Ngành dầu khí đang đối mặt với nhiều thách thức từ biến động giá cả đến áp lực tối ưu hóa chi phí và an toàn vận hành. Trong bối cảnh đó, cần có một kế hoạch bảo trì hay chiến lược quản lý tài sản tích cực hơn như kế hoạch bảo trì thiết bị dầu khí – một chiến lược đảm bảo hiệu quả và hiệu suất hoạt động của thiết bị để tối đa hóa lợi nhuận đầu tư (ROI) cho các tài sản vật chất từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh và hướng đến phát triển bền vững.
1. Thách thức ngành dầu khí
Ngành dầu khí toàn cầu đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn khi các mỏ dầu khí truyền thống đã qua thời kỳ khai thác ổn định, sản lượng tự nhiên ngày càng suy giảm. Việc phát hiện các dự án mới không đáp ứng kỳ vọng, trong khi hoạt động tìm kiếm và gia tăng trữ lượng trong nước gặp khó khăn về nguồn vốn và thủ tục đầu tư phức tạp. Bên cạnh đó, triển khai các dự án dầu khí tiềm năng ở nước ngoài cũng trở nên khó khăn hơn do cạnh tranh gia tăng và biến động địa chính trị.
Không dừng lại ở đó, làn sóng giảm phát thải carbon và chuyển đổi năng lượng toàn cầu đã đặt ngành dầu khí trước những thách thức chưa từng có. Nhu cầu dầu mỏ dự báo sẽ giảm dần. Cùng biến động giá cả khó lường, tạo nên rủi ro kinh tế lớn cho các doanh nghiệp trong ngành.
Đồng thời, chi phí cho thời gian ngừng hoạt động (Downtime) do sự cố thiết bị là một gánh nặng lớn. Điều này có thể gây thiệt hại hàng triệu đô la do lãng phí tài nguyên, mất sản lượng và tăng chi phí vận hành. Theo báo cáo từ Aberdeen Group, chi phí trung bình cho mỗi giờ ngừng hoạt động ngoài kế hoạch có thể lên tới 260,000 USD.
Không dừng lại ở đó, các vấn đề về thiết bị trong ngành dầu khí còn tiềm ẩn rủi ro nghiêm trọng đến an toàn lao động và môi trường. Mặc dù nhiều công ty đã triển khai các chương trình, kế hoạch bảo trì thiết bị, nhưng phần lớn vẫn mang tính phản ứng, chỉ tập trung khắc phục sự cố thay vì phòng ngừa. Đã đến lúc ngành dầu khí cần thay đổi: Chuyển từ kế hoạch bảo trì thụ động sang lập kế hoạch đầu tư tài sản (AIP), quản lý hiệu suất tài sản (APM), để tối ưu hóa hoạt động trong bối cảnh ngành dầu khí đầy biến động hiện nay.
2. Tầm quan trọng của dữ liệu & mô hình vận hành số trong kế hoạch bảo trì
Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, dữ liệu và mô hình vận hành số đã trở thành nền tảng cốt lõi cho sự phát triển và tối ưu hóa trong mọi ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí. Dữ liệu không chỉ đơn thuần là thông tin thô, mà còn là tài sản chiến lược giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa hiệu suất vận hành.
Với sự phát triển của các hệ thống như Hệ thống quản lý bảo trì máy tính (CMMS) và công cụ EAM (Enterprise Asset Management), các doanh nghiệp dầu khí có thể khai thác dữ liệu theo cách hoàn toàn mới. Thông qua việc số hóa quy trình, các tổ chức có khả năng quản lý tài sản toàn diện, từ giám sát thời gian ngừng hoạt động (Downtime), dự đoán thời gian trung bình giữa các lần hỏng hóc (MTBF), đến cải thiện hiệu suất năng lượng (Energy Efficiency).
Mô hình vận hành số, như việc áp dụng quản lý hiệu suất tài sản (APM) và bảo trì dự đoán (Predictive Maintenance). Cho phép các tổ chức phân tích dữ liệu theo thời gian thực, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và đưa ra các giải pháp kịp thời. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu sự cố ngoài ý muốn mà còn tối ưu hóa chi phí vận hành và nâng cao tuổi thọ tài sản.
Theo một báo cáo của McKinsey & Company, việc áp dụng các công nghệ bảo trì dự đoán có thể giảm thời gian ngừng hoạt động ngoài kế hoạch từ 30% đến 50% và tăng tuổi thọ thiết bị từ 20% đến 40%. Ngoài ra, một công ty dầu khí ngoài khơi đã sử dụng giải pháp bảo trì dự đoán để giảm 20% thời gian ngừng hoạt động, dẫn đến tăng sản lượng hơn 500.000 thùng dầu mỗi năm.
Hơn nữa, số hóa vận hành còn giúp xây dựng hệ sinh thái quản lý toàn diện, kết nối các bộ phận và hệ thống trong một chuỗi giá trị liền mạch. Điều này hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch đầu tư tài sản (AIP), tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực và tối đa hóa ROI tài sản.
Như vậy, dữ liệu và mô hình vận hành số không chỉ là công cụ mà đã trở thành chiến lược không thể thiếu, giúp doanh nghiệp dầu khí tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong môi trường đầy biến động.
3. Mức độ trưởng thành của tài sản trong kế hoạch bảo trì
Quá trình quản lý tài sản trong ngành dầu khí trải qua năm giai đoạn quan trọng, từ những bước đầu cơ bản đến chiến lược của một kế hoạch bảo trì toàn diện cho toàn doanh nghiệp. Việc nâng cao mức độ trưởng thành này không chỉ giúp giảm thiểu chi phí mà còn tăng cường hiệu quả hoạt động và tối ưu hóa lợi tức đầu tư (ROI) từ tài sản.
– Giai đoạn vận hành:
Ở bước khởi đầu, các doanh nghiệp chủ yếu phản ứng với sự cố thiết bị một cách bị động. Việc sửa chữa chỉ diễn ra khi có vấn đề phát sinh, dẫn đến thời gian ngừng hoạt động kéo dài, giảm doanh thu và tăng áp lực tài chính.
– Giai đoạn củng cố:
Doanh nghiệp bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của kế hoạch bảo trì và thực hiện các bước cơ bản để cải thiện. Mặc dù vẫn phụ thuộc nhiều vào phương pháp bảo trì phản ứng, họ dần kết hợp thêm các yếu tố như lập kế hoạch dự trữ phụ tùng và sửa chữa thay thế khi cần thiết, giúp tối ưu hóa nguồn lực.
– Giai đoạn tích hợp:
Lúc này, các khía cạnh tài chính được đưa vào quy trình , kế hoạch bảo trì. Doanh nghiệp tập trung vào ROI từ thiết bị, đầu tư vào kế hoạch bảo trì định kỳ và phòng ngừa. Các hoạt động như kiểm tra thường xuyên, bôi trơn, điều chỉnh và bảo dưỡng theo lịch trình. Lập kế hoạch trước sẽ giúp cải thiện thời gian trung bình giữa các sự cố (MTBF) của thiết bị.
– Giai đoạn tối ưu hóa:
Với sự tham gia của toàn bộ tổ chức và hỗ trợ từ ban lãnh đạo, doanh nghiệp bắt đầu chuyển sang kế hoạch bảo trì dự đoán. Dữ liệu thu thập được phân tích kỹ lưỡng để dự đoán sự cố tiềm ẩn, qua đó giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu suất thiết bị.
– Giai đoạn đổi mới:
Đây là bước tiến cao nhất, khi bảo trì trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống vận hành tổng thể. Doanh nghiệp tích hợp các công nghệ tiên tiến với sự tham gia của toàn bộ nhân sự, giúp tối đa hóa giá trị từ tài sản, bất kể mới hay cũ.
Theo báo cáo của Strategy&, việc trì hoãn bảo trì là thách thức lớn của ngành dầu khí, đặc biệt với thiết bị đã vượt tuổi thọ. Đầu tư vào chiến lược quản lý tài sản giúp tối ưu hóa MTBF, giảm rủi ro và tối đa hóa ROI tài sản, giúp đảm bảo hiệu quả bền vững. Một nghiên cứu của họ cũng chỉ ra rằng các công ty dầu khí hàng đầu thế giới có thể tiết kiệm tới 20% chi phí bảo trì bằng cách chuyển từ bảo trì phản ứng sang bảo trì dự đoán.
Những giai đoạn này không chỉ phản ánh sự trưởng thành trong chiến lược, kế hoạch bảo trì tài sản mà còn cho thấy tầm quan trọng của việc chuyển đổi từ cách tiếp cận truyền thống sang vận hành số hóa, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu chi phí, thời gian trung bình giữa các lần hỏng (MTBF), nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững.
4. Quản lý hệ sinh thái tài sản trong kế hoạch bảo trì bằng các công cụ EAM
Các hệ thống quản lý tài sản hiện đại với các công cụ EAM (Enterprise Asset Management) giúp tối ưu hóa quy trình và giảm chi phí vận hành qua các bước sau:
– Phân cấp tài sản (Asset Hierarchies) trong kế hoạch bảo trì:
Tạo cấu trúc phân cấp tài sản giúp doanh nghiệp theo dõi và hiểu rõ chi phí thực tế của từng tài sản. Điều này giúp lập kế hoạch bảo trì, kiểm soát chi phí và tránh đầu tư vốn không cần thiết.
– Kiểm soát tồn kho (Inventory Control):
Các công cụ EAM cung cấp khả năng theo dõi tồn kho theo thời gian thực, giúp giảm chi phí lưu trữ nguyên vật liệu và nâng cao hiệu quả quản lý kho. Bằng cách liên kết dữ liệu tồn kho với kế hoạch bảo trì, EAM có thể tự động đề xuất đặt hàng khi lượng tồn kho xuống dưới mức tối thiểu
– Kiểm soát và lập lịch bảo trì (Maintenance Control and Scheduling):
Giúp ngăn ngừa tình trạng làm ngoài giờ hoặc thời gian trễ trong bảo trì, từ đó nâng cao hiệu quả công việc của đội ngũ bảo trì và đảm bảo các công việc bảo trì được thực hiện đúng hạn. EAM cho phép lập lịch bảo trì dựa trên tình trạng thực tế của thiết bị, thay vì chỉ dựa trên thời gian cố định.
– Quản lý kiểm tra (Inspection Management):
Lập kế hoạch và kiểm soát các lộ trình kiểm tra tài sản, đặc biệt chú trọng vào các thành phần dễ gặp sự cố, giúp ngăn ngừa hỏng hóc.
– Quản lý bảo hành (Warranty Management):
Theo dõi tình trạng bảo hành của tài sản, giảm chi phí bảo trì không cần thiết và đảm bảo các công việc bảo trì chỉ thực hiện khi cần thiết.
– Lập kế hoạch bảo trì, đầu tư tài sản (Asset Investment Planning – AIP):
Phân tích hiệu suất tài sản để đưa ra các chiến lược bảo trì tối ưu, đảm bảo tiết kiệm chi phí và tối đa hóa ROI. AIP giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư thông minh, chẳng hạn như thay thế thiết bị cũ kỹ thay vì tiếp tục sửa chữa tốn kém.
Xem thêm về Quản lý tài sản doanh nghiệp (EAM), xu hướng mới và dự báo tương lai
5. Xây dựng kế hoạch và chương trình bảo trì dựa trên những thực tiễn tốt nhất
Để xây dựng chương trình bảo trì dựa trên những thực tiễn mới nhất, các doanh nghiệp có thể áp dụng năm phương pháp sau:
Đánh giá chiến lược bảo trì hiện có (Asset Maintenance Strategy):
Trước khi phát triển chương trình bảo trì dự đoán (Predictive Maintenance Program), công ty cần đánh giá các chỉ số hiện có, như tỷ lệ công việc được lên kế hoạch so với công việc phản ứng. Phân tích các chỉ số này theo từng loại tài sản giúp xác định hiệu suất và nguyên nhân sự cố. Ví dụ, nếu tỷ lệ công việc phản ứng cao đối với máy bơm, công ty cần xem xét nguyên nhân gây hỏng hóc thường xuyên và liệu có thể áp dụng bảo trì dự đoán cho loại máy bơm đó hay không.
Xác định tài sản chiến lược (Strategic Assets Identification):
Chỉ những tài sản ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu cần áp dụng bảo trì dự đoán. Các tài sản quan trọng, như lò phản ứng hoặc dây chuyền sản xuất, cần được xác định để giảm thiểu gián đoạn và tối ưu hóa hiệu suất. Một cách để xác định tài sản chiến lược là phân tích tác động của việc hỏng hóc từng loại tài sản đến sản lượng và doanh thu.
Xác định chỉ số tốt nhất của sự cố (Failure Indicators):
Phân tích lịch sử hiệu suất và các xu hướng để phát hiện sự cố tiềm ẩn. Các tài sản chiến lược có thể được theo dõi nhiều chỉ số để phát hiện sớm các vấn đề, tránh tín hiệu giả. Ví dụ, đối với tua-bin khí, các chỉ số như nhiệt độ, độ rung, áp suất dầu bôi trơn có thể được theo dõi để dự đoán sự cố.
Tự động hóa phân tích (Automated Analysis):
Tự động hóa việc phân tích dữ liệu vận hành thời gian thực giúp công ty hành động kịp thời, giảm độ trễ và tránh khối lượng công việc tồn đọng, đồng thời phát hiện sớm các vấn đề. Các hệ thống APM hiện đại có thể tự động phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và đưa ra cảnh báo khi phát hiện dấu hiệu bất thường.
Đo lường và hoàn thiện (Continuous Improvement and Measurement):
Doanh nghiệp cần liên tục đo lường và hoàn thiện kế hoạch bảo trì để cải thiện hiệu suất, giảm thiểu sự cố và đảm bảo khả năng mở rộng. Sử dụng các phương pháp đo lường phù hợp như OEE hay MTBF để tối ưu hóa hiệu quả và tăng tính sẵn sàng của thiết bị.
Các phương pháp này giúp tối ưu hóa kế hoạch chương trình bảo trì, cải thiện hiệu suất thiết bị (Equipment Performance), giảm thiểu sự cố (Failures) và tăng khả năng hiệu quả sản xuất (Production Efficiency).
Việc áp dụng các phương pháp hiện đại như bảo trì dự đoán (Predictive Maintenance) và quản lý hiệu suất tài sản (APM) trong chiến lược quản lý tài sản giúp các công ty trong ngành dầu khí không chỉ giảm thiểu sự cố mà còn tối ưu hóa hiệu suất và tăng trưởng bền vững. Bằng cách thực hiện lập kế hoạch đầu tư tài sản (AIP) chính xác và thông minh, doanh nghiệp có thể tối đa hóa ROI tài sản, từ đó đạt được lợi ích kinh tế cao nhất và gia tăng hiệu quả hoạt động trong dài hạn.
Công ty TNHH Công nghệ Niềm Tin hiện là đại diện của hãng Hexagon – Mỹ phân phối phần mềm Hexagon EAM tại Việt Nam. Mọi nhu cầu tư vấn và mua, trang bị phần mềm xin liên hệ:
Email: info@truetech.com.vn
Tel: 024-3776-5088
(Nguồn bài viết tham khảo:https://hexagonppm.highspot.com/items/6647d1de5ce072265ec48381?lfrm=rhp.0)
Quay lại