, máy móc của doanh nghiệp lỗi thời và hoạt động kém hiệu quả thì có thể gây hậu quả ảnh hưởng nặng nề trong trường hợp dây chuyền sản xuất bị ngừng hoạt động.

Thống kê cho thấy mức thiệt hại của doanh nghiệp sản xuất trong vòng 20 phút mất điện có thể tiêu tốn tới 60.000 đô la hoặc lên tới 15.000 đô la mỗi giờ do lãng phí nguyên vật liệu đầu vào (trích nguồn: Engineering.com). Vì thế với bài viết này, hãy cùng tìm hiểu cách làm sao để thực thi chiến lược quản lý tài sản doanh nghiệp thông minh (EAM) nhằm mang lại hiệu suất hoạt động của máy móc cao nhất và biến chiến lược quản lý tài sản của bạn thành một lợi thế cạnh tranh trong thị trường khốc liệt hiện nay.

chiến lược quản lý tài sản
Tối ưu chi phí và thời gian ngừng hoạt động với phần mềm quản lý tài sản thông minh HxGN EAM

Rủi ro khi quản lý tài sản theo cách thủ công

Một số nhà sản xuất vẫn thường chỉ tập trung vào các chiến thuật theo dõi và sửa chữa tài sản khi xảy ra hư hỏng. Tuy nhiên thông tin và lịch trình sửa chữa chỉ được lưu trữ theo cách thủ công nên dễ dẫn đến dữ liệu bị sai lệch.

Nghiêm trọng hơn nữa, việc thiếu phân tích dữ liệu tài sản dẫn đến khó phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn. Trong khi hiện nay, phân tích dữ liệu là điều cần thiết để thúc đẩy sự cải tiến trong mô hình quản lý tài sản và đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Một báo cáo gần đây của Aberdeen cho biết hầu hết các công ty bị ngừng hoạt động sản xuất đã thiệt hại hàng triệu đô la mỗi ngày do giảm năng suất hoạt động. Cụ thể:

  • Trong số 82% các công ty ngừng hoạt động sản xuất ngoài kế hoạch, 2 triệu đô là tổn thất trung bình của sự cố mất điện trong vòng 04 giờ
  • 46% các công ty không thể cung cấp dịch vụ tới khách hàng
  • 37%  các công ty giảm năng suất hoạt động trên tài sản trọng yếu

5 Giai đoạn của mô hình bảo trì trưởng thành

mô hình bảo trì trưởng thành
5 giai đoạn của mô hình bảo trì trưởng thành

1.    Bảo trì Phản ứng (Reactive)

Đây là phương thức thực hiện sửa chữa khi có sự cố hỏng hóc. Tuy là hình thức phổ biến nhưng lựa chọn bảo trì theo cách này thực sự không bền vững và dẫn đến chi phí ngừng hoạt động cao, giảm quay vòng hàng tồn kho và rủi ro về mặt an toàn.

2. Bào trì phòng ngừa (Preventive)

Là chương trình bảo trì định kỳ theo thời gian trong đó tập trung vào việc ngăn chặn sự cố bằng cách bảo trì định kỳ thường xuyên, cho dù thiết bị có cần hay không. Mặc dù tốt hơn chỉ là Bảo trì Phản ứng, nhưng đây chỉ là cách tiếp cận có tầm nhìn ngắn hạn và bỏ qua các vấn đề và thông tin chi tiết về bức tranh toàn cảnh.

3. Bảo trì dựa trên tình trạng (Condition - based)

Thực hiện sửa chữa khi xác định được một điểm lỗi duy nhất (SPOF - single point of failure). Ở giai đoạn này, vòng đời của thiết bị riêng lẻ cũng như các bộ phận được xem xét kỹ lưỡng hơn. Lợi ích tài chính của việc bảo trì tài sản duy nhất đó cho phép phân tích và báo cáo lợi tức đầu tư. Nó cũng cung cấp lộ trình cho các biện pháp phòng ngừa bổ sung như kiểm tra định kỳ, điều chỉnh và bảo dưỡng theo lịch trình.

4. Bảo trì dự đoán (Predictive)

Dữ liệu được thu thập phân tích để dự trù khi nào sự cố có thể xảy ra và các tác động tiềm ẩn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Thời gian trung bình giữa các lần hỏng hóc (MTBF) cải thiện đáng kể bằng cách giảm thiểu các nguy cơ.

Với giải pháp HxGN EAM, bất kỳ thời gian ngừng hoạt động nào của thiết bị cũng sẽ được lên kế hoạch từ trước, điều này giúp giảm xuống mức tối thiểu những tác động đến năng suất và dịch vụ chăm sóc khách hàng.

5. Bảo trì theo chỉ định (Prescriptive)

Cấp độ này không chỉ xác định chiến thuật bảo trì phù hợp mà còn hỗ trợ cho các chiến lược đầu tư tài sản nhằm xác định chiến thuật bảo trì nào mang lại lợi ích về mặt kinh tế nhất khi xem xét đường cong thất bại tiềm tàng (Potential Failure - cho biết trạng thái lỗi có thể phát hiện được hoặc điểm bắt đầu xuống cấp).

chiến lược quản lý tài sản
Đường cong thất bại tiềm tàng (Potential Failure)

Lợi ích của chiến lược bảo trì hiệu suất tài sản trong dài hạn

chiến lược quản lý tài sản
Những lợi ích của chiến lược bảo trì hiệu suất tài sản trong dài hạn
  • Maximum Uptime: Tối đa hóa thời gian hoạt động
  • Optimal Resiliency to risk: Khả năng phục hồi cao nhất trước rủi ro
  • Precision spending by applying the most economic maintenance tactic: Lập ngân sách chính xác nhờ áp dụng chính sách bảo trì kinh tế nhất
  • Optimal lifecycle of crucial equipment: Tối ưu vòng đời sử dụng của trang thiết bị quan trọng
  • Better regulatory and safety compliance: Tuân thủ các quy tắc và quy định an toàn tốt hơn

Chuyển đổi số mô hình quản lý tài sản truyền thống

Chuyển đổi chiến lược quản lý tài sản theo phương thức truyền thống sang quản lý hiệu suất tài sản cần nhiều thời gian và sự kiên định của cả nhân viên và nhà lãnh đạo. Trong đó người làm công tác bảo trì cần tập trung vào các nhân tố được chọn lựa trong chiến thuật bảo trì để đạt được giá trị tối đa hóa vòng đời hoạt động của tài sản.

Ứng dụng công nghệ Digital Twin trong sản xuất (Bản sao kỹ thuật số)

ứng dụng công nghệ Digital Twin trong sản xuất
Ứng dụng công nghệ Digital Twin trong sản xuất

Những nhà lãnh đạo và nhân sự công ty nên nhận ra rằng IoT, công nghệ cảm biến và các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, học máy và kỹ thuật số là chìa khóa để hợp nhất, kết nối và truyền tải dữ liệu thời gian thực trên toàn doanh nghiệp

Thiết Lập kế hoạch đầu tư tài sản

Chú trọng hơn trong thiết lập kế hoạch đầu tư tài sản
Chú trọng hơn trong thiết lập kế hoạch đầu tư tài sản

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đang chú trọng lập kế hoạch đầu tư tài sản (Asset Investment Planning - AIP) để xác định cách chi tiêu nguồn vốn giới hạn mà vẫn đảm bảo tài sản mang lại hiệu suất cao nhất trong ngắn hạn và dài hạn. Kế hoạch này có thể giúp các doanh nghiệp tối ưu chi phí, rủi ro và cải thiện hiệu suất của các biện pháp như bảo trì, tân trang hoặc thay thế tài sản.

Khai thác giá trị của việc ứng dụng công nghệ

Ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý và bảo trì tài sản thiết bị
Ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý và bảo trì tài sản thiết bị

Công tác vận hành và bảo trì tự chủ chỉ có thể đạt được hiệu quả khi có các chức năng phân tích dự đoán, đầu tư và quản lý hiệu suất tài sản được được hỗ trợ bởi các công nghệ như kho dữ liệu tập trung (Data lake), trí tuệ nhân tạo, máy học (machine learning) và trực quan hóa dữ liệu.

Cải thiện sự linh hoạt và có tầm nhìn rõ hơn về tác động tài chính và hiệu suất của tài sản cho phép doanh nghiệp duy trì tốt hơn lực lượng lao động và khách hàng của mình.

Tìm hiểu Case Study: Technichapa

Cải thiện khả năng bảo trì toàn cầu

Tecnichapa ứng dụng hiệu quả phần mềm quản lý tài sản doanh nghiệp
Tecnichapa ứng dụng hiệu quả phần mềm quản lý tài sản doanh nghiệp

Technichapa là đơn vị sản xuất các linh kiện kim loại cho khách hàng trong ngành khoa học máy tính, hàng không và truyền thông. Phần mềm quản lý tài sản doanh nghiệp đã mang lại những lợi ích tới Technichapa như:

  • Giảm tới 25% chi phí thuê nhà thầu phụ bên ngoài
  • Giảm chi phí bảo trì khoảng 15%
  • Tiết giảm chi phí năng lượng nhà máy ở mức 30%
  • Cải tiến các chỉ số chỉ báo về bảo trì toàn cầu lên tới 400%

Kéo dài tuổi thọ tài sản và tăng hiệu quả

HxGN EAM (trước đây là Infor EAM) là phần mềm quản lý tài sản doanh nghiệp cung cấp:

Phần mềm quản lý tài sản HxGN EAM
Phần mềm quản lý tài sản HxGN EAM
  • Chiến lược triển khai linh hoạt trên nền tảng điện toán đám mây
  • Độ tin cậy, thời gian hoạt động cao và hiệu quả của hoạt động vận hành được hỗ trợ bởi các phân tích vòng đời tài sản được tích hợp trong kiến trúc giải pháp bản sao kỹ thuật số  - Digital twin
  • Kết hợp khả năng bảo trì dự đoán, bảo trì phòng ngừa, bảo trì dựa trên tình trạng hay bảo trì dựa trên rủi ro với kế hoạch đầu tư tài sản giúp mang lại chiến lược bảo trì hiệu quả nhất về chi phí
  • Nền tảng hoạt động kỹ thuật số hiệu suất cao thúc đẩy sự bền vững, khả năng phục hồi và sự an toàn

Kết luận

Như vậy, có thể thấy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong mô hình quản lý tài sản là bước tiến cấp thiết trong lĩnh vực sản xuất.  Việc sử dụng chiến lược quản lý tài sản thông minh EAM  giúp các doanh nghiệp có thể giám sát tài sản của mình để xác định, chẩn đoán và ưu tiên các sự cố thiết bị sắp xảy ra, liên tục theo thời gian thực. Điều này cho phép các doanh nghiệp giảm thời gian ngừng hoạt động đột xuất, chủ động ngăn ngừa sự cố thiết bị, giảm chi phí sửa chữa bảo trì, tăng hiệu suất sử dụng tài sản, kéo dài tuổi thọ thiết bị và xác định các tài sản hoạt động kém hiệu quả. Đây chính là cơ sở vững chắc giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận, tăng tính cạnh tranh và củng cố phát triển bền vững trong tương lai.

Công ty TNHH Công nghệ Niềm tin hiện là đại diện của hãng Hexagon, Mỹ phân phối phần mềm Hexagon EAM tại Việt Nam. Mọi nhu cầu tư vấn và mua sắm phần mềm xin liên hệ tới:

Email: info@truetech.com.vn

Tel: 024-3776-5088

Quay lại

Bài liên quan

Bạn có thể quan tâm

XEM NHIỀU