Ứng dụng mobile app tích hợp barcode trong công tác quản lý tài sản

Sử dụng thiết bị sao cho hiệu quả, không lãng phí và tránh thất thoát là điều doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Phần mềm quản lý tài sản (EAM) là cánh tay đắc lực giúp công tác quản lý, sử dụng tài sản luôn được thực hiện hiệu quả.

Định kỳ hoặc bất thường, các đơn vị đều phải tiến hành kiểm tra tình trạng hoạt động của tài sản để đánh giá hiện trạng của thiết bị theo các nội dung: kiểm kê, tình trạng hoạt động, hư hỏng, nhu cầu bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế, thu hồi, thanh lý,…

Quản lý thiết bị bằng mã vạch là bước đột phá mới trong công tác quản lý, thông qua việc định danh thiết bị và gắn mã lên thiết bị hay một nhóm thiết bị. Nhờ đó, bằng việc sử dụng thiết bị chuyên dụng “quét” mã như Smart Phone, Tablet, máy quét mã vạch, người dùng có thể truy vấn và xử lý một cách nhanh chóng và chính xác các dữ liệu về thiết bị đã được lưu trữ trong CSDL.

Để nâng cao hiệu quả trong việc kiểm tra, quản lý tài sản, việc sử dụng phần mềm quản lý tài sản trên ứng dụng mobile tích hợp mã vạch định danh trên từng thiết bị là phương pháp quản lý tối ưu cho đơn vị.

Các chức năng chính

Định danh thiết bị bằng Barcode

Toàn bộ danh mục thiết bị của nhà máy đã được chuẩn hóa theo cấu trúc;  mỗi thiết bị đã được thiết kế một mã vạch tương ứng theo mã định danh thiết bị tích hợp với chức năng quản lý thiết bị của phần mềm quản lý Cơ điện và được dán trực tiếp lên thiết bị  nhằm thuận tiện trong công tác tra cứu.

Tìm kiếm và tra cứu thông tin tài sản trên ứng dụng

Ứng dụng cho phép người dùng sử dụng thiết bị chuyên dụng “quét” mã như Smart phone, Tablet, thiết bị đọc mã vạch, để quét mã và tra cứu toàn bộ thông tin thiết bị đã được lưu trữ trong CSDL ngay tại công trường với các thông tin:

  • Danh sách tài sản;
  • Thông tin tài sản: Mã định danh, tên, thông số kỹ thuật, phân loại, phân nhóm, tình trạng, ngày lắp đặt, nhà sản xuất, …;
  • Vị trí lắp đặt thiết bị: Đơn vị, công đoạn, phân xưởng, khi vực, thiết bị cha, …;
  • Lịch sử tài sản: Lịch sử lắp đặt, lịch sử vận hành, lich sử sự cố, bảo dưỡng, sửa chữa, …;
  • Thông tin phụ tùng: Danh mục phụ tùng, chủng loại, lịch sử hoạt động, thay thế phụ tùng, …;
  • Tài liệu đính kèm;

Quản lý công tác tuần kiểm bằng mobile app

Chức năng tuần kiểm thiết bị trên ứng dụng giúp cán bộ thực hiện công việc kiểm tra, tuần kiểm có thể định danh thiết bị bằng mã vạch, tạo công việc tuần kiểm, cập nhật các thông số tuần kiểm trực tiếp trên thiết bị di động thông qua ứng dụng.

Với các thông số ghi nhận được trong quá trình tuần kiểm, kết hợp với bộ thư viện hiện trạng tuần kiểm được xây dựng, phần mềm sẽ tự động phân tích các thông số, xác định các hiện trạng hư hỏng và đưa ra các cảnh báo, yêu cầu thực hiện công việc bảo dưỡng, sửa chữa, nếu thiết bị có các thông số vượt ngưỡng an toàn với các thông tin đính kèm: Mức cảnh báo, biện pháp khắc phục, nội dung công việc cần thực hiện, danh mục vật tư dự kiến, nhân công nhân lực, … tương ứng với từng giá trị thông số của quá trình tuần kiểm.

Kết thúc công tác tuần kiểm, cán bộ kiểm tra khẳng định thông tin và in biên bản tuần kiểm tương ứng với thiết bị đã kiểm tra để xác nhận và lưu trữ theo nghiệp vụ của đơn vị.

Đối với các thông số, hiện trạng vượt ngưỡng so với tiêu chí hoạt động an toàn của thiết bị, được ghi nhận trong quá trình tuần kiểm, các cảnh báo tuần kiểm được hệ thống tự động tạo ra trên phần mềm để người dùng lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời nhằm đảm bảo thiết bị vận hành an toàn, hiệu quả.

Quản lý công tác lập yêu cầu công việc tại hiện trường trên mobile app

Trong quá trình kiểm ra thiết bị ngoài hiện trường, khi phát hiện hư hỏng cần khắc phục, cán bộ phân xưởng có thể sử dụng ứng dụng để lập yêu cầu sửa chữa đột xuất bằng cách quét mã vạch của thiết bị, tạo yêu cầu sửa chữa trên ứng dụng. Yêu cầu này sẽ ngay lập tức được chuyển đến cán bộ có trách nhiệm.

Người dùng có thể cập nhật thông tin kế hoạch triển khai bảo dưỡng sửa chữa, khắc phục sự cố, cũng như cập nhật tiến độ thực hiện công việc, đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời.

Lợi ích trong công tác sử dụng mobile app tích hợp barcode trong công tác quản lý tài sản nhà máy

Áp dụng công nghệ phần mềm và mã vạch vào hỗ trợ Quản lý thiết bị đem lại nhiều lợi ích như:

Tối ưu hóa thời gian kiểm tra, tìm kiếm:

Thay vì chỉ thuần túy thủ công trong việc kiểm tra, tìm kiếm trước đây, phải cầm bảng kê và tích phẩy cùng với việc đếm và kiểm tra tài sản rất mất thời gian, thì giờ chỉ cần sử dụng Smart Phone và “quét” mã vachj để kiểm tra tài sản.

Thông tin truy vấn tài sản khi quét sẽ được hiển thị và tự động cập nhật vào phiếu công việc và có thể in báo cáo nghiệp vụ theo form mẫu của đơn vị.

Tối ưu hóa nhân sự:

Mỗi cá nhân trong doanh nghiệp khi được bàn giao tài sản/thiết bị đều phải có trách nhiệm với tài sản được giao. Giải pháp Quản lý tài sản được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu kỹ quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân trong doanh nghiệp đối với Tài sản chung của công ty. 

Tối ưu hóa giám sát tài sản:

Tài sản được sử dụng mã vạch với mã định danh chứa thông tin chi tiết. Toàn bộ số liệu, thông số kỹ thuật, thời gian bảo hành, thời gian khấu hao đều được nhập liệu và bảo lưu trên hệ thống. 

Tối ưu hóa công tác lập kế hoạch sửa chữa:

Với bộ thư viện hiện trạng đã được xây dựng, khi thông số tuần kiểm vượt chuẩn an toàn, hệ thống sẽ tự động đưa ra các đề xuất về biện pháp khắc phuc, phương án bảo dưỡng sửa chữa, kế hoạch công việc, vật tư, nhân công, công cụ dụng cụ, … giúp giảm thời gian lập kế hoạch cho cán bộ đơn vị.

Sản phẩm liên quan của giải pháp:

InforEAM, Mobile App

Quay lại

Bài liên quan

Bạn có thể quan tâm

XEM NHIỀU