fbpx

Bảo trì phòng ngừa bằng HxGN EAM

Trên thực tế, chi phí cho công việc sửa chữa nhằm đưa thiết bị quay lại vận hành sau khi xảy ra sự cố có thể tốn kém hơn rất nhiều so với chi phí bảo trì khi các sự cố, hỏng học được phát hiện sớm và có biện pháp ngăn ngừa kịp thời. Việc ứng dụng phương pháp bảo trì phòng ngừa sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán này.

Bảo trì phòng ngừa (Preventive maintenance) là phương pháp bảo trì được lập kế hoạch cụ thể và thực hiện định kỳ đối với máy móc thiết bị, nhằm tăng năng suất, tuổi thọ thiết bị cũng như phát hiện, khắc phục những nguy cơ tiềm tàng có thể gây hỏng hóc đột ngột trước khi nó có thể xảy ra.

Việc tuân thủ công việc bảo trì theo kế hoạch cụ thể của chiến lược bảo trì phòng ngừa không chỉ giúp đơn vị hoàn thành công tác bảo trì đúng kế hoạch, hiệu quả, mà còn hỗ trợ trong công tác ghi nhận thông tin các lần bảo trì, xác định các lỗi, phân tích, dự đoán các sự cố có thể xảy ra. Trên cơ sở đó, người dùng có thể đánh giá tổng quan tình trạng thiết bị và chủ động đưa ra biện pháp khắc phục, hoặc có kế hoạch chuẩn bị các thiết bị, phụ tùng thay thế để giảm thiểu rủi ro khi dừng thiết bị.

25082022a

Các biện pháp bảo trì phòng ngừa khi được thực hiện một cách hiệu quả sẽ đem lại những lợi ích sau cho doanh nghiệp:

  • Duy trì năng suất, tuổi thọ của máy móc nhằm đảm bảo khả năng hoạt động ổn định của thiết bị và dây chuyền sản xuất;
  • Hạn chế việc dừng thiết bị đột ngột dẫn đến gián đoạn trong quá trình sản xuất;
  • Tiết kiệm thời gian, chi phí cho các hoạt động sửa chữa, khắc phục sự cố;
  • Chủ động trong công tác lập kế hoạch công việc, vật tư, nhân lực, thời gian;
  • Ngăn ngừa tai nạn lao động, rủi ro trong quá trình vận hành và sản xuất;
  • Duy trì hoạt động hiệu quả, tăng năng suất làm việc;
  • Nâng cao uy tín doanh nghiệp nhờ việc sản xuất đảm bảo tiến độ cung cấp hàng hóa, thỏa mãn yêu cầu khách hàng về chất lượng và đúng thời hạn..
25082022b

Với những lợi ích mang lại cho doanh nghiệp, hiện nay bảo trì phòng ngừa đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược bảo dưỡng thiết bị. Bảo trì phòng ngừa thường được phân chia thành 04 loại chính như sau:

  • Bảo trì định kỳ (Periodic Maintenance hoặc Time-based Maintenance): Là loại hình bảo trì được thực hiện định kỳ theo ngày lịch (Năm, Quý, Tháng, Tuần). Bảo trì định kỳ được thực hiện dựa theo khuyến cáo của nhà sản xuất trên cơ sở tính toán hệ số Thời gian trung bình giữa các lần hỏng hóc (Mean Time Between Failure [MTBF]). Bảo trì định kỳ cũng bao gồm hai loại bảo trì khác là Bảo trì dựa trên lỗi được phát hiện (Failure Finding Maintenance [FFM]) và Bảo trì dựa trên độ rủi ro (Risk Based Maintenance [RBM]). Đây là hai phương pháp bảo trì dựa trên việc kiểm tra chi tiết một bộ phận, phụ tùng của thiết bị, từ đó đưa ra đánh giá những nguy cơ hỏng hóc có thể xảy ra cho thiết bị.
  • Bảo trì dựa trên điều kiện (Condition-based Maintenance): Là loại hình bảo trì được thực hiện khi một thông số đọc (meter reading) cho thấy đã đến lúc thiết bị cần được thực hiện bảo trì. Thông thường, tất cả các thông số đọc đều dựa trên thời gian vận hành, theo đó các hoạt động bảo trì được kích hoạt khi thông số đạt được đến ngưỡng vận hành đã được quy định trước trong phần mềm.
  • Bảo trì dự đoán (Predictive Maintenance): Là loại hình bảo trì nâng cao nhằm tránh trường hợp bảo trì phòng ngừa quá nhiều hoặc quá ít cho một thiết bị. Loại hình bảo trì này kiểm soát tình trạng của thiết bị bằng các cảm biến nhằm phát hiện những chỉ dấu bất thường của thiết bị để đưa ra phiếu công việc bảo trì. Đây có thể coi là giải pháp bảo trì “đúng thời điểm” (Just-In-Time [JIT]).
  • Bảo trì theo chỉ định (Prescriptive Maintenance): Là loại hình bảo trì tương tự như bảo trì dự đoán như tiên tiến hơn bằng cách phân tích điều kiện hoạt động của thiết bị theo thời gian, đánh giá rủi ro và đưa ra những khuyến cáo bảo trì chuyên biệt, được chỉ định riêng cho mỗi thiết bị và vượt ra ngoài khuyến cáo thông thường của nhà sản xuất, để tối ưu vòng đời sử dụng dựa trên thực tiễn vận hành.
25082022c

Việc phân tích, lựa chọn chủng loại thiết bị phù hợp với phương pháp bảo trì này rất quan trọng và không nên nhất thiết áp dụng bảo trì phòng ngừa cho toàn bộ tài sản của đơn vị. Các tài sản nên áp dụng phương pháp bảo trì phòng ngừa có thể kể đến như:

  • Thiết bị lớn, quan trọng và đắt tiền trong dây chuyền;
  • Thiết bị duy nhất và không có dự phòng;
  • Thiết bị khi xảy ra sự cố hoặc các vấn đề hư hỏng có thể khắc phục và bảo trì thường xuyên;
  • Thiết bị có độ hư hỏng, hao mòn theo thời gian sử dụng.

Các phương pháp bảo trì đều mang lại những ưu điểm nhất định nên việc phân tích, đánh giá và áp dụng các loại hình phù hợp với từng chủng loại máy móc thiết bị của doanh nghiệp là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Việc kết hợp các phương pháp bảo trì khác nhau trong cùng một nền tảng HxGN EAM không những phát huy tối đa hiệu suất hoạt động bảo trì mà còn tối ưu chi phí trong quá trình vận hành và sản xuất kinh doanh của đơn vị.

25082022d

Sản phẩm liên quan của giải pháp:

HxGN EAM

Spread the love
Quay lại

Bài liên quan

XEM NHIỀU