fbpx

Giải Pháp MES – Hệ Thống Quản Lý Sản Xuất Hiện Đại Cho Doanh Nghiệp

Giới thiệu giải pháp

MES (Manufacturing Execution System) là một giải pháp toàn diện dành cho doanh nghiệp trong quản lý sản xuất hiện đại. MES là cầu nối giữa người quản lý và bộ phận sản xuất, giúp doanh nghiệp nắm bắt chính xác tình hình sản xuất tại mọi thời điểm và từ đó tối ưu hóa quy trình làm việc.

MES có khả năng kết nối mọi hệ thống trong nhà máy, từ ERP đến PLC và các thiết bị IOT thu thập dữ liệu, tạo nên một nền tảng dữ liệu đồng nhất và chính xác. Hệ thống này giám sát liên tục quá trình sản xuất, đảm bảo mọi hoạt động diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Ngoài ra, MES còn kiểm soát chất lượng sản phẩm theo thời gian thực, giúp tối ưu hóa năng suất và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

MES (Manufacturing Execution System)

Ưu điểm của giải pháp MES

Chức năng của giải pháp quản lý sản xuất:

  1. Quản lý định hình sản phẩm:
    • Công thức lắp ráp/chế biến (routing): Là một phần của quản lý định hình sản phẩm, giúp mô tả các bước cụ thể để sản xuất một sản phẩm, bao gồm các công đoạn, máy móc, và nguyên liệu cần thiết.
    • Lưu trữ thông tin về routing: MES lưu trữ thông tin này để đảm bảo quy cách sản phẩm được tuân thủ. Điều này bao gồm quản lý công thức lắp ráp/chế biến, Bill of Materials (BOM), và các phiên bản thiết kế sản phẩm.
  2. Lập kế hoạch thực hiện sản xuất:
    • Dự đoán, xác định nhu cầu sản phẩm: Doanh nghiệp cần dự đoán và xác định nhu cầu của sản phẩm. Những nghiên cứu và dự đoán này giúp đơn vị nắm tổng quan về nhu cầu thị trường của sản phẩm; sản xuất đúng, đáp ứng nhu cầu thị trường, giảm chi phí và tránh lãng phí.
    • Kiểm soát hàng tồn kho: Trước khi có kế hoạch sản xuất cụ thể, doanh nghiệp cần kiểm soát lượng hàng tồn kho. Quản lý tốt hàng tồn giúp nhà quản lý biết cần sản xuất số lượng hàng bao nhiêu và đưa ra thị trường ở thời điểm phù hợp.
    • Hoạch định nguồn nhân lực: Xác định và phân bổ nguồn nhân lực phù hợp cho từng hoạt động sản xuất. Hoạch định tốt nguồn nhân lực giúp tận dụng tối đa các chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.
    • Xây dựng kế hoạch sản xuất theo giai đoạn: Đặt mục tiêu sản xuất với từng hoạt động cụ thể; xác định các bước trong quy trình sản xuất từ thu mua nguyên liệu đến phân phối sản phẩm.
    • Theo dõi giám sát tiến độ sản xuất: Theo dõi tiến độ sản xuất để đảm bảo hoàn thành đúng thời gian. Giám sát giúp phát hiện và khắc phục sự cố kịp thời.
    • Đánh giá và điều chỉnh: Đánh giá kế hoạch sản xuất sau khi hoàn thành từng giai đoạn; điều chỉnh nếu cần để đảm bảo hiệu quả và tối ưu hóa quy trình sản xuất.
  3. Điều phối nguồn lực và công cụ sản xuất:
    • Hỗ trợ đăng ký, quản lý và phân tích các nguồn lực của nhà máy: Điều phối công việc phù hợp với nguồn lực có sẵn dựa trên các chỉ dẫn từ hệ thống ERP hoặc hệ thống lên kế hoạch sản xuất (trong trường hợp đơn vị chưa sử dụng hệ thống ERP).
    • Quản lý công cụ sản xuất: MES giúp theo dõi và quản lý các công cụ sản xuất, thiết bị, và tài nguyên khác. Điều này đảm bảo rằng các công cụ phù hợp được sử dụng cho mục đích sản xuất cụ thể.
    • Tối ưu hóa sử dụng nguồn lực: MES tích hợp với chức năng quản lý nguồn lực để đưa ra quyết định chọn lựa dụng cụ, thiết bị phù hợp với từng mục đích sử dụng. Điều này giúp giảm thiểu việc gián đoạn sản xuất hay lỗi hàng hóa do năng lực yếu kém của nguồn lực.
  4. Quản lý hoạt động sản xuất:
    • Truy xuất nguồn gốc sản phẩm: Đảm bảo tính minh bạch và có thể truy vết nguồn gốc của sản phẩm mọi lúc mọi nơi đến tận ca hoàn thành và các máy móc mà sản phẩm đi qua.
    • Kiểm soát, quản lý chất lượng: Đánh giá và đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua các quy trình kiểm tra và giám sát.
  5. Tạo lập kế hoạch bảo trì: Lên kế hoạch và quản lý việc bảo trì máy móc để đảm bảo hoạt động sản xuất không bị gián đoạn.
Spread the love
Quay lại

Bài liên quan

XEM NHIỀU