fbpx

Downtime của thiết bị trong sản xuất

Giữ vững sự hoạt động ổn định trong một doanh nghiệp là đảm bảo các sản phẩm được sản xuất đúng thời hạn và chất lượng theo kế hoạch sản xuất kinh doanh. Điều đó có nghĩa là cần đảm bảo hệ thống máy móc hoạt động ổn định và hiệu quả, tránh tình trạng dừng máy đột ngột, dẫn đến việc mất thời gian sản xuất, tốn chi phí sửa chữa, không đảm bảo tiến độ sản xuất, dẫn đến các tổn thất cho doanh nghiệp.

21122023a

Trong sản xuất, Downtime là một trong những vấn đề nan giải mà hầu như doanh nghiệp nào cũng gặp phải. Giảm thiểu downtime là chìa khóa để kiểm soát chi phí và tăng lợi nhuận, việc này cũng quan trọng như việc tối đa hóa chất lượng và sản lượng trong sản xuất kinh doanh.

DOWNTIME LÀ GÌ?

Downtime được hiểu là thời gian ngừng sản xuất, là bất kỳ khoảng thời gian nào mà các hoạt động sản xuất trong nhà máy bị gián đoạn – thường là do thiết bị bị lỗi, phải bảo trì tài sản theo lịch trình, và đều dẫn đến sự sụt giảm sản lượng sản xuất.

Có hai loại Downtime trong sản xuất:

  • Downtime có kế hoạch: Thời gian dừng hoạt động theo kế hoach định trước nhằm phục vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, thay đổi sản phẩm.
  • Downtime ngoài kế hoạch: Thời gian dừng hoạt động không có kiểm soát do thiết bị lỗi, sự cố, không thể tiếp tục quá trình sản xuất.

Các loại Downtime đều có giá của nó, tuy nhiên điều quan trọng đối với các nhà sản xuất là đưa ra các phương án tối ưu để vân hành hoạt động của máy móc như một hình thức phòng ngừa nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng dừng máy ngoài kế hoạch, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.

21122023b

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN DOWNTIME

1. Downtime có kế hoạch

Là việc lập kế hoạch và triển khai công việc định kỳ cho máy móc thiết nhằm nâng cao độ tin cậy của máy móc thiết bị và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Các công việc cụ thể:

  • Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị định kỳ;
  • Sửa chữa lớn định kỳ các thiết bị, máy móc quan trọng;
  • Nâng cấp, cải hoán hệ thống, thiết bị nhằm tăng năng suất, hiệu suất dây chuyền;
  • Thay đổi thiết kế quy trình, máy móc phục vụ chuyển đổi sản phầm trong sản xuất.

2. Downtime ngoài kế hoạch

Đây là sự cố phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, việc hư hỏng thiết bị đột xuất nằm ngoài khả năng dự báo của cán bộ vận hành, cán bộ bảo dưỡng sửa chữa và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tốn chi phí khắc phục để đưa thiết bị vào hoạt động trở lại. Các sự cố bao gồm:

  • Sự cố máy móc, thiết bị: Thiết bị gặp sự cố không thể tiếp tục hoạt động có thể làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, đặc biệt đối với các hệ thống, thiết bị con một, không có dự phòng. Điều này dẫn đến việc phải dừng sản xuất để khắc phục sự cố, tăng thời gian down time;
  • Sự cố đường truyền – kết nối mạng: Các hệ thống – thiết bị quan trọng hiện này hầu hết đều được kết nối mạng nhằm quản lý, vận hành tập trung. Sự cố về kết nối có thể gây ảnh hưởng nếu thông tin không được kiểm soát kịp thời, dẫn đến chậm đưa ra các hành động thực thi trong công tác vận hành thiết bị;
  • Bảo trì bảo dưỡng không đúng quy trình, khuyến cáo: Việc bảo trì, bảo dưỡng, thay thế linh kiện khi đến hạn nếu không được thực hiện đúng cách, đúng khuyến cáo sẽ dẫn đến việc thiết bị sẽ thường xuyên hư hỏng, ngoài ra còn có thể gây ra các sự cố nguy hiểm đến nhân viên vận hành;
  • Vận hành không đúng quy trình: Việc vận hành thiết bị không đúng quy trình sẽ gây ra nguy hiểm cho thiết bị, dây chuyền, cũng như giảm tuổi thọ của thiết bị, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của đơn vị.

NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA DOWNTIME ĐẾN DOANH NGHIỆP

Có thể nói, downtime của thiết bị dẫn đến nhiều hệ quả, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và sự vận hành  của doanh nghiệp, những thiệt hại về chi phí mà nó gây ra có thể kể kể đến như sau:

1. Chi phí hữu hình

  • Suy giảm về sản lượng: Việc dừng sản xuất do downtime sẽ dẫn đến sản lượng sản xuất sụt giảm do máy móc, dây chuyền làm việc không hiệu quả, làm ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của đơn vị cũng như tiềm ẩn những rủi ro khi không đáp ứng được các đơn hàng theo kế hoạch;
  • Suy giảm về công suất nhà máy: Việc dừng sản xuất khiến công suất nhà máy hoạt động dưới mức thiết kế trong một khoảng thời gian. Điều này có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp với nhu cầu ngày càng tăng trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất;
  • Không tối ưu trong việc sử dụng lao động: Việc dừng sản xuất sẽ ảnh hưởng đến việc đơn vị vẫn phải chi trả chi phí nhân công trong khi không tạo ra sản phẩm. Điều này dẫn đến không tối ưu năng lực sử dụng lao đông, làm tăng chi phí thực tế của nhà máy;
  • Vấn đề hàng tồn kho: Để ngừng hoạt động sản xuất, đơn vị phải lưu trữ số lượng hàng tồn kho nhất định. Chi phí lưu kho sẽ ảnh hưởng đến chi phí cung của doanh nghiệp;
21122023d

2. Chi phí vô hình

  • Giảm năng lực sản xuất: Việc dừng sản xuất do downtime sẽ gây ra việc trì trệ trong sản xuất, đơn vị không có đủ sản phẩm cung cấp cho khách hàng theo kế hoạch sẽ làm giảm khả năng đáp ứng của doanh nghiệp đối với thị trường;
  • Tăng áp lực cho nhân viên: Áp lực của nhân viên về việc phải xử lý các sự cố trong thời gian sớm nhất cũng như áp lực của nhân viên vận hành lại thiết bị sau khi xử lý sự cố có thể làm nhân viên quá tải. Ngoài ra, áp lực từ đối tác, khách hàng cũng là một nguyên nhân gây căng thẳng cho nhân viên;
  • Tăng áp lực trong hoạt động của thiết bị: Việc tăng hiệu suất của thiết bị để bù lại thời gian downtime tiềm ẩn nguy cơ thiết bị sẽ bị đẩy lên hoạt động với công suất cao, dẫn đến nguy cơ hư hỏng thiết bị.
21122023e

CÁC PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ DOWNTIME

Downtime luôn là vấn đề nhức nhối hiện hữu đối với các doanh nghiệp, việc loại bỏ downtime hoàn toàn là không thể thực hiện được. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể nghiên cứu và áp dụng các biện pháp giảm downtime dưới đây:

1. Ứng dụng các nền tảng, phần mềm công nghệ:

Phần mềm quản lý bảo trì bảo dưỡng giúp đơn vị quản lý chi tiết thông tin thiết bị, lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng thiết bị tự động cũng như chuẩn bị nguồn lực về vật tư, nhân công, thời gian thực hiện, giúp các thiết bị hoạt động ổn định, hiệu quả, tránh các sự cố hỏng hóc đột ngột trong quá trình vận hành;

2. Sử dụng công nghệ máy móc để phân tích dự đoán

Sử dụng các công cụ học máy và phân tích để phân tích dữ liệu hoạt động của của máy móc thiết bị trong quá trình vận hành, theo dõi xu hướng hoạt động của thiết bị để đưa ra những dự đoán. Kịp thời đưa ra những cảnh báo đến nhân viên vận hành khi thông số vận hành của thiết bị có chiều hướng tiêu cực.

  • Giám sát dựa trên điều kiện máy: Giám sát các thông số vận hành theo thời gian thực, phát hiện và đưa ra các cảnh báo cho nhân viên vận hành khi có lỗi xảy ra.
  • Phân tích dự đoán: Phân tích và đưa ra các cảnh báo kèm theo các yêu cầu cần kiểm tra, khắc phục tùy thuộc vào mức độ lỗi.

3. Triển khai IoT

IoT cho phép các cảm biến được lắp đặt trên máy móc thiêt bị được kết nối thông minh với hệ thống quản lý tập trung. Sử dụng IoT có thể cho phép người quản lý kiểm tra, giám sát toàn bộ hiện trạng hoạt động từ nhà máy. Qua đó, người quản lý có thể vận hành, theo dõi những sự cố có khả năng xảy ra.

Sản phẩm liên quan của giải pháp:

HxGN EAM

Spread the love
Quay lại

Bài liên quan

XEM NHIỀU