Những thách thức trong quá trình vận hành sản xuất
Các nhà máy sản xuất thường có đặc trưng là một dãy các thiết bị phức tạp và các cảm biến độ nhạy cao. Mỗi một loại tài sản này là một phần của một dây chuyền chuyển động liên tục để đảm bảo đạt được hiệu suất hoat động cao nhất. Hơn nữa, ngành sản xuất cũng đối mặt với áp lực liên tục về đảm bảo và nâng cao hiệu suất máy móc ở thời điểm hiện tại, trong khi vẫn phải triển khai áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất (Đặc biệt trong lĩnh vực tự động hóa). Ngoài ra, ngành sản xuất còn được biết tới là ngành luôn phải tuân thủ ở mức độ cao nhất các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thiết bị, an toàn lao động, môi trường,…
Để đáp ứng mục tiêu tạo ra những sản phẩm chất lượng cao với giá thành cạnh tranh, trong điều kiện phải tuân thủ nghiêm ngặt rất nhiều tiêu chuẩn hiện hành, công tác bảo dưỡng/sửa chữa thiết bị đã được nhìn nhận như một trong những nhân tố quyết định trong việc cắt giảm chi phí vận hành của các dây chuyền sản xuất. Chính vì thế, yêu cầu đối với công tác bảo dưỡng/sửa chữa đòi hỏi:
- Nhận diện nhanh những thay đổi trong quá trình hoạt động của thiết bị;
- Đảm bảo yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và hiệu suất hoạt động của thiết bị;
- Bảo dưỡng thiết bị trong mối tương quan phức tạp với thiết bị khác trong cùng dây chuyền;
- Nhận diện và quản lý được các yêu cầu công việc đối với những tài sản giá trị nhất;
- Tối ưu hóa thời gian hoạt động của thiết bị;
- Quản lý hiệu quả ca làm việc và vấn đề giao/nhận ca.
Giải pháp quản lý bào trì, bảo dưỡng và sửa chữa trong ngành sản xuất
Phần mềm quản lý tài sản và bảo dưỡng/sửa chữa thiết bị InforEAM của hãng Infor là một trong những sản phẩm hàng đầu trên thế giới. Phần mềm được xây dựng theo hướng tập trung giải quyết các bài toán quản lý về tài sản và bảo dưỡng/sửa chữa cho dây chuyền sản xuất chuyên ngành trong các lĩnh vực công nghiệp như Năng lượng, Dầu khí, Khai thác, Chế biến, Cơ khí chế tao, Bệnh viện, Thời trang, Khách sạn,…
Quản lý Thiết bị (Equipment Management)
InforEAM cho phép người sử dụng theo dõi được mỗi loại thiết bị một cách chi tiết và chính xác, bao gồm dữ liệu liên quan đến thiết bị như hóa đơn vật tư, kế hoạch bảo dưỡng, hợp đồng dịch vụ, quy trình an toàn, điểm đánh giá, lộ trình kiểm tra, dữ liệu chuyên ngành. Những dữ liệu này giúp quản lý quá trình vận hành hàng ngày và lịch sử dữ liệu để ra quyết định thay thế hay sửa chữa một cách hiệu quả nhất.
Vị trí của thiết bị (Operating Location)
InforEAM cho phép người sử dụng nhập và theo dõi vị trí của thiết bị (vị trí mà thiết bị đang hoạt động) đồng thời tổ chức các vị trí này thành một cấu trúc logic. Phiếu công việc (Work Order) có thể được lên kế hoạch, hoặc theo vị trí hoạt động, hoặc theo thiết bị ở từng vị trí đó. Vị trí hoạt động cho phép người dùng theo dõi được vòng đời của thiết bị (lịch sử) cũng như năng suất của thiết bị tại mỗi một địa điểm bất kỳ.
Quản lý Nguồn lực (Resources Management)
InforEAM cho phép theo dõi được nguồn nhân lực, bao gồm thông tin về nhân sự bảo dưỡng/sửa chữa như thợ cơ khí, thợ điện hay thợ hàn. Thêm vào đó, định mức ngày công cũng được quản lý để theo dõi chi phí lao động thực tế đối với tài sản hoặc thiết bị. Hệ thống cho phép nhà quản lý theo dõi được trình độ của mỗi nhân sự để có thể lên kế hoạch cho công việc. Khả năng đưa nhân sự vào từng nhóm lao động sẽ giúp cho nhà quản lý giao việc cho toàn nhóm chứ không riêng gì một cá nhân riêng lẻ.
An toàn lao động (Safety Plan)
InforEAM cho phép lên kế hoạch đảm bảo an toàn lao động với những khả năng sau:
- Đánh số kế hoạch an toàn lao động;
- Lên kế hoạch an toàn lao động cho những công việc đặc biệt;
- Theo dõi vật tư nguy hiểm đối với thiết bị và vị trí vận hành;
- Xác định kế hoạch an toàn lao động đối với thiết bị và vị trí vận hành;
- Xem và liên kết tài liệu;
- Gắn kết kế hoạch an toàn lao động với mỗi kế hoạch công việc, mỗi kế hoạch bảo dưỡng dự phòng và mỗi công việc;
- Tự động in kế hoạch an toàn lao động đối với mỗi công việc.
Quản lý công việc (Work Management)
InforEAM cho phép nhà quản lý xác định được công việc nào cần nhân sự nào và khi nào cần, bao gồm kế hoạch lâu dài và kế hoạch khẩn cấp.
Quản lý bảo dưỡng/sửa chữa (Maintenance Management)
- Lập công việc bảo dưỡng theo thời gian dựa trên công việc gần đây nhất hoặc ngày hoàn thành công việc gần đây nhất. Hiển thị được thời hạn cũng như kế hoạch công việc tiếp theo;
- Theo dõi quá trình mở rộng kế hoạch và điều chỉnh thời hạn tiếp theo;
- Thực hiện bảo dưỡng/sửa chữa theo kế hoạch đã lập;
- In kế hoạch tuần tự công việc khi cần;
- Tạo kế hoạch công việc theo tuần, tháng và quý;
- Xác định trước số ngày tạo công việc;
- Tạo kế hoạch bảo dưỡng cho một thiết bị để những vât tư mới cũng tự động được gán khi mua;
- Tạo mã số cho kế hoạch công việc để hệ thống có thể biết được cần thực hiện kế hoạch nào;
- Cho phép ghi đè thời gian để tạo bảo dưỡng khi có nhu cầu;
- Gán kế hoạch bảo dưỡng cho nhiều thiết bị hoặc vị trí của thiết bị;
- Tạo công việc theo nhóm (in batch) hoặc riêng lẻ (individually) cho một thiết bị bất kỳ;
- Có thể tích hợp với phần mềm tối ưu hóa để thực hiện RCM (Reliability Centered Maintenance).
Yêu cầu công việc (Work Request)
InforEAM cung cấp khả năng đưa ra yêu cầu công việc. Giao diện nhập liệu đơn giản nhằm tránh phải cung cấp quá nhiều thông tin. Mã số công việc có thể được cấp phát một cách tự động hoặc thủ công. Người yêu cầu có thể nhập dữ liệu ở mức tối thiểu còn người kiểm tra công việc có thể cung cấp thông tin bổ sung nếu cần.
Theo dõi công việc (Work Order Tracking)
InforEAM có tính năng theo dõi công việc bởi vì tính năng này là trái tim của một hệ thống liên quan đến quản lý công việc bảo dưỡng/sửa chữa. Dữ liệu sẽ được nhập một lần. Hệ thống theo dõi cho phép truy cập tức thời đến mọi thông tin cần thiết về kế hoạch chi tiết kể cả tình trạng của kế hoạch công việc, nhân lực, vật tư, thiết bị, chi phí, tài liệu liên quan và phân tích hỏng hóc.
Lịch sử thiết bị (Facility/Equipment History)
InforEAM cho phép lưu trữ lịch sử bảo dưỡng thiết bị bao gồm kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa, phục hồi, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng và những phần việc khác trong quá trình thực hiện (Bao gồm cả những công việc đã hoàn thành và bị hủy).
Quản lý tồn kho (Inventory Control)
InforEAM cho phép người sử dụng theo dõi được dòng lưu chuyển giữa các kho hàng, như thiết bị nào được chuyển đến/đi khỏi kho hàng, hoặc từ một vị trí này đến một vị trí khác, đồng thời cũng theo dõi được tình trạng tồn kho và loại thiết bị đặt hàng đặc biệt. Hệ thống cũng đảm bảo theo dõi được nhà cung cấp thiết bị, vị trí của thiết bị, giá và thiết bị thay thế có thể sử dụng khi cần.
Mua sắm (Purchasing)
InforEAM cho phép ra yêu cầu mua sắm vật tư đối với một công việc bất kỳ và theo dõi được tình trạng vận chuyển cũng như chi phí của vật tư đó. Khả năng này cho phép nhà quản lý bảo dưỡng xem xét những vấn đề ảnh hưởng đến kế hoạch và hiệu quả công việc. Việc mua sắm vật tư bên ngoài hệ thống có thể dẫn đến bỏ sót thông tin và ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện công việc, dẫn đến tình trạng dư thừa thiết bị. Những chức năng cần có là catalog của nhà cung cấp, hóa đơn, đơn hàng, tiếp nhận và kể cả yêu cầu báo giá.
Quản lý đội xe (Fleet Management)
Doanh nghiệp ngày nay có thể sử dụng hệ thống InforEAM để theo dõi công việc vận chuyển và đội xe, bao gồm lịch sử bảo dưỡng, số dặm đường, hợp đồng cho thuê, tỷ giá và thanh toán.
Chỉ số năng suất chính (KPIs – Key Performance Indicators)
InforEAM cho phép xây dựng KPI để đánh giá công tác bảo dưỡng/sửa chữa của doanh nghiệp. Đối tượng có thể lựa chọn sử dụng để lên mục tiêu hoạt động và đánh giá mức độ đạt được mục tiêu đó.
Báo cáo hợp nhất (Collaborated Reporting)
InforEAM cung cấp một hệ thống báo cáo hợp nhất với nhiều định dạng theo từng nhu cầu của người sử dụng.
Quay lại