5G là xu hướng chính thống
Chúng ta đã nghe nhiều về lợi ích của 5G trong những năm gần đây. Tuy nhiên, phải đến tận khi các doanh nghiệp bắt đầu phải đẩy mạnh hình thức làm việc từ xa, hội nghị truyền hình và thao tác trên nền tảng số do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 thì nhu cầu về kết nối đáng tin cậy và băng thông truyền tải nhanh hơn mới thực sự trở nên cấp thiết.
Sự phụ thuộc của chúng ta vào các ứng dụng di động (điện thoại, máy tính bảng, thiết bị cảm biến,...) đã làm nổi bật nhu cầu về tốc độ viễn thông. Ngày nay, các doanh nghiệp không thể làm việc mà không có kết nối mạng hoặc tốc độ mạng quá chậm. Do đó 5G sẽ là một thành phần chủ đạo trong thời gian tới.
Mặc dù sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 vào năm 2020 đã làm gián đoạn công việc triển khai mạng 5G, nhưng nỗ lực sẽ được tiếp tục và triển khai vào năm 2021.
Internet of Behaviors
Internet of Behavior (IoB) mở rộng từ Internet of Things (IoT). Internet of Behavior về cơ bản là việc sử dụng dữ liệu để thay đổi hành vi. Năm 2021, IoB sẽ sớm trở nên phổ biến, và người dùng sẽ dần được theo dõi bởi kỹ thuật số.
IoB là sự kết hợp của 3 nhân tố: công nghệ, phân tích dữ liệu và khoa học hành vi. Trong đó, khoa học hành vi có thể chia thành bốn lĩnh vực chính mà chúng ta cân nhắc khi sử dụng công nghệ là: cảm xúc, quyết định, tăng cường và đồng hành.
Internet of Behaviors có thể thu thập, kết hợp và xử lý dữ liệu từ nhiều nguồn bao gồm:
- Truyền thông xã hội
- Theo dõi vị trí
- Dữ liệu khách hàng thương mại
- Triển khai miền công khai của nhận dạng khuôn mặt
- Dữ liệu công dân được xử lý thông qua các cơ quan chính phủ & các khu vực công
Một ví dụ cho IoB là khi chúng ta cài một ứng dụng sức khỏe trên điện thoại thông minh để theo dõi chế độ ăn uống, giấc ngủ, nhịp tim hoặc lượng đường trong máu. Ứng dụng có thể cảnh báo về các tình huống bất lợi và đề xuất các sửa đổi hành vi để đạt được kết quả tích cực hơn hoặc mong muốn hơn.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, khi các công ty tìm hiểu thêm về chúng ta (IoT), họ thể ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta (IoB). Hiện tại, các công ty chủ yếu sử dụng IoT và IoB để quan sát và cố gắng thay đổi hành vi của chúng ta nhằm đạt được mục tiêu mong muốn của họ — điển hình là mua hàng.
Total Experience
Total experience bao gồm sự kết hợp của trải nghiệm nhân viên, trải nghiệm người dùng và trải nghiệm khách hàng. Sự kết hợp cơ bản giữa nhiều loại trải nghiệm này ảnh hưởng hoặc thúc đẩy kết quả chuyển đổi kinh doanh.
Tất cả những trải nghiệm này cuối cùng có thể được thay đổi và nâng cao bằng cách tận dụng công nghệ. Điều này cho phép các tổ chức khắc phục được hệ quả do đại dịch Covid 19 gây ra như:
- Làm việc từ xa
- Ảo hóa
- Di động
- Khách hàng phân tán
Việc ứng dụng những công nghệ giúp cho hiệu quả làm việc của nhân viên được nâng cao, tăng khả năng liên kết giữa các phòng ban. Từ đó, dịch vụ của doanh nghiệp trở nên linh hoạt, tiện ích hơn. Điều này giúp nâng cao trải nghiệm của đa đối tượng người dùng, thúc đẩy sự an toàn tích hợp và liền mạch.
Công nghệ nâng cao quyền riêng tư (PET)
Công nghệ nâng cao quyền riêng tư là một phương pháp để bảo vệ dữ liệu người dùng. Công nghệ này cho phép người dùng trực tuyến bảo vệ quyền riêng tư thông tin cá nhân của họ được cung cấp và xử lý bởi các dịch vụ hoặc ứng dụng. PET sử dụng các kỹ thuật để giảm thiểu việc sở hữu dữ liệu cá nhân mà không làm mất chức năng của hệ thống thông tin
Ba đặc trưng cơ bản của công nghệ này là:
- Cung cấp một môi trường đáng tin cậy trong đó dữ liệu nhạy cảm có thể được xử lý và phân tích.
- Thực hiện xử lý và phân tích dữ liệu theo cách phân tán.
- Mã hóa dữ liệu cũng như các thuật toán trước khi phân tích và xử lý.
Xu hướng này mở ra một môi trường cộng tác mở rộng cho phép các tổ chức hợp tác nghiên cứu một cách hiệu quả nhưng vẫn duy trì được tính bảo mật của tổ chức. Công nghệ được thiết kế đặc biệt cho nhu cầu chia sẻ dữ liệu ngày càng tăng trong khi vẫn duy trì quyền riêng tư hoặc bảo mật.
Anywhere Operations - Làm việc ở mọi nơi
Xu hướng này trở nên rõ ràng hơn trong đại dịch Covid-19. Về cốt lõi, mô hình hoạt động này cho phép doanh nghiệp được truy cập, phân phối và làm việc ở bất kỳ đâu - bất cứ nơi nào, nhà tuyển dụng và đối tác kinh doanh hoạt động trong môi trường thực tế từ xa.
Nó không chỉ đơn giản là làm việc tại nhà hoặc tương tác với khách hàng ảo - nó còn mang lại trải nghiệm gia tăng giá trị độc đáo trên 5 lĩnh vực cốt lõi: cộng tác và năng suất, truy cập từ xa an toàn, cơ sở hạ tầng đám mây, định lượng trải nghiệm kỹ thuật số và tự động hóa để hỗ trợ từ xa các hoạt động.
Dự báo đến cuối năm 2023, 40% doanh nghiệp sẽ áp dụng mô hình này để mang lại trải nghiệm nhân viên, khách hàng ảo và thực cùng được tối ưu hóa và kết hợp.
Mạng lưới an ninh mạng
Mối lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu cũng như vi phạm bảo mật cũng dẫn đến các câu hỏi được đặt ra về việc bảo mật trong thời đại của AI và IoT. Ước tính đến hết năm 2020, hơn 24 tỷ thiết bị kết nối Internet sẽ được lắp đặt.
Tăng dung lượng đám mây và các thuật toán cũng có nghĩa là các cuộc tấn công mạng hay lừa đảo sẽ có công nghệ cao hơn và khó bị phát hiện hơn. Do đó thiết lập mạng lưới an ninh là vô cùng quan trọng. Mạng lưới an ninh là một cách tiếp cận kiến trúc phân tán để kiểm soát an ninh mạng. Nó có thể mở rộng, linh hoạt và đáng tin cậy. Theo Gartner, lưới an ninh mạng về cơ bản cho phép xác định phạm vi bảo mật xung quanh danh tính của một người hoặc một sự vật.
Trí tuệ nhân tạo (AI)
Trí tuệ nhân tạo là một trong những xu hướng nổi bật trong những năm gần đây. Năm 2021, AI sẽ vẫn tiếp tục phát triển và ngày một phổ biến, trở thành nền tảng cho nhiều công nghệ trên thế giới. Các nhà phát triển dự đoán rằng AI sẽ tiếp tục thống trị khi được nhiều ngành công nghiệp áp dụng trong cơ sở hạ tầng của họ.
Xu hướng lớn nhất cho năm 2020 cho thấy rằng chăm sóc sức khỏe, giáo dục, công nghiệp du lịch và phương tiện truyền thông xã hội sẽ sử dụng AI cho các trải nghiệm cá nhân, hỗ trợ và dịch vụ dự đoán. AI sẽ là lợi thế cạnh tranh mới cho các ngành công nghiệp trên toàn phổ, thay đổi cách chúng ta nghĩ về sự tham gia và tài nguyên của con người
Việc đào tạo lại kỹ năng cũng sẽ trở nên phổ biến trong thời đại AI. Theo một cuộc khảo sát của IDC, vào năm 2025, hơn 75% tổ chức sẽ đầu tư vào các chương trình đào tạo lại kỹ năng để thu hẹp khoảng cách kỹ năng đang gia tăng. Theo một báo cáo mới đây, số lượng các nhà nghiên cứu có trình độ hiện tại trong lĩnh vực AI là gần 300.000 người, trong khi các công ty yêu cầu một triệu chuyên gia AI trở lên.
Tự động hóa
Tự động hóa đã được công nhận là xu hướng công nghệ chiến lược số một cho năm 2020 và nó sẽ còn tiếp tục trong năm 2021. Tự động hóa bắt nguồn từ ý tưởng bất cứ hoạt động nào trong tổ chức đều phải được tự động hóa.
Xu hướng này được thúc đẩy bởi thực trạng hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều đang thực hiện việc quản lý bằng các quy trình thủ tục thủ công rườm rà, kém hiệu quả. Điều này không chỉ làm giảm năng suất làm việc của nhân viên, gây khó khăn trong công tác quản lý, phối hợp giữa các bộ phận mà còn gây tốn chi phí.
Chính vì vậy, dưới sự chuyển mình của công nghệ, các công nghệ số được ra đời nhằm thúc đẩy quá trình tự động hóa cho doanh nghiệp.
Trước thực tế đó, để đón đầu xu thế 2021, các công ty phát triển phần mềm đã cho ra mắt rất nhiều lựa chọn dành riêng cho nhà quản lý và nhân sự trong doanh nghiệp như các ứng dụng quản lý quy trình doanh nghiệp; phần mềm quản lý công việc; quản trị dự án; phần mềm quản lý nhân sự, bán hàng và chăm sóc khách hàng;…
Việc ứng dụng công nghệ vào quản lý doanh nghiệp sẽ thay thế phương pháp quản lý truyền thống bằng quy trình giấy tờ, giúp nâng cao năng suất lao động, tối ưu chi phí và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Năm 2020 là một lời khẳng định về vai trò của chuyển đổi số, buộc các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại phải thay đổi. Và trong tương lai, doanh nghiệp phải đáp ứng được nhu cầu tự động hóa và tự chủ. Những xu hướng trên sẽ phát triển mạnh mẽ vào năm 2021, các doanh nghiệp hãy sẵn sàng tâm thế cho một cuộc chuyển mình mạnh mẽ.
Nguồn tham khảo: Gartner, Forbes, Wikipedia
Quay lại