fbpx

TP.HCM công bố đề án đô thị thông minh: Nhận diện và định vị người dân

( Zing.vn) Chiều 26/11, UBND TP.HCM đã tổ chức lễ công bố đề án “Xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025”. Ngoài mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển các lĩnh vực công nghệ cao, TP.HCM hướng đến hình thức quản trị đô thị hiệu quả trên cơ sở các dự báo.
Phát biểu tại lễ công bố, Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng thành phố thông minh là nơi tích hợp được các nguồn lực, sử dụng được các công nghệ tiên tiến nhất gắn với Internet và trí tuệ nhân tạo.

“Tại sao không nói nông thôn thông minh mà nói đô thị thông minh trước. Vì đô thị là trung tâm của kinh tế và trung tâm của nhiều vấn đề. Đô thị càng phát triển thì các vấn đề như giao thông, bùng nổ dân số, tội phạm gia tăng. TP.HCM là nơi đầu tiên có đề án đô thị thông minh là đúng vì chúng ta bức xúc nhiều nhất thì phải làm”, Bí thư Nhân nói.
Theo người đứng đầu Thành uỷ, bốn mục tiêu mà thành phố thông minh đặt ra là: Phát triển kinh tế cao và bền vững, môi trường sống của người dân tốt, hạ tầng, chất lượng không khí tốt. Với thành phố thông minh, bản thân người dân cũng phát huy tối đa quyền của mình bằng cách tham gia giám sát chính quyền.
“Bản chất làm đô thị thông minh là bớt giật mình, vì mọi thứ dự báo được. Nếu có đủ số liệu ngập nước, triều cường, thời tiết trong 1 năm, thì có thể dự báo được tình hình thời tiết, ngập nước trong đô thị. Dự báo không tính bằng tay được, phải dùng máy tính, phần mềm”, ông Nhân bày tỏ.
Một phần của đề án thành phố thông minh đã được thử nghiệm tại một số quận, huyện. Quận 1 và quận 12 đang thử nghiệm số hoá dữ liệu y tế tại bệnh viện.

định vị
Đô thị thông minh cho phép dự báo trước các vấn đề kẹt xe, ngập úng để chính quyền và người dân chủ động đối phó. Ảnh: Tùng Tin.

Sở GTVT cũng đã hình thành Trung tâm giám sát và điều khiển giao thông tập trung đặt tại trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn. Trung tâm kết nối với hơn 500 camera nhằm ghi nhận tình hình và tham gia điều khiển giao thông trong thành phố.
Trung tướng Lê Đông Phong (Giám đốc Công an TP.HCM) cho biết công an TP cũng đang thí điểm hệ thống giám sát định vị người và phương tiện giao thông, phục vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự. Từ tháng 3, hệ thống camera giám sát kết nối với trung tâm dữ liệu đã được lắp đặt. Theo ông Phong, hệ thống giúp nhận dạng biển số xe, gương mặt, tích hợp với bản đồ số.
“Từ dữ liệu có được, hệ thống này có khả năng phát hiện các phương tiện di chuyển có hành vi không bình thường. Thông qua nhận diện khuôn mặt, hệ thống cũng đưa ra cảnh báo về các đối tượng bị truy nã, khả nghi báo cho các vị trí cảnh sát trên thực địa”, ông Phong nói.
Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch Tập đoàn VNPT – đơn vị tư vấn cho đề án, cho biết Đề án thành phố thông minh của TP.HCM đã tham khảo rất nhiều mô hình của các nước trên thế giới. Trong đó có New York, Chicago (Mỹ), Barcelona (Tây Ban Nha) và một số thành phố Châu Á. Đề án đã xác định lộ trình đầu tư trong các giai đoạn với chi phí đầu tư hợp lý.

TP.HCM được đề xuất những cơ chế, chính sách đặc thù gì? Dự thảo Nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM đề xuất thành phố có thêm quyền tự quyết với ngân sách để đầu tư cơ sở hạ tầng.

‘TP.HCM cần 167 năm mới đạt chuẩn giao thông đô thị’

Theo Bí thư Nhân với tốc độ phát triển như hiện tại, TP.HCM cần 167 năm nữa mới đạt chuẩn giao thông đô thị. Nếu muốn đạt trong 25 năm tới, tốc độ xây đường phải gấp 7 lần.

Hà Hương

Spread the love
Quay lại

Bài liên quan

XEM NHIỀU