Hạ thủy giàn khoan tự nâng đầu tiên của Việt Nam
Ngày 05/9/2011, giàn khoan tự nâng đầu tiên của Việt Nam do Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard) làm tổng thầu thi công đã chính thức hạ thủy. Sau công tác này, gian khoan sẽ tiếp tục được hoàn chỉnh đến tháng 5/2012 và bàn giao cho Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro đưa vào sử dụng. Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định năng lực của ngành Cơ khí Việt Nam, nhưng con đường đến tới thành công đã, đang và phải tiếp tục vượt qua không ít gian nan, thách thức…
Như vậy, công trình cơ khí trọng điểm giàn khoan 90m nước đầu tiên do Việt Nam chế tạo sắp xuất xưởng. Thành công này không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển của lĩnh vực khoan, thăm dò và khai thác dầu khí ở những khu vực nước sâu xa bờ trong nước, mà còn phù hợp với mục tiêu mua mỏ và triển khai thác mỏ ở nước ngoài của ngành Dầu khí Việt Nam.
Khi bắt tay thực hiện dự án, một khó khăn đặc thù là từ trước đến nay, hầu như không một đối tác nào trên thế giới đồng ý bán công nghệ chế tạo chân đế giàn khoan tự nâng, mà chỉ bán công nghệ chế tạo giàn. Thậm chí 3 hãng chuyên đóng giàn khoan lớn nhất của Singapore còn không đồng ý bán cả công nghệ chế tạo chân đế lẫn công nghệ chế tạo giàn. Chế tạo chân đế giàn khoan di động là một bí quyết, giàn khoan cố định và giàn khoan di động chỉ khác nhau chủ yếu về chân đế, nếu đã làm được chân đế là coi như làm được tất cả.
Bởi vậy, sau đàm phán với nhiều đối tác và tiến hành đấu thầu quốc tế nhắm tới các nước bên ngoài khu vực, Tổng thầu PV Shipyard đã quyết định chọn Hãng LeTourneau Technologies Inc. của Mỹ để mua toàn bộ công nghệ và vật tư chính cho hệ thống hạ giàn khoan.
Với lựa chọn này, thiết kế cơ sở (FEED) sẽ do hãng LeTourneau Technologies Inc. thực hiện. Sau khi nhận được thiết kế cơ sở, PV Shipyard sẽ thực hiện việc thiết kế chi tiết cho toàn bộ công trình. Việc thiết kế chi tiết đòi hỏi rất nhiều yếu tố về kỹ thuật và quản lý dữ liệu thiết kế. Để đảm bảo được chất lượng, năng suất thiết kế và quản lý các đối tượng trong thiết kế, PV Shipyard đã quyết định lựa chọn phần mềm thiết kế công trình SmartMarine 3D của hãng Intergraph để thực hiện việc thiết kế chi tiết giàn khoan tự nâng.
Giàn khoan này bình thường giống như một con tàu, nhưng khi chống chân đế xuống thì các thiết bị có thể xòe ra cụp vào thành một giàn khoan có thể đưa cả hệ thống cáp khoan dịch chuyển, hệ thống nâng hạ chạy lên chạy xuống, hệ thống vận hành như một tàu biển… Đặc biệt, sức chịu đựng sóng gió của giàn khoan này đạt tiêu chuẩn rất khắt khe, trong khi các giàn khoan nhập khẩu mà Vietsovpetro hiện có thường tính toán tốc độ gió giật trong 50 năm gần đây (tới 70 knots), nhưng giàn khoan tự nâng 90m nước của Việt Nam đã tính tới tốc độ gió giật trong 100 năm (tới 100 knots).
Với khối lượng thi công khoảng 9685 tấn kết cấu, 950 tấn công nghệ, 1748 tấn thiết bị các hạng mục điện, điện tự động, kiến trúc nội thất. Có thể nói, giàn khoan tự nâng 90m nước là một trong những công trình lớn nhất từ trước tới nay được hạ thủy. Việc hạ thủy thành công giàn khoan tự nâng này đã khẳng định trình độ và tay nghề của người Việt Nam trong việc tiếp thu, học hỏi là làm chủ những công nghệ tiên tiến, phức tạp và hiện đại của thế giới, là nền tảng cho việc thực hiện các công việc phức tạp hơn trong tương lai.
Công ty TNHH Công nghệ Niềm tin rất tự hào được là nhà cung cấp giải pháp thiết kế SmartMarine 3D phục vụ công tác thiết kế và xây dựng giàn khoan nói trên. Việc ứng dụng giải pháp SmartMarine 3D cho dự án giàn khoan tự nâng đã rất thành công, tạo ra được các bản vẽ và các báo cáo tự động, góp phần tăng tính chính xác của thiết kế và sản suất cũng như đẩy nhanh tiến độ các dự án ngoài khơi tiếp theo của PVShipyard.
Quay lại
True Technology Co., Ltd sẽ đóng cửa từ ngày 8 tháng 2 năm 2024 đến ngày 14 tháng 2 năm 2024. Chúng tôi sẽ trở lại làm việc vào ngày 15 tháng...
Downtime của thiết bị trong sản xuất là một vấn đề nan giải mà hầu như doanh nghiệp nào cũng gặp phải. Giảm thiểu downtime là chìa khóa...
Cùng tìm hiểu cách LEGOLAND Korea Resort tối ưu hóa hoạt động với HxGN EAM để giảm chi phí và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Bạn có thể quan tâm
XEM NHIỀU
EPLAN – Cuộc “cách mạng” trong thiết kế và thi công hệ thống điện
EPLAN với nền tảng CAE (Computer-Aid Engineering) đã phát triển các giải pháp thiết kế đã được chứng minh là hiệu quả; góp phần cải thiện, nâng cao hiệu suất...
Giới thiệu giải pháp công nghệ mới cho ngành dầu khí, năng lượng
Trong 2 ngày 19 và 20/7/2012, tại Khách Sạn Legend Sài Gòn (TP HCM), Tập đoàn Intergraph (Mỹ) phối hợp cùng Công ty TNHH Công nghệ Niềm Tin (đại diện của Intergraph tại...
Quản lý bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa cho các thiết bị cơ điện phục vụ sản xuất
Quản lý bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa cho các thiết bị, tài sản là công việc mang ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo thiết bị vận hành liên tục, ổn...
Bảo Trì Khắc Phục, Bảo Trì Phòng Ngừa, và Bảo Trì Dự Đoán trong chiến lược bảo trì của doanh nghiệp
Bảo trì (Maintenance) là những hoạt động liên quan đến công tác kiểm tra, sửa chữa, thay thế để đảm bảo máy móc, thiết bị hoạt động liên tục và hiệu quả,...
Internet of Things (IoT) – Internet vạn vật trong đời sống và doanh nghiệp
Bạn đã bao giờ từng nghe nói đến thuật ngữ IoT chưa?! Vậy thì.. IoT có nghĩa là gì? Và nó đang được sử dụng, ứng dụng như thế nào trong cuộc sống của chúng...
Áp dụng phần mềm Spoolgen trong công tác Thiết kế chế tạo, Thi công đường ống
Giải pháp phần mềm Spoolgen là giải pháp đã được áp dụng, kiểm chứng bằng nhiều dự án với các quy mô vừa và lớn trong ngành thiết kế và chế tạo thi công...
Ứng dụng phương pháp phân tích phần tử hữu hạn trong tính toán thiết bị chịu áp
Cùng tìm hiểu ứng dụng phương pháp phân tích phần tử hữu hạn để giải quyết các bài toán phi tiêu chuẩn trong tính toán cơ khí cho thiết bị chịu...