“State of Good Repair” (SGR) – hay còn gọi là Trạng thái sửa chữa tốt – cụm từ tưởng chừng như đơn giản nhưng lại mang ý nghĩa sống còn đối với ngành giao thông. SGR là trạng thái mà các tài sản giao thông công cộng, như xe buýt, tàu hỏa và cơ sở hạ tầng liên quan, được duy trì ở mức tối ưu để đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững. Đạt được SGR không chỉ giúp hệ thống vận hành trơn tru mà còn giảm thiểu rủi ro hỏng hóc, kéo dài tuổi thọ, và tối ưu hóa chi phí bảo trì.
Đây là một mục tiêu quan trọng trong quản lý tài sản để đáp ứng quy định và cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho cộng đồng. Ứng dụng công nghệ tiên tiến và lập kế hoạch bảo trì thông minh chính là chìa khóa để đạt được SGR bền vững. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp tiên tiến nhất giúp quản lý tài sản giao thông hiệu quả hơn.
1. Tầm quan trọng của SGR trong Quản lý Tài sản Giao thông
Trong ngành giao thông vận tải, duy trì tình trạng sửa chữa tốt (SGR) là ưu tiên hàng đầu. Một hệ thống cơ sở hạ tầng hoạt động trơn tru, ít gặp sự cố sẽ giảm thiểu rủi ro tai nạn và tiết kiệm đáng kể chi phí bảo trì trong dài hạn. Các nghiên cứu của Cục Quản lý Đường bộ Liên bang Mỹ (FHWA) đã chỉ ra những lợi ích kinh tế rõ ràng của việc đầu tư vào SGR không chỉ là chi phí mà còn là một khoản đầu tư sinh lời.
Tuy nhiên, con đường duy trì SGR không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp là làm sao để quản lý hiệu quả một hệ thống tài sản đa dạng và phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa lập kế hoạch, quản lý dữ liệu và ứng dụng công nghệ. Các yếu tố sau sẽ giúp đảm bảo SGR hiệu quả đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành giao thông vận tải đầy cạnh tranh.
2. Giải Mã Bốn Yếu Tố vàng để duy trì trạng thái sửa chữa tốt (SGR)
2.1 Bảo Trì Chủ Động: Phòng Bệnh Hơn Chữa Bệnh
Theo dõi sát sao tình trạng tài sản theo thời gian thực giúp doanh nghiệp nhanh chóng phát hiện và xử lý các vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên nghiêm trọng. Lập kế hoạch bảo trì dựa trên dữ liệu hiệu suất không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ của tài sản mà còn hỗ trợ các tổ chức quản lý tài sản theo cách chủ động hơn, tránh tình trạng “chữa cháy” khi sự cố đã xảy ra.
- Lợi ích: tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa tài nguyên, kéo dài tuổi thọ tài sản, giảm thiểu sự cố hỏng hóc và nâng cao hiệu suất vận hành và đảm bảo sự bền vững của tài sản.
- Thách thức: Đòi hỏi hệ thống dữ liệu chính xác và nhất quán về tình trạng tài sản, khả năng xác định và ưu tiên tài sản quan trọng, cũng như sử dụng công nghệ để ghi nhận tình trạng thực tế tại hiện trường.
Hãy tưởng tượng việc bảo trì tài sản giao thông giống như việc chăm sóc sức khỏe con người. Bảo trì truyền thống giống như chờ đến khi bệnh nặng mới đi khám, trong khi bảo trì chủ động giống như việc khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và ngăn ngừa bệnh tật. Công nghệ tiên tiến đóng vai trò như bác sĩ, giúp bạn “khám bệnh” cho tài sản giao thông một cách liên tục và chính xác.
Thông qua các cảm biến và hệ thống giám sát, công nghệ thu thập “dấu hiệu sinh tồn” của tài sản, phân tích và đưa ra cảnh báo sớm về các vấn đề tiềm ẩn. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể “điều trị” kịp thời, tránh để “bệnh” trở nặng và gây ra hậu quả nghiêm trọng.”
2.2 Nâng cao khả năng quản Lý Chi Phí và Tối Ưu Hóa lập kế hoạch Kiểm Kê Tài Sản: Nắm Bắt Mạch Máu Tài Chính của Hệ Thống Giao Thông
Trong guồng quay vận hành phức tạp của ngành giao thông, việc kiểm soát chi phí và quản lý tài sản hiệu quả chính là chìa khóa then chốt để duy trì SGR và đảm bảo hoạt động bền vững. Hãy tưởng tượng hệ thống giao thông như một cơ thể sống, việc quản lý chi phí và kiểm kê tài sản chính là việc nắm bắt mạch máu tài chính, đảm bảo dòng chảy thông suốt cho toàn bộ hệ thống.
Theo dõi sát sao chi phí bảo trì, thay thế và luân chuyển hàng tồn kho theo thời gian thực không chỉ giúp doanh nghiệp kiểm soát ngân sách hiệu quả mà còn cho phép doanh nghiệp đưa ra các quyết định chiến lược dựa trên dữ liệu cụ thể. Việc dự đoán chính xác chi phí duy trì cho từng thành phần và lượng tồn kho cần thiết sẽ giúp bạn tối ưu hóa nguồn lực, tránh lãng phí và luôn sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.
Tuy nhiên, việc này cũng không dễ dàng:
- Thách thức lớn nhất trong việc quản lý chi phí và kiểm kê tài sản chính là khả năng tính toán SGR tổng thể khi thay thế linh kiện và xây dựng một kế hoạch kiểm kê linh hoạt, đáp ứng nhanh chóng với những thay đổi của hệ thống.
- Các cơ quan giao thông cần lập và duy trì một kế hoạch kiểm kê linh hoạt làm sao để cân bằng giữa việc dự trữ đủ vật tư để đảm bảo hoạt động liên tục và tránh tình trạng tồn kho quá mức gây lãng phí
Để giải bài toán này, dữ liệu chính xác và một hệ thống quản lý thông minh, tích hợp công nghệ tiên tiến chính là “chìa khóa vàng” mở ra cánh cửa thành công:
- Tạo ra một cơ sở dữ liệu toàn diện về tài sản và chi phí.
- Dự đoán chính xác chi phí nâng cấp và bảo trì trong tương lai.
- Lập kế hoạch ngân sách chi tiết và hiệu quả.
Dựa trên những cơ sở dữ liệu chính xác và đáng tin cậy này, các cơ quan giao thông có thể dự đoán chính xác việc nâng cấp hệ thống, thay thế hay tân trang tài sản.
Độ chính xác của dữ liệu còn phụ thuộc rất lớn vào sự hợp tác chặt chẽ giữa tất cả các bộ phận liên quan. Mỗi bộ phận đều đóng vai trò quan trọng trong việc ghi chép và báo cáo dữ liệu một cách chính xác, đảm bảo rằng dữ liệu đó có thể truy cập bởi tất cả các phòng ban có liên quan.
Dữ liệu không chỉ đến từ bộ phận tài chính hay vận hành, mà còn cần sự phối hợp giữa bộ phận tài chính, bộ phận vận hành, bộ phận công nghệ thông tin, bảo trì và tất cả các bộ phận liên quan khác. Tất cả các phòng ban phải đồng thuận và phối hợp chặt chẽ với nhau chính là chìa khóa cho thành công.
2.3 Đảm bảo khả năng truy cập và Tính toàn vẹn của dữ liệu
Trong kỷ nguyên số, dữ liệu chính là tài sản quý giá. Dữ liệu chính xác, minh bạch và dễ dàng truy cập là nền tảng giúp cơ quan giao thông tối ưu hóa chiến lược quản lý tài sản. Các cơ quan cần đảm bảo rằng dữ liệu quan trọng được chia sẻ một cách tự động giữa các bộ phận liên quan, tạo ra bảng điều khiển dễ sử dụng để các nhóm dễ dàng truy cập thông tin cần thiết.
- Truy cập dễ dàng: Mọi người đều có quyền truy cập vào dữ liệu liên quan đến chức năng của họ để nâng cao hiệu quả công việc. Điều này đòi hỏi:
- Mở rộng vai trò: tham gia vào quá trình quản lý và lập kế hoạch tài sản.
- Chia sẻ dữ liệu: Tự động giữa các bộ phận để giảm thiểu sai sót và tăng hiệu quả.
- Tạo bảng điều khiển: Tạo bảng điều khiển theo vai trò, giúp truy cập nhanh chóng các điểm dữ liệu quan trọng, tối ưu hóa quy trình quản lý tài sản và tuân thủ quy định.
- Tính toàn vẹn của dữ liệu: Xây dựng hạ tầng giúp dữ liệu được nhập liệu chính xác và truy cập hiệu quả, loại bỏ sự phụ thuộc vào quy trình thủ công gây sai sót. Hạ tầng này nên bao gồm:
- Tính liên chức năng: Các phòng ban phối hợp chặt chẽ và chia sẻ thông tin với nhau.
- Ứng dụng công nghệ di động: Thu thập dữ liệu tại hiện trường giúp đẩy nhanh quy trình và tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng hiển thị theo thời gian thực.
Tuy nhiên, việc đảm bảo khả năng truy cập dữ liệu ở cấp độ doanh nghiệp không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Có rất nhiều thách thức cần phải vượt qua:
- Các phòng ban hoạt động tách biệt, gây khó khăn cho việc chia sẻ thông tin. Sự phụ thuộc vào các quy trình thủ công có thể dẫn đến sai sót do con người, ảnh hưởng đến tính chính xác và đáng tin cậy của dữ liệu.
- Việc thiếu khả năng di động trong thu thập và nhập liệu dữ liệu có thể dẫn đến chậm trễ, bỏ lỡ thông tin quan trọng và làm giảm hiệu quả quản lý.
2.4 Công Nghệ Tích Hợp: Bước Đột Phá trong Quản Lý Tài Sản Giao Thông
Trong bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão, việc ứng dụng công nghệ tích hợp toàn diện không chỉ là một xu hướng tất yếu mà còn là một bước đột phá trong quản lý tài sản giao thông. Sử dụng các công cụ và công nghệ hỗ trợ quyết định giúp các cơ quan giao thông theo dõi và duy trì vòng đời tài sản, từ đó tối ưu hóa hiệu quả vận hành và giảm thiểu chi phí bảo trì. Việc ứng dụng công nghệ không chỉ cải thiện tính chính xác trong quản lý mà còn cho phép các tổ chức triển khai một chiến lược bảo trì toàn diện hơn.
Để có cái nhìn tổng thể về vòng đời tài sản của doanh nghiệp, cần thực hiện các bước sau:
- Đánh giá tình trạng hiện tại: Nắm rõ mức độ quan trọng, hiệu suất và trạng thái hoạt động của từng tài sản.
- Quản lý hiệu quả các dự án đang diễn ra: Lập kế hoạch và giám sát theo mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
- Lập kế hoạch dài hạn cho các tài sản của doanh nghiệp và ngân sách cho kế hoạch đó:
a. Phát hiện các khoảng trống trong quy trình quản lý và đưa ra giải pháp hiệu quả.
b. Mô phỏng chi phí dựa trên các yếu tố thay đổi và lựa chọn mô hình phù hợp nhất.
c.Dự đoán ngân sách và tiến độ cho các mục tiêu lớn, chẳng hạn như chuyển đổi sang mô hình năng lượng sạch.
- Dựa trên các dự báo cần thay thế hoặc nâng cấp tài sản, sau đó bắt đầu thực hiện quy trình.
Cách duy nhất để tăng đáng kể hiệu quả là cần sử dụng một hệ thống công nghệ có khả năng tích hợp tất cả dữ liệu và quy trình đồng bộ vào một môi trường .
Tự động hóa các quy trình này và luồng dữ liệu giữa các hệ thống sẽ loại bỏ các quy trình thủ công, giảm thiểu sai sót và tăng cường tính minh bạch, công nghệ tích hợp giúp củng cố niềm tin vào dữ liệu và hỗ trợ đưa ra những quyết định chính xác hơn.
Hơn thế nữa, dữ liệu được thu thập và phân tích từ hệ thống tích hợp sẽ là cơ sở vững chắc cho việc quản lý tài sản tổng thể (TAM), tăng khả năng xin cấp vốn và giảm thiểu tình trạng thiếu hụt ngân sách.
3. Các giải pháp công nghệ hỗ trợ duy trì tình trạng sửa chữa tốt
Một chiến lược SGR hiệu quả không chỉ đơn thuần là việc quản lý và duy trì tài sản. Nó đòi hỏi một tầm nhìn tổng thể, một kế hoạch bài bản, khả năng giám sát hiệu suất dự án và sự kết hợp hài hòa giữa nhiều yếu tố khác nhau. Mục tiêu cuối cùng là giảm thiểu tình trạng vượt ngân sách, cải thiện tình trạng tài sản, nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý ngân sách tốt hơn và tạo lợi thế cạnh tranh khi xin cấp vốn SGR trong tương lai. Để đạt được tất cả những điều này, một giải pháp tích hợp toàn diện là điều không thể thiếu.
Việc áp dụng bộ giải pháp tích hợp phù hợp sẽ đảm bảo rằng doanh nghiệp và đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp nắm được tình hình tài sản, tiến độ dự án và mối liên hệ giữa chúng theo thời gian thực, từ đó nâng cao tuổi thọ của các tài sản, tăng cường hiệu quả tổ chức và loại bỏ nguy cơ vượt ngân sách.
Bộ giải pháp tích hợp bao gồm các giải pháp sau đây:
3.1 Quản lý tài sản doanh nghiệp (Enterprise Asset Management – EAM)
Giải pháp quản lý tài sản doanh nghiệp (EAM) cung cấp các tính năng nâng cao cho việc quản lý vòng đời tài sản, quản lý công việc, tính bền vững của tài sản, lập kế hoạch đầu tư tài sản, quản lý rủi ro và quản lý hiệu suất tài sản.
3.2 Giải pháp hiệu suất dự án doanh nghiệp (Enterprise Project Performance – EPP)
EPP giúp tối ưu hóa quá trình lập kế hoạch và thực hiện dự án, đảm bảo các tài sản được sử dụng một cách hiệu quả và đồng bộ với mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Bằng cách đánh giá hiệu suất dự án, EPP cung cấp các công cụ để tăng cường tính minh bạch và hiệu quả cho các dự án giao thông.
3.3 Lập kế hoạch đầu tư tài sản (Asset Investment Planning – AIP) và Lập kế hoạch tài sản vốn (Capital Asset Planning – CAP)
AIP và CAP là hai công cụ lập kế hoạch đầu tư tài sản giúp quản lý nguồn lực một cách thông minh và bền vững. Những công cụ này cho phép các nhà quản lý phân bổ ngân sách một cách hiệu quả cho các dự án có giá trị lâu dài, tăng cường độ bền và khả năng phục vụ của hệ thống giao thông.
Triển khai EAM, EPP và AIP/CAP đồng thời sẽ mang lại hiệu quả tối ưu hơn so với việc chỉ sử dụng riêng lẻ từng giải pháp. EAM có thể tối ưu hóa tình trạng tài sản, nhưng việc sử dụng kết hợp đồng thời EPP và AIP/CAP sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ cách triển khai các tài sản này hiệu quả nhất cho các dự án.
Tương tự, việc áp dụng giải pháp EPP một mình cũng vậy. Giám sát hiệu suất dự án chắc chắn là một bước đi đúng hướng. Tuy nhiên, việc áp dụng một giải pháp EAM hiệu quả sẽ đảm bảo rằng doanh nghiệp có các tài sản hoạt động tốt và được bảo trì tốt để hoàn thành các dự án đúng thời hạn và không vượt ngân sách.
Khi kết hợp giải pháp EPP với EAM các doanh nghiệp tự động có được khả năng quản lý thông tin tài sản (AIP) và lập kế hoạch đầu tư cho tài sản (CAP), giúp doanh nghiệp thiết lập tầm nhìn tổng quan và kiểm soát tốt hơn đối với tài sản và các dự án của mình, từ đó đảm bảo sứ mệnh giao thông công cộng được thực hiện thành công và bền vững.
Duy trì tình trạng sửa chữa tốt (SGR) đòi hỏi sự phối hợp của nhiều yếu tố từ lập kế hoạch, quản lý tài chính đến ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến. Nhằm hỗ trợ các đơn vị giao thông duy trì SGR hiệu quả, Hexagon mang đến các giải pháp công nghệ tối ưu như EAM, EPP, AIP, và CAP . Hãy khám phá các công cụ và công nghệ của Hexagon để tối ưu hóa quy trình quản lý tài sản của các dự án giao thông công cộng, góp phần xây dựng hệ thống giao thông bền vững và an toàn hơn.
Công ty TNHH Công nghệ Niềm tin hiện là đại diện của hãng Hexagon, Mỹ phân phối phần mềm HxGN EAM tại Việt Nam. Mọi nhu cầu tư vấn và mua sắm phần mềm xin liên hệ tới:
Email: info@truetech.com.vn
Tel: 024-3776-5088
(Nguồn bài viết tham khảo: https://hexagonppm.highspot.com/items/6647d1de5ce072265ec48381?lfrm=rhp.0)
Quay lại