Giới thiệu các loại hình bảo dưỡng phổ biến hiện nay

Bảo dưỡng là một loạt các hoạt động được thực hiện nhằm ngăn ngừa không cho một thiết bị hoặc một cụm thiết bị của hệ thống sản xuất bị ngừng hoạt động do hỏng hóc. Điều này cũng bao gồm các hoạt động sửa chữa một thiết bị thông thường nào đó đang dần bị suy giảm hiệu năng vận hành nhằm đảm bảo cho thiết bị đó luôn ở trạng thái tối ưu. Tóm lại, hoạt động bảo dưỡng được thực hiện nhằm khiến cho thiết bị và hệ thống luôn hoạt động được hiệu quả trong suốt vòng đời của mình.

Hoạt động bảo dưỡng được phân loại theo cấu trúc như sau:

1. Bảo dưỡng theo kế hoạch (Planned Maintenance)

Bảo dưỡng phòng ngừa (Preventive Maintenance): Là một loạt các hoạt động được thực hiện trên cơ sở “kế hoạch định kỳ hoặc theo giờ chạy máy”. Kế hoạch này hướng tới mục tiêu phát hiện, phòng ngừa hoặc giảm thiểu quá trình suy giảm hiệu năng của một cụm hoặc một hệ thống nào đó, nhằm duy trì hoặc kéo dài vòng đời sử dụng bằng cách kiểm soát quá trình suy giảm ở một mức độ chấp nhận được. Tất cả mọi hoạt động được thực hiện trên cơ sở định kỳ, không nhất thiết hệ thống đó đã tới hạn của vòng đời sử dụng hay chưa.

  • Bảo dưỡng định kỳ (Time-based maintenance [TBM]): Đây là loại bảo dưỡng dựa trên một kế hoạch/lịch đã được xây dựng trước. Các hoạt động bảo dưỡng này được lặp đi lặp lại theo năm/tháng/tuần/ngày.
Điểm mạnhĐiểm yếu
- Hiệu quả về mặt chi phí trong quá trình quản lý.
- Linh hoạt trong việc điều chỉnh chu kỳ bảo dưỡng.
- Nâng cao vòng đời sử dụng của thiết bị.
- Tiết kiệm năng lượng.
- Giảm thiểu khả năng hỏng hóc của thiết bị.
- Vẫn có khả năng xảy ra hỏng hóc.
- Cần nhiều nhân lực thực hiện.
- Nếu kế hoạch không chính xác, các hoạt động bảo dưỡng có thể chưa cần thiết tại thời điểm thực hiện.
- Khi thực hiện những hoạt động bảo dưỡng chưa cần thiết, có thể xảy ra những hư hại bất ngờ cho thiết bị.
    • Bảo dưỡng theo ngày lịch (Calendar-based maintenance): Đây là cách thức bảo dưỡng truyền thống nhất, được thực hiện dựa theo ngày lịch. Các hoạt động bảo dưỡng được lên kế hoạch từ trước dựa hầu hết theo khuyến cáo của nhà sản xuất thiết bị hoặc theo kinh nghiệm của nhà vận hành.
    • Bảo dưỡng theo vòng đời (Age-based maintenance): Đây là một loại bảo dưỡng theo kế hoạch khác,  theo đó các hoạt động bảo dưỡng được thực hiện khi thời gian vận hành an toàn của một thiết bị đã tới hạn sử dụng tích lũy.
  • Bảo dưỡng điều kiện (Condition-based maintenance [CBM]):
    • Bảo dưỡng trực tuyến (Theo thời gian thực hoặc gần theo thời gian thực [Real-time or Near real-time maintenance]): Đây là loại bảo dưỡng dựa trên những tham số đo (meter readings) theo thời gian thực hoặc gần theo thời gian thực của thiết bị để sinh ra các phiếu công việc (work order).
Điểm mạnhĐiểm yếu
- Nâng cao độ tin cậy của thiết bị.
- Đảm bảo độ sẵn sàng của thiết bị do kiểu bảo dưỡng này có thể phát hiện sớm được khả năng suy giảm hiệu suất của thiết bị, do đó cho phép người quản lý có đủ thời gian để lên kế hoạch một cách chính xác.
- Giảm thời gian lưu kho vật tư do có thể tính trước chính xác được số lượng vật tư cần sử dụng.
- Nâng cao được mức độ an toàn do dựa trên tham số đo như số giờ chạy, độ rung, áp suất, nhiệt độ, chất cháy nổ…
- Giảm chi phí bảo dưỡng do giảm được các hoạt động bảo dưỡng không cần thiết.
- Giảm thiểu thời gian máy dừng hoạt động.
- Cơ cấu tổ chức các hoạt động bảo dưỡng truyền thống thường được xây dựng trên cơ sở các nhiệm vụ bảo dưỡng được lên kế hoach từ trước. Bất kỳ sự thay đổi nào có thể gây ra khó khăn nhất định.
-Cần có dữ liệu (và phương thức quản lý dữ liệu) chính xác từ hệ thống SCADA.
- Công tác lên kế hoạch có thể bị chậm do chuyển đổi từ phương thức thụ động của các hoạt động bảo dưỡng định kỳ sang phương thức chủ động của các hoạt động bảo dưỡng điều kiện.

    • Bảo dưỡng không trực tuyến (Bảo dưỡng dự đoán [Predictive maintenance]): Đây là loại bảo dưỡng nhằm phát hiện thời điểm “ngay khi bắt đầu suy giảm hiệu suất”. Điều này cho phép giảm thiểu và kiểm soát được các tác nhân ngay trước khi gây ra suy giảm hoặc hỏng hóc thiết bị. Các hoạt động bảo dưỡng được thực hiện tại thời điểm chức năng vận hành của thiết bị suy giảm.

Điểm mạnhĐiểm yếu
- Nâng cao vòng đời/độ sẵn sàng của thiết bị.
- Cho phép thực hiện trước các hoạt động bảo dưỡng hiệu chỉnh.
- Làm giảm thời gian máy dừng hoạt động.
- Giảm chi phí dành cho phụ tùng và nhân công.
- Nâng cao được chất lượng sản phẩm.
- Nâng cao độ an toàn môi trường và người lao động.
- Tiết kiệm năng lượng.
- Tăng mức đầu tư cho các thiết bị đo đạc để chẩn đoán.
- Tăng mức đầu tư cho nhân công vận hành thiết bị đo đạc.
- Có thể gây rủi ro cho các thiết bị quan trọng nếu kết quả đo đạc chẩn đoán không chính xác.
  • Bảo dưỡng hiệu chỉnh (Corrective maintenance): Đây là loại bảo dưỡng được thực hiện ngay sau khi thiết bị hỏng hóc. Chính vì thế đây cũng được gọi là loại “bảo dưỡng thay thế” bởi vì thiết bị được vận hành cho đến khi tự hỏng. Loại bảo dưỡng này có hiệu quả kinh tế nhất đối với những kiểu thiết bị không đắt tiền hoặc những kiểu vật tư không sửa chữa được. Nhà vận hành chỉ việc thay thế những hạng mục bị hỏng hóc.

2. Bảo dưỡng ngoài kế hoạch (Unplanned Maintenance)

Đây là loại bảo dưỡng mà nhà vận hành không mong muốn nhất. Bảo dưỡng này liên quan đến những sự cố đột xuất và đòi hỏi phải hành động khẩn cấp. Nếu nhà vận hành không chuẩn bị kịp nguồn lực để đối phó, thời gian dừng chạy máy có thể bị kéo dài.

Xây dựng một chiến lược bảo dưỡng phù hợp không nhất thiết là sử dụng riêng một loại hình bảo dưỡng cố định nào mà là sự kết hợp của các loại hình với nhau để có thể tận dụng được các điểm mạnh của từng loại. Với hơn 20 năm kinh nghiệm triển khai thành công các dự án quản lý tài sản và bảo dưỡng thiết bị tại Việt Nam, TrueTech sẽ cùng với khách hàng của mình triển khai phân tích hiện trạng quản lý cũng như dữ liệu đã có để cùng phối hợp xây dựng một chiến lược bảo dưỡng phù hợp với điều kiện hiện tại của doanh nghiệp.

Quay lại

Bài liên quan

Bạn có thể quan tâm

XEM NHIỀU