Vòng đời thông thường với các ứng dụng thành phần của một dự án được mô tả như sau:
Để đảm bảo luồng quy trình công việc và trao đổi dữ liệu được liên tục không bị gián đoạn hoặc mất mát thông tin thì phương án tối ưu là triển khai các ứng dụng thành phần trên một môi trường cộng tác chung. Giải pháp này là tốt nhất về mặt kỹ thuật nhưng lại rất kén người dùng do chi phí đầu tư ban đầu tương đối cao và thường được áp dụng cho những dự án quy mô lớn. Với những dự án ở quy mô nhỏ hơn, giải pháp khả thi nhất để giải quyết bài toán trao đổi dữ liệu là sử dụng các kỹ thuật tích hợp hệ thống để đạt hiệu quả sử dụng tương đương.
Kỹ thuật tích hợp hệ thống được chia ra thành nhiều loại hình khác nhau:
Tích hợp theo mục tiêu:
Cổng thông tin điện tử: Lấy thông tin từ nhiều nguồn để hiển thị. |
Đồng bộ dữ liệu: Đồng bộ dữ liệu của hai ứng dụng có dữ liệu khác nhau. |
Chia sẻ tác vụ: Cho phép một ứng dụng lấy dữ liệu của một ứng dụng khác trong một tác vụ cụ thể nào đó. |
Kiến trúc hướng dịch vụ (SOA): Là tập hợp các tác vụ chia sẻ có khả năng tương tác giữa các ứng dụng bằng cách gửi/nhận thông điệp. Các dịch vụ này có khả năng chia sẻ và sử dụng lại. |
B2B (Business-to-Business): Trao đổi dữ liệu theo luồng công việc. Dữ liệu của ứng dụng này thay đổi sẽ làm thay đổi dữ liệu của ứng dụng kia. |
Tích hợp theo cơ chế kết nối:
Tích hợp theo tương tác cơ học:
Kết nối file: Dữ liệu được export/import qua một file trung gian. |
Dữ liệu dùng chung: Nhiều ứng dụng dùng chung một cơ sở dữ liệu. |
Gọi thủ tục từ xa: Cho phép gọi thực thi một procedure (hay method) trên một ứng dụng từ một ứng dụng khác. |
Tùy vào tính chất phức tạp của quy trình cũng như quy mô của dự án, người sử dụng có thể quyết định hình thức tích hợp giải pháp thành phần nào là phù hợp với mình. Điều này có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi thông tin và lưu trữ dữ liệu của công trình để sử dụng cho những mục đích quản lý sau này, đặc biệt là tiến tới mục tiêu chuyển đổi số trong vận hành doanh nghiệp.
Quay lại