Bảo dưỡng thiết bị nhà máy theo điều kiện

Nhìn chung, thiết bị được phân thành các loại như sau:

  • Thiết bị tĩnh: Là loại thiết bị cố định và không chu chuyển bất kỳ một loại vật chất nào nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng trong quá trình vận hành. Một số thiết bị tĩnh điển hình bao gồm: Thiết bị trao đổi nhiệt, Đường ống, Bồn/bể, Thiết bị phân tách, Thiết bị lọc, Van…
  • Thiết bị quay: Là loại thiết bị cơ khí được sử dụng để chu chuyển một loại vật chất nào đó như khí, chất lỏng và chất rắn. Một số thiết bị quay điển hình bao gồm: Bơm và Quạt, Máy nén, Turbine, Lò hơi, Hộp số, Động cơ, Trục và Rotor, Băng tải…
  • Thiết bị EIT (Điện, Đo lường và Truyền thông [Electrical, Instrumentation and Telecommunication]) điển hình bao gồm: An toàn và Tự động hóa (SAS), Hệ thống báo khí và báo cháy, Biến áp, Hệ thống ngắt mạch, Hệ thống sưởi ấm và làm mát, Lưu điện (UPS), Hệ thống giám sát và quản lý truyền thông (TSM), Hệ thống tổng đài, Motor điện.

Thông thường, những loại thiết bị trên có thể bảo dưỡng được theo các kế hoạch bảo dưỡng định kỳ. Bảo dưỡng định kỳ có thể giúp nhà vận hành công trình giảm thiểu những sự cố không mong muốn, giảm thời gian ngừng chạy máy dựa trên hướng dẫn bảo dưỡng của nhà sản xuất thiết bị. Với sự tiến bộ trong công nghệ, CBM có thể thực hiện được nhiều hơn nữa.

Bảo dưỡng CBM với InforEAM theo thời gian thực

Hệ thống SCADA cung cấp thông tin thời gian thực về tình trạng vận hành thiết bị để đưa ra cảnh báo CBM cho InforEAM. Những cảnh bảo này sẽ hỗ trợ ra quyết định bảo dưỡng tiên phong (Proactive maintenance) từ đó có thể làm giảm nhân lực cũng như chi phí bảo dưỡng. Bằng cách xem xét tiến trình suy giảm hiệu suất của thiết bị giữa các lần bảo dưỡng định kỳ, nhà vận hành có thể lên được kế hoạch bảo dưỡng đúng thời điểm để giảm thiểu mức độ làm gián đoạn quá trình vận hành. Phát hiện sớm các vấn đề của thiết bị thông qua quá trình kiểm soát điều kiện vận hành giúp lên được kế hoạch can thiệp hiệu quả nhưng vẫn làm giảm tối đa chi phí mà không gây ra những hậu quả ngoài mong muốn.

  • Giảm số lần hỏng hóc và những sự cố đột suất.
  • Giảm chi phí bảo dưỡng và vận hành thiết bị.
  • Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.
  • Nâng cao độ tin cậy và độ sẵn sàng của thiết bị.
  • Nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm chi phí sản xuất.

Tích hợp với hệ thống SCADA cũng giúp cho quá trình quản lý bảo dưỡng được hiệu quả hơn nhờ khả năng tự động nắm bắt các sự kiện để sinh ra ra phiếu yêu cầu công việc (work request) và phiếu thực hiện công việc (work order) trên cơ sở điều kiện vận hành hiện tại. Quá trình bảo dưỡng có thể được dự đoán chính xác hơn bằng cách cho phép xây dựng các quy tắc để sinh phiếu công việc một cách tự động. Các quy tắc này có thể dựa trên một loạt những thông số máy mà nếu đạt ngưỡng hoặc vượt ngưỡng sẽ sinh ra cảnh bảo. Những thiết bị và tham số sau thường được sử dụng:

  • Tín hiệu điện:
  • Tín hiệu thiết bị:

Mỗi khi xuất hiện điều kiện vượt ngưỡng được định nghĩa trong InforEAM, phiếu công việc sẽ được sinh ra và hoàn tác theo một quy trình nhất định. Quy trình của InforEAM được hình thành dựa trên 04 thành tố sau:

  • Mã hiệu thiết bị – Vị trí/mã hiệu thiết bị có kết nối với giá trị của SCADA:
    • Vị trí/mã hiệu thiết bị
    • Lưu trữ giá trị SCADA thời gian thực để so sánh.
  • Sự kiện – So sánh điều kiện và định kỳ:
    • So sánh điều kiện – Sử dụng giá trị được lưu trữ để so sánh.
    • So sánh thời gian – Sử dụng ngày tháng làm cơ sở để sinh ra sự kiện.
    • Sự kiện có thể được tạo ra dựa trên một tổ hợp các tiêu chí.
    • Sự kiện có thể được định nghĩa để đạt được một hoặc tất cả các tiêu chí.
  • Luồng công việc – Được cấu hình để có thể hoạt động một cách tự động hoặc thủ công:
    • Cấu hình các bước và quy trình thực hiện theo cách tự động hoặc cho phép can thiệp thủ công.
    • Có thể điều chỉnh các bước trong quy trình và bổ sung các nhánh quy trình khác.
  • Lập lịch – Kết hợp sự kiện với luồng công việc:
    • Kết hợp luồng công việc với sự kiện, hoặc theo điều kiện hoặc theo định kỳ, để quyết định liệu có cần sinh ra công việc.

Bảo dưỡng CBM với InforEAM gần theo thời gian thực

Khác với trường hợp CBM theo thời gian thực, CBM gần theo thời gian thực không cho phép InforEAM kết nối trực tiếp với hệ thống SCADA. Mọi thông tin về thông số vận hành được trao đổi thông qua một phương tiện trung gian là tập tin phẳng có cấu trúc (structured flat files).

InforEAM nhận tham số đo của SCADA bằng cách tiếp cận với dữ liệu thô thông qua lệnh yêu cầu http từ trình duyệt (RESTful web-API). Phương thức này được miêu tả như sau:

Sau khi đã nhận được tham số, các luồng công việc được thực hiện như miêu tả trong phần quy trình CBM theo thời gian thực.

Quay lại

Bài liên quan

Bạn có thể quan tâm

XEM NHIỀU