fbpx

7 Bước Ứng Dụng Bảo Trì Dự Đoán Hiệu Quả với RCM – Giải Pháp Tối Ưu Hóa Hiệu Suất Tài Sản

Sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật số đã khiến bảo trì truyền thống trở nên lỗi thời. Phương pháp bảo trì dự đoán dựa trên độ tin cậy (Reliability-Centered Maintenance (RCM) xuất hiện như một giải pháp vượt trội, giúp doanh nghiệp duy trì hiệu suất tài sản, giảm thiểu rủi ro gián đoạn và tối ưu hóa nguồn lực. Cùng tìm hiểu 7 bước triển khai RCM hiệu quả và vai trò quan trọng của Hexagon trong giải pháp.

Reliability-Centered Maintenance (RCM)

 1. Giới thiệu tổng quan về vai trò, sự cần thiết và lợi ích của RCM bảo trì dự đoán hiệu quả

Trong thời đại công nghiệp 4.0, khi công nghệ và độ phức tạp của thiết bị tăng cao, bảo trì truyền thống trở nên kém hiệu quả không còn đủ để đảm bảo hiệu suất và độ bền của tài sản. Đây là lý do mà RCM trở thành chiến lược bảo trì dự đoán hiệu quả được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Vậy phương pháp RCM là gì? Thay vì bảo trì theo lịch cố định, RCM tập trung vào việc hiểu rõ thiết bị, dự đoán rủi ro và áp dụng các biện pháp bảo trì đúng lúc, đúng cách cho từng loại tài sản. Đây là giải pháp lý tưởng để tăng độ tin cậy và hiệu quả cho tài sản của doanh nghiệp.

Vậy phương pháp RCM là gì? Thay vì bảo trì theo lịch cố định, RCM tập trung vào việc hiểu rõ thiết bị, dự đoán rủi ro

Vai trò của RCM:

  • Giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động: Phát hiện sớm sự cố tiềm ẩn để có giải pháp kịp thời.
  • Tối ưu hóa chi phí: Giảm lãng phí tài nguyên nhờ vào việc bảo trì đúng thời điểm.
  • Nâng cao độ tin cậy: Duy trì thiết bị ở trạng thái hoạt động tốt nhất.

Lợi ích:

  • Tăng năng suất và hiệu quả vận hành.
  • Cải thiện an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
  • Đáp ứng các yêu cầu khắt khe về tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật.

2. 7 bước để triển khai hệ thống bảo trì dự đoán (RCM)

Để triển khai hiệu quả hệ thống bảo trì dự đoán theo phương pháp RCM, doanh nghiệp cần một quy trình rõ ràng. Dưới đây là 7 bước quan trọng giúp doanh nghiệp áp dụng RCM hiệu quả, đảm bảo tối ưu hóa hiệu suất tài sản và giảm thiểu rủi ro trong vận hành.

7 bước để triển khai hệ thống bảo trì dự đoán (RCM)

Bước 1: Xác định tài sản trong danh mục tài sản chính

Để bắt đầu, cần thực hiện ba bước quan trọng: xác định tiêu chí lựa chọn, quyết định các thành phần dữ liệu và sắp xếp tổ chức các tiêu chí này nhằm hỗ trợ việc tìm kiếm, duy trì và phân tích dữ liệu. Việc xác định các tài sản là quan trọng nhất đối với hoạt động doanh nghiệp. Danh sách này giúp tập trung nguồn lực vào những thiết bị có tác động lớn đến năng suất, an toàn và môi trường.

Bước 2: Xác định xếp hạng độ quan trọng của tài sản (asset criticality ranking-ACR )

Phân loại tài sản theo mức độ ảnh hưởng. Việc xem xét các yếu tố như hoạt động sản xuất, tần suất sử dụng, chi phí thay thế, ảnh hưởng tới an toàn và môi trường sẽ giúp các doanh nghiệp xác định và ưu tiên bảo trì các tài sản có rủi ro cao.  Các doanh nghiệp  có thể điều chỉnh các yếu tố này phù hợp với đặc thù riêng của mình. Việc mô tả chi tiết và xác định tác động cụ thể của từng yếu tố là rất quan trọng để để đảm bảo sự nhất quán và đạt được sự đồng thuận trong toàn tổ chức.

Số ACR càng cao, việc theo dõi các dấu hiệu hỏng hóc và lập kế hoạch bảo trì dự đoán, can thiệp sớm càng quan trọng. Cuối cùng, hệ thống xếp hạng phải là hệ thống đáng tin cậy và được áp dụng triệt để để làm cơ sở thiết lập thứ tự ưu tiên bảo trì, thúc đẩy hiệu quả hoạt động và cải tiến liên tục công tác bảo trì trong doanh nghiệp

Bước 3: Tối ưu hóa chương trình bảo trì dự đoán

Sau khi xác định thứ hạng các nhóm tài sản, bước tiếp theo là phát triển các kế hoạch và nhiệm vụ bảo trì phòng ngừa hay bảo trì định kỳ (PM) thông qua quy trình tối ưu hóa bảo trì chủ động (PMO). Quy trình PMO bao gồm các bước:

  • Xác định các dạng hỏng hóc
  • Hiểu các rủi ro liên quan đến từng dạng hỏng hóc
  • Áp dụng chiến lược bảo trì chủ động phù hợp với rủi ro đó
  • Quyết định các nhiệm vụ bảo trì cần thiết cho từng tài sản

Có nhiều phương pháp có thể sử dụng để xác định các chế độ hỏng hóc. Cần chú ý đến xếp hạng độ quan trọng của tài sản  (ACR) để đảm bảo các nhóm tài sản quan trọng nhất được đánh giá với mức độ ưu tiên và chính xác cao

Đồng thời, tập trung đánh giá các chế độ hỏng hóc có ảnh hưởng lớn nhất đến tài sản hoặc nhóm tài sản. Phép tính được sử dụng để phân loại các chế độ hỏng hóc là số ưu tiên rủi ro (RPN) gồm các yếu tố tiêu chuẩn: mức độ nghiêm trọng, khả năng xảy ra và khả năng phát hiện.. Điều này đảm bảo các tài sản quan trọng luôn được theo dõi sát sao.

Bước 4: Phân tích phụ tùng thay thế

Ngoài kế hoạch bảo trì dự đoán định kỳ (PM) và kế hoạch nhiệm vụ, việc thực hiện phân tích phụ tùng thay thế (SPA) cũng là điều cần thiết. Các bước thực hiện SPA tương tự như quy trình tối ưu hóa bảo trì chủ động PMO bao gồm:

  • Xác định các dạng hỏng hóc đảm bảo tất cả các phụ tùng dự trữ đều được liên kết với một dạng chế độ hỏng hóc cụ thể )
  • Đánh giá mức độ rủi ro từng dạng hỏng hóc
  • Phân loại phụ tùng theo mức độ rủi ro

Việc thực hiện PMO và SPA song song sẽ mang lại hiệu quả cao, vì cả hai đều dựa trên việc nhận dạng và phân loại chế độ hỏng hóc. Thông thường các phụ tùng quan trọng nên được dự trữ tại chỗ để đảm bảo sửa chữa nhanh chóng, trong khi các phụ tùng ít quan trọng hơn có thể đặt hàng theo yêu cầu. Tuy nhiên, mMỗi doanh nghiệp cần xác định xây dựng chiến lược phù hợp với tình hình cụ thể của mình, tùy thuộc vào yêu cầu và điều kiện thực tế của hoạt động sản xuất.

Bước 5: Giám sát chương trình PM trong bảo trì dự đoán

Mục đích của phân tích số liệu là đo lường và đánh giá độ tin cậy của một tài sản hoặc nhóm tài sản và đồng thời đánh giá hiệu quả của chiến lược đảm bảo độ tin cậy đang áp dụng. Để đảm bảo thực hiện việc tính toán phân tích một cách nhất quán cần xác định rõ ràng các tiêu chí đánh giá bên cạnh đó đội ngũ kỹ thuật cần hiểu rõ tầm quan trọng của các tiêu chí và tác động tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh doanh nghiệp. Phương pháp chính để đảm bảo tính nhất quán trong phân tích là xác nhận các nguồn dữ liệu và tính toàn vẹn của dữ liệu trong các nguồn đó. Hai nguồn dữ liệu phổ biến nhất để thu thập thông tin độ tin cậy là các lệnh công việc (work orders) và lịch sử mã đóng (closing code histories).

Bước 6: Xác định nguyên nhân hỏng hóc trong bảo trì dự đoán

Sau khi liệt kê các dạng hỏng hóc của từng nhóm tài sản, các thông tin này có thể được liên kết với các lệnh công việc bảo trì phản ứng. Việc liên kết này cung cấp khả năng dự đoán, phân tích dữ liệu hỏng hóc một cách hiệu quả. Đây là bước cuối cùng trong quy trình Bảo trì Tập trung Độ Tin cậy RCM, vì khi xác định được nguyên nhân gốc rễ của các sự cố, từ đó áp dụng các giải pháp triệt để nhằm ngăn ngừa tái diễn.

Bước 7: Lặp lại và cải tiến liên tục 

Dữ liệu thực tế là chìa khóa để thực hiện phân tích và đưa ra các khuyến nghị hiệu quả. Giai đoạn thu thập dữ liệu là bước tốn thời gian nhất nhưng lại là bước quan trọng nhất, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác trong việc xác định vấn đề. Tùy thuộc vào phương pháp phân tích nguyên nhân gốc rễ, việc phân tích dữ liệu có thể được tùy chỉnh linh hoạt. Các khuyến nghị phát triển nên tập trung vào việc cải thiện các nhiệm vụ chủ động và tối ưu hóa kho dự trữ phụ tùng vì RCM là một quy trình liên tục. Thông qua việc đánh giá và cải tiến định kỳ, doanh nghiệp sẽ duy trì được hiệu quả hoạt động và cập nhật với các thay đổi kỹ thuật.

Xem thêm Giải pháp bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị sản xuất

3. Về Hexagon – Đơn vị tiên phong trong giải pháp RCM

Hexagon là tập đoàn hàng đầu thế giới trong việc cung cấp các giải pháp số hóa và tự động hóa quản lý tài sản. Với công nghệ cảm biến tiên tiến, phần mềm thông minh và kinh nghiệm chuyên môn vượt trội, Hexagon giúp doanh nghiệp:

  • Thiết kế, vận hành và duy trì tài sản một cách hiệu quả hơn.
  • Tối ưu hóa dữ liệu để cải thiện năng suất và chất lượng.
  • Đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững kinh tế và môi trường.

Hexagon luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình hiện đại hóa quản lý tài sản, giúp tối ưu hóa chi phí và nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Về Hexagon - Đơn vị tiên phong trong giải pháp RCM

Ứng dụng RCM không chỉ là một bước tiến trong quản lý tài sản mà còn là chiến lược dài hạn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực, giảm chi phí và duy trì hiệu suất ổn định. Với sự hỗ trợ từ Hexagon, doanh nghiệp có thể tự tin triển khai RCM một cách hiệu quả và bền vững, sẵn sàng đối mặt và thích nghi với những thay đổi của thị trường trong tương lai.

Công ty TNHH Công nghệ Niềm tin hiện là đại diện của hãng Hexagon, Mỹ phân phối các giải pháp tiên phong từ Hexagon tại Việt Nam. Mọi nhu cầu tư vấn và mua sắm phần mềm xin liên hệ tới:

Email: info@truetech.com.vn

Tel: 024-3776-5088

(Nguồn bài viết tham khảo: https://aliresources.hexagon.com/operations-maintenance/7-steps-to-predictive-maintenance)

Spread the love
Quay lại

Bài liên quan

XEM NHIỀU