EAM (Enterprise Asset Management) là một hệ thống quản lý bao gồm một tập hợp các quy trình và công cụ, cho phép doanh nghiệp theo dõi và quản lý tài sản của mình trong suốt vòng đời của tài sản, từ mua sắm, lắp đặt, vận hành, bảo trì sửa chữa, tháo gỡ, thanh lý.
Lợi ích của EAM
Đảm bảo máy móc thiết bị hoạt động với hiệu năng cao nhất, với chị phí vận hành thấp nhất, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp, là lợi ích tiên quyết, điều này mang lại các lợi ích cụ thể sau:
1. Giảm thiểu rủi ro
Hệ thống giám sát, theo dõi thường xuyên và kịp thời đưa ra những cảnh báo quan trọng đến cán bộ vận hành về những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của thiết bị, đồng thời đưa ra những thông tin về lịch sử hoạt động và gợi ý để người quản lý có kế hoạch xử lý trước khi sự cố có thể xảy ra, giúp giảm thiểu tai nạn lao động và tránh gây ra các vấn đề môi trường.
2. Giảm chi phí
Tối ưu hóa vật tư, phụ tùng lưu kho, đảm bảo vật tư dự phòng ở ngưỡng an toàn, tránh lãng phí cũng như giảm thiểu việc phải thực hiện các đơn hàng gấp, giá trị cao, kém chất lượng.
Giảm chi phí sửa chữa khi thiết bị gặp sự cố đột xuất, giảm tổn thất khi thiết bị không hoạt động gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.
3. Nâng cao giá trị doanh nghiệp
Theo dõi, phân tích, đánh giá và có những điều chỉnh phù hợp trong công tác quản lý, vận hành nhằm tối ưu hiệu quả sản xuất kinh doanh, mang lại giá trị ngày càng cao cho doanh nghiệp
Mục tiêu của EAM
Với việc đầu tư vào EAM, doanh nghiệp thiết lập một bức tranh toàn cảnh đáng tin cậy cho mình trong việc quản lý tài sản/thiết bị hiện được sử dụng/vận hành tại các đơn vị, bộ phận, khu vực, bao gồm cả thiết bị cố định hay di động:
1. Quản lý, giám sát tài sản tập trung
Toàn bộ tài sản được quản lý tập trung trên một nền tảng, người quản lý có thể dễ dàng tra cứu thông tin cần thiết cũng như tác nghiệp trên hệ thống với các nghiệp vụ quản lý tài sản theo từng cấp độ ưu tiên.Thông qua việc tổng hợp dữ liệu từ các phòng ban, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định và cung cấp các cảnh báo kịp thời và chính xác hơn về các vấn đề.
2. Xây dựng chiến lược bảo trì phòng ngừa:
Áp dụng các phương pháp bảo trì phòng ngừa nhằm duy trì hoạt động thiết bị dựa trên lịch sử hư hỏng trước đó, giải quyết và giảm thiểu tối đa các nguy cơ hỏng hóc đột ngột có thể xảy ra.
3. Quản lý tài sản kế thừa và cơ sở hạ tầng:
Ghi nhận, đánh giá dữ liệu hoạt động thường xuyên của thiết bị làm cơ sở xây dựng chiến lược quản lý rủi ro trong nghiệp vụ quản lý vòng đời tài sản, dự đoán tốt hơn thời điểm cần thực hiện sửa chữa, thay thế tài sản.
4. Tối đa hóa hiệu năng hoạt động của tài sản:
Các thiết bị đo lường, tự động hóa, giám sát, có thể cung cấp dữ liệu hoạt động theo thời gian thực kết hợp với các công cụ phân tích – đánh giá để đưa ra những cảnh báo và hành động khắc phục kịp thời, nhằm kéo dài hiệu năng hoạt động và tuổi thọ của tài sản cũng như báo cáo về bất kỳ hoạt động bảo trì phòng ngừa nào có thể cần thiết thực hiện.
5. Nâng cao công tác an toàn, sức khỏe, môi trường
Áp dụng các quy trình, quy định trong công tác quản lý an toàn sức khỏe, môi trường, theo dõi và đảm bảo tài sản vận hành đạt tiêu chuẩn.
6. Chuẩn hóa quy trình quản lý
Cho phép các nhóm bảo trì quản lý trên một hệ thống duy nhất với quy trình nghiệp vụ đã được chuẩn hóa, dữ liệu được quản lý tập trung phục vụ tác nghiệp theo quy định.
Các chức năng cơ bản của một hệ thống EAM
1. Quản lý vòng đời tài sản
Lưu trữ toàn bộ thông tin liên quan đến tài sản từ khi mua sắm, lắp đặt, vận hành, bảo trì, điều chuyển, tháo dỡ trong suốt vòng đời của tài sản; linh hoạt trong công tác tra cứu, báo cáo, phân tích đánh giá.
2. Lập kế hoạch
Kế hoạch công việc được lập và theo dõi chặt chẽ với nguồn lực phù hợp, chủ động trong việc chuẩn bị nguồn lực và tuân thủ kế hoạch thực hiện.
3. Quản lý thực hiện công việc
Theo dõi, giám sát các đội bảo trì – nhà thầu trong quá trình thực hiện công việc, đánh giá và đưa ra các chỉ đạo kịp thời đảm bảo đội bảo trì hoàn thành công việc an toàn, hiệu quả
4. Quản lý vật tư và chuỗi cung ứng
Nhu cầu sử dụng vật tư, dịch vụcần được lên kế hoạch và quản lý chặt chẽ trong quá trình thực hiện công việc, tránh lãng phí, bao gồm: vật tư thay thế, vật tư tiêu hao, công cụ dụng cụ, dịch vụ thuê ngoài, …
Hệ thống hỗ trợ người dùng trong việc chuẩn hóa cảnh báo về nhu cầu vật tư, công tác mua sắm, quản lý chuỗi cung ứng, tồn kho vật tư.
5. Quản lý nhân lực
Đào tạo, kiểm tra giám sát nhân sự và nhà thầu thực hiện công việc, đảm bảo nhân sự đủ trình độ chuyên môn và có các chứng chỉ phù hợp với công việc.
6. Quản lý tài chính – kế toán
Với việc lập kế hoạch và theo dõi thực hiện công việc, hệ thống EAM có thể tổng hợp và đưa ra bảng tổng hợp các chi phí phục vụ công tác quản lý tài chính như: chi phí vật tư, công cụ dụng cụ, nhân công, chi phí hoạt động của phụ tùng dựa theo định mức, …,cho từng thiết bị hoặc từng đợt bảo trì.
7. Báo cáo và phân tích
Toàn bộ thông tin thiết bị, công việc, vật tư, … được lưu trữ phục vục công tác báo cáo theo nghiệp vụ của đơn vị, đảm bảo kịp thời, chính xác.
Thông tin hoạt động của thiết bị được giám sát tức thời, kết hợp với các tiêu chuẩn - thông số an toàn của nhà sản xuất, sẽ được phân tích, đánh giá, trên cơ sở đó đưa ra các cảnh báo khi hoạt động của thiết bị có xu hướng lệch chuẩn; cán bộ vận hành, giám sát dựa trên các thông tin trên để theo dõi, đưa ra các quyết định kịp thời để giải quyết triệt để nguyên nhân gốc rễ của việc hỏng hóc thiết bị.
8. Quản lý hợp đồng
EAM Cung cấp một giải pháp toàn diện trong công tác quản lý hợp đồng bao gồm: hợp đồng mua sắm, thuê dịch vụ, thuê nhân lực, …, từ công tác lập yêu cầu/đơn hàng đến theo dõi chào giá, lựa chọn nhà thầu, … cho đến khi hợp đồng được hoàn thành.
Sản phẩm liên quan của giải pháp:
Quay lại