Tích hợp bảo dưỡng thiết bị nhà máy và ERP

Do ERP là nhóm quản trị doanh nghiệp nên có lưu trữ tổng hợp nhiều loại thông tin hữu ích cho các nhóm phần mềm quản lý vận hành và bảo dưỡng (Operation & Maintenance [O&M]). Chính vì lẽ đó, từ lâu các nhà vận hành công trình đã đặt ra nhu cầu cần phải trao đổi được dữ liệu của hai nhóm phần mềm này nhằm tạo ra được một luồng thông tin đồng nhất và đáng tin cậy. InforEAM là một phần mềm chuyên về bảo dưỡng sửa chữa công trình nên từ lâu đã được thiết kế để có khả năng tích hợp với nhóm phần mềm quản trị doanh nghiệp như ERP, quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relation Management [CRM]), tài chính kế toán…

Tích hợp qua lớp nghiệp vụ (Sử dụng ION)

Nghiệp vụ chia sẻ cho nhau của cả hai hệ thống ERP và InforEAM sẽ được xử lý trong một môi trường dịch vụ chung. Môi trường tích hợp ION của Infor là một hệ thống doanh nghiệp nhằm tích hợp các ứng dụng với nhau. Dữ liệu gốc và các giao dịch được chuyển qua lại giữa các hệ thống dưới dạng tài liệu đối tượng nghiệp vụ (Business Object Document [BOD]) thông qua ION. ION cũng cho phép người sử dụng thiết lập các luồng công việc, thiết kế và kích hoạt các trình điều khiển/điều hướng để quản lý các tác vụ cũng như cảnh báo giữa các hệ thống. ION bao gồm các thành phần sau:

  • ION Desk: Là giao diện người dùng trên trình duyệt để người sử dụng giao tiếp với các thành phần ION khác. Người sử dụng có thể dùng ION Desk để cấu hình và quản lý các dịch vụ của ION, cấu hình các tuyến dịch vụ, soát xét các lỗi do hệ thống gây ra.
  • ION Connect: Là thành phần cho phép người dùng thiết lập các kết nối với hệ thống khác để từ đó tạo ra các luồng dịch vụ thu thập và gửi/nhận dữ liệu giữa các hệ thống với nhau. ION Connect điều hướng và gửi yêu cầu dịch vụ đến hệ thống khác bằng các luồng dữ liệu do người dùng định nghĩa.
  • ION Workflow: Là thành phần cho phép người dùng thiết lập các luồng công việc để tự động hóa quá trình điều hướng tác vụ.
  • ION Event Management: Là thành phần cho phép quản lý quá trình hoàn thành tác vụ và cảnh bảo cho người sử dụng về trạng thái của tác vụ đó.
  • ION Activity Deck: Là thành phần cho phép soát xét và xử lý các tác vụ, cảnh báo và thông báo của các hệ thống khác nhau.

Tích hợp qua lớp cơ sở dữ liệu (Sử dụng Data Link)

InforEAM là một trong những giải pháp quản lý bảo dưỡng linh hoạt nhất trong triển khai cũng như tích hợp hiện nay. Khi tích hợp với ERP, hệ thống cho phép tích hợp theo nhiều yêu cầu cũng như điều kiện quản lý khác nhau:

  • ERP trích xuất một cơ sở dữ liệu tạm từ đó InforEAM kết nối với cơ sở dữ liệu tạm đó để tiến hành trao đổi thông tin.
  • Thiết lập một cầu nối dữ liệu (Data Bridge) để kết nối trực tiếp cơ sở dữ liệu của ERP với cơ sở dữ liệu của InforEAM.

Nghiệp vụ được tích hợp

Các nghiệp vụ điển hình được tích hợp giữa InforEAM và ERP bao gồm:

  • Các giao dịch mua sắm và giao nhận vật tư trong ERP.
  • Chi phí các hạng mục mua sắm trong ERP.
  • Giao dịch tài chính (Sổ cái) trong ERP.
  • Phiếu công việc, Lịch bảo dưỡng, vật tư và dịch vụ trong InforEAM.
  • Xuất vật tư trong kho cho phiếu công việc trong InforEAM.
  • Yêu cầu vật tư không có trong kho cho phiếu công việc trong InforEAM.
  • Yêu cầu dịch vụ mua sắm và đặt trước nhân lực theo dịch vụ cho phiếu công việc trong InforEAM.
  • Giao dịch kho để tính toán các giao dịch xuất kho và gửi trả vật tư.

Một số quy trình nghiệp vụ điển hình thường sử dụng bao gồm:

  • Luồng dữ liệu gốc (Master data):
    • Đính kèm, cập nhật và dỡ bỏ các hạng mục trong kho hàng.
    • Đính kèm, cập nhật và dỡ bỏ các vendor của doanh nghiệp.
    • Thông tin về công ty, kho hàng, ngành hàng, mã kho, đơn vị tính.
    • Tạo lập và cập nhật yêu cầu mua sắm.
    • Tạo đơn hàng mua sắm.
    • Nhập vật tư.
    • Nhận gửi trả vật tư.
    • Cập nhật cân đối kho và kế toán.
  • Luồng vật tư có trong kho (Stocked parts):
    • Tạo lập và cập nhật yêu cầu mua sắm.
    • Tạo đơn hàng mua sắm cho vật tư.
    • Xử lý hóa đơn mua sắm và cập nhật tài chính.
  • Luồng vật tư không có trong kho (Non-Stock parts):
    • Tạo lập và cập nhật yêu cầu mua sắm.
    • Tạo đơn hàng mua sắm cho vật tư.
    • Xử lý hóa đơn mua sắm và cập nhật tài chính.
  • Luồng dịch vụ thuê ngoài (Outsourced services):
    • Tạo lập và cập nhật yêu cầu dịch vụ.
    • Tạo đơn hàng mua sắm cho dịch vụ cần thiết.
    • Xử lý hóa đơn mua sắm dich vụ và cập nhật tài chính.
Quay lại

Bài liên quan

Bạn có thể quan tâm

XEM NHIỀU