Ảnh vệ tinh SAR phơi bày những toan tính quân sự của Trung Quốc với Ấn Độ ở biên giới Depsang

Vị trí Đường băng DBO (Ấn Độ) và đồn quân sự Tianwendian (Trung Quốc) so với Dường Kiểm soát thực tế Trung Ấn

Trung Quốc và Ấn Độ là hai cường quốc Châu Á, có chung gần 3.400km đường biên giới với những căng thẳng quân sự diễn ra thường xuyên dọc biên kể từ sau Chiến tranh Trung Ấn năm 1962. Gần đây, cả hai quốc gia này đều tăng cường đáng kể các lực lượng quân sự dọc đường biên giới nhằm thể hiện hình ảnh và tiềm lực quân sự ở trong và ngoài nước.

Cuộc đụng độ giữa quân đội hai bên tháng 5 - 6 năm 2020 là một trong những cuộc chạm trán tồi tệ trong vòng 45 năm qua giữa Trung Quốc và Ấn Độ, đẩy mức căng thẳng ngoại giao về vấn đề biên giới giữa hai bên vốn đã leo thang từ tháng 4 năm 2020 trở nên nặng nề hơn, khi Trung Quốc đưa hàng nghìn binh sĩ cùng xe cơ giới và pháo vào khu vực tranh chấp dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC).

Một công bố độc quyền của India Today ngày 01 tháng 03 năm 2021 cho thấy Trung Quốc đang tăng cường lực lượng quân sự biên giới của mình ở khu vực Tianwendian. Công bố này sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh SAR đa thời gian, độ phân giải 50cm của Capella Space, phân tích và phát hiện các đặc điểm khác biệt như công sự phòng thủ, thiết bị radar hay hạ tầng năng lượng mặt trời....

Toàn cảnh đồn quân sự Tianwendian (Trung Quốc) nhìn từ trên cao, chụp ngày 25 tháng 2 năm 2021. Nguồn: Ảnh vệ tinh SAR, Capella Space

Đồn quân sự Tianwendian (Trung Quốc) là một trạm đồn trú hoạt động thường xuyên ở Aksai Chin, nằm cách đường băng cao nhất của Ấn Độ - Daulet Beg Oldie (DBO) 24km, ở phía đối diện bên kia Đường Kiểm soát thực tế (LAC). Đồn quân sự này được thành lập sau chiến tranh năm 1962 và đã được nâng cấp liên tục trong vài năm qua. Ảnh vệ tinh SAR mới nhất cho thấy tòa nhà chính của nó đã xuất hiện thêm các công trình phụ trợ, trại, xe cộ và hàng rào kể từ tháng 8 năm 2020, trong thời gian mà cả Trung Quốc và Ấn Độ đang từng bước tiến hành rút quân giữa khu vực Galwan và Pangong Tso ở phía đông Ladakh, theo thỏa thuận trước đó.

Một vài điểm trong vùng Depsang của Ladakh vẫn còn trong tình trạng bế tắc chưa giải quyết. Trong thời điểm bế tắc đó, quân đội Trung Quốc đã đưa xe tăng và binh lính đến gần các vị trí của Ấn Độ.

Đồn quân sự Tianwendian của PLA Trung Quốc đã nâng cấp ở thời điểm hiện tại. Nguồn: Ảnh vệ tinh SAR, Capella Space

Phân tích nguồn ảnh vệ tinh SAR của Capella Space cho thấy, đồn quân sự Tianwendian (Trung Quốc) đã được nâng cấp với các hệ thống phòng không, kho chứa, hầm trú ẩn bổ sung và phương tiện tiếp viện đóng vai trò nòng cốt trong các hoạt động của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) trong khu vực.

Thêm các hạ tầng quân sự được bổ sung gần Trạm Tianwendian. Nguồn: Ảnh vệ tinh SAR, Capella Space

Việc xây dựng thêm các khu trại và nơi trú ẩn mới lần đầu tiên được nhìn thấy vào tháng 7 năm 2019 sau cuộc giao tranh tay đôi tàn bạo giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc ở thung lũng sông Galwan.

Ảnh time-lapse cho thấy những thay đổi về hạ tầng quân sự của trạm Tianwendian (Trung Quốc) theo thời gian. Nguồn: Cơ quan Vũ trụ Châu Âu

Trong hình ảnh mới nhất, tòa nhà hai tầng chính hiện được bao quanh bởi một số khu trại và nơi trú ẩn tạm thời. Các công trình phụ trợ, trạm và tháp quan sát cũng lần lượt được bổ sung thời gian sau đó.

Ban đầu đồn Tianwendian có ba tòa nhà lớn có thể chứa một số lượng lớn binh sĩ. Tuy nhiên, cơ sở này dường như đã được mở rộng để chứa thêm binh lính PLA trong thời gian ngừng hoạt động. Những nơi trú ẩn tạm thời có tường phòng thủ cũng như các trạm quan sát cũng có thể nhìn thấy trong hình ảnh mới.

Chi tiết các cơ sở mới tại đồn Tianwendian (Trung Quốc). Nguồn: Ảnh vệ tinh SAR, Capella Space
Nhiều điểm hạ trại mới được triển khai gần đồn Tianwendian của PLA (Trung Quốc). Nguồn: Ảnh vệ tinh SAR, Capella Space

Sau bước đột phá ban đầu trong đàm phán biên giới Trung Ấn ở Pangong, trọng tâm của cuộc đàm phán tiếp theo là vùng đồng bằng Depsang, nơi Trung Quốc đã lấn tới khoảng 18km kể từ năm 2013.

Đồng bằng Depsang cũng nằm gần đường cao tốc phía tây G219 của Trung Quốc, cách sông Shyok 16.000 feet về phía Bắc. Đây được coi là khu vực chiến lược quan trọng trong việc cung cấp cho lực lượng Ấn Độ, đường băng Daulet Beg Oldie và đèo Karakoram phía bắc.

Ở phía tây Depsang là sông băng Siachen, đặt dưới sự kiểm soát của Ấn Độ. Các cuộc tuần tra của Ấn Độ tại đây đã bị PLA Trung Quốc chặn lại trong khu vực ngã ba Y. Các cuộc tuần tra thường xuyên khác đến các điểm 10, 11, 11A, 12 và 13 đã bị phong tỏa không đạt được thỏa thuận giữa hai bên. Phía Ấn Độ đã khẳng định rằng, không chỉ Pangong mà tất cả các điểm xung đột trên khắp Đông Ladakh bao gồm Depsang và các khu vực xung quanh Demchok cần phải được giải quyết.

Có thể thấy, nhờ tính chủ động của các hệ thống vệ tinh SAR cũng như khả năng chụp ảnh ban đêm trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, dữ liệu ảnh vệ tinh SAR của Capella Space đang hỗ trợ rất đắc lực các cơ quan quốc phòng trong việc giám sát thay đổi, phân tích và ra quyết định hành động để giảm thiểu tác động của những sự cố đòi hỏi quyền truy cập vào nguồn dữ liệu giám sát tức thời, từ bất kỳ đâu.

Nguyễn Thị Nhung, Theo India Today

Để tìm hiểu, cập nhật thêm thông tin về Capella Space cũng như yêu cầu hình ảnh Spot 50x50cm mới nhất, vui lòng liên hệ với Truetech:  (024) 3776 5088 ; info@truetech.com.vngbs@truetech.com.vn

Quay lại

Bài liên quan

Bạn có thể quan tâm

XEM NHIỀU