Định hướng thiết kế, xây dựng hệ thống tương tác, trải nghiệm trong trưng bày bảo tàng – Phần 2

PHẦN 2 – GIỚI THIỆU CÁC GIẢI PHÁP, CÔNG NGHỆ SỐ ỨNG DỤNG TRONG TRƯNG BÀY


2.1. Giới thiệu giải pháp cốt lõi trong trưng bày số - Giải pháp trình diễn Multimedia

Hệ thống phần cứng và nội dung số cần được xây dựng để truyển tải triệt để những thông tin theo từng nhóm du khách ở các cấp độ khác nhau như trên. Từ đó, kiến trúc tổng thể của hệ thống Multimedia được thể hiện như sau:

TRONG ĐÓ

a. Thiết bị phần cứng:

  • Phân hệ trình chiếu:
  • Hệ thống máy chiếu: Nhằm đảm bảo truyền tải những nội dung, hình ảnh và hiệu ứng có chủ định đến người xem.
  • Thiết bị tra cứu thông tin: Nhằm giúp người xem và người nghe chủ động tương tác với hiện vật. Thiết bị tra cứu thông tin có hai loại cố định và di động.
  • Màn hình hiển thị hình ảnh: Nhằm cung cấp cho du khách những thông tin chung để giới thiệu nhanh với người xem các sự kiện cũng như tin tức liên quan.
  • Thiết bị điều khiển máy chiếu/màn hình.
  • Thiết bị phụ trợ.
  • Phân hệ âm thanh:

Âm thanh là một trong những hiệu ứng quan trọng không kém hình ảnh trong công tác trưng bày theo hướng truyền tải thông điệp qua truyền thông. Âm thanh cũng cần đảm bảo mức độ nắm bắt và trải nghiệm của khách tham quan. Để đảm bảo điều này, âm thanh cần có:

  • Âm thanh nền: Là những âm thanh nền để du khách có thể bước vào một không gian trong đó là một tổng thể hòa quyện của ánh sáng, hình ảnh và âm thanh. Điều này sẽ tạo ra một cảm giác thư thái nhằm tác động đến mọi giác quan của người thưởng thức và nâng cao hiệu ứng truyền tài thông tin.
  • Âm thanh chuyên biệt: Là những âm thanh được chuyển đến khách tham quan một cách có chủ đích. Đây là những đoạn thuyết minh cho từng nội dung ở mỗi một chủ đề khác nhau.
  • Phân hệ camera:

Đây không thuộc về những nhóm hệ thống media cốt lõi nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, an toàn cho trang thiết bị cũng như du khách. Hệ thống này bao gồm:

  • Camera trong nhà: Được lắp đặt tại những gian phòng khác nhau để đảm bảo an toàn cho khách tham quan cũng như thiết bị lắp đặt.
  • Camera ngoài trời: Được lắp đặt xung quanh tòa nhà để đảm bảo an ninh cho toàn khu vực bên trong.
  • Hệ thống điều khiển, ghi hình, màn hình hiển thị.
  • Thiết bị điều khiển và quản lý:
  • Gồm các thiết bị hạ tầng mạng Internet, lư trữ, điều khiển toàn bộ hệ thống;
  • Thiết bị cung cấp nguồn điện, bảo mật, kết nối.

b. Phần mềm

  • Phần mềm quản lý máy chiếu;
  • Phần mềm quản lý âm thanh;
  • Phần mềm quản lý thiết bị tương tác;
  • Phần mềm giám sát;
  • Phần mềm quản lý thiết bị mạng;

c. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu

Nếu thiết bị hiển thị, phần mềm điều khiển là công cụ để đưa thông tin đến công chúng một cách trực quan, hấp dẫn thì dữ liệu hiển thị là linh hồn của hệ thống. Dữ liệu hiển thị có nhiều hình thức và định dạng. Một số loại hình dữ liệu phổ biến sử dụng trong trưng bày bao gồm:

  • Phim tài liệu: Thông tin chuyển đến cho người nghe và người xem được thể hiện dưới dạng các phim tài liệu về từng chủ đề chuyên biệt.
  • Phim tài liệu không có thuyết minh: Với một số bối cảnh cần tiếp cận người xem bằng thị giác và sự tĩnh lặng của không gian để nghiền ngẫm bối cảnh lịch sử, phim tài liệu không có thuyết minh sẽ là một lựa chọn phù hợp trong điều kiện này.
  • Phim tài liệu có thuyết minh: Với một số bối cảnh cần tiếp cận người xem bằng thị giác và thính giác để diễn giải sâu hơn về bối cảnh cũng như cung cấp thông tin lịch sử bổ sung cho sự kiện, phim tài liệu có thuyết minh sẽ được sử dụng để đạt được hiệu ứng tối đa.
  • Hình ảnh 2D: Những bức ảnh định dạng 2D được tạo ra từ các thiết bị chụp ảnh kỹ số hoặc từ các thiết bị scan kỹ thuật số.
  • Website/ứng dụng: Các chương trình máy tính được xây dựng phù hợp với môi trường online phục vụ hiển thị nội dung và hình ảnh.
  • Thông tin thuộc tính nâng cao: Đây là những định dạng đặc biệt của thông tin được xây dựng nhằm cung cấp thêm nhiều thông tin về đối tượng được trưng bày.

2.2 – Giới thiệu công nghệ xây dựng thông tin thuộc tính nâng cao

Do thông tin thuộc tính đối tượng hiển thị rất đa dạng theo từng nhóm đối tượng hiển thị, đồng thời để tăng tính trực quan và thu hút thị giác của khách thăm quan, các công nghệ sau có thể được sử dụng để xây dựng thông tin thuộc tính nâng cao đối tượng trưng bày, bao gồm:

2.2.1. Công nghệ diễn họa 3D

Như nhiều người đã biết, 3-D thực ra là tên viết tắt của từ 3-Dimension (3 chiều). Kỹ thuật 3-D mà người ta vẫn sử dụng một cách phổ biến hiện nay thường đi liền với khái niệm “đồ họa 3D”.

“Đồ họa 3D” tức là những hình ảnh được dựng nên một cách sống động như thật với sự trợ giúp của các phần mềm đồ họa vi tính. Như vậy đồ họa 3D là sử dụng các công cụ phần mềm trong vi tính tạo nên các đối tượng vật thể như nhà cửa môi trường, nhân vật, hệ thống mô phỏng máy móc cho công nghiệp, các công trình, các tác phẩm nghệ thuật được mô phỏng trong vi tính,… Các cấp độ của “Đồ họa 3D” bao gồm:

Ảnh 3D
  • Ảnh 3D: Cấp độ diễn họa thấp nhất này, có thể là sản phẩm bắt đầu từ việc chụp ảnh hiện trạng dự án, tiếp đó dựng hình hiện trạng và dựng phương án thiết kế đề xuất bằng các phần mềm 3D sau đó render ảnh với view nhìn tương tự các ảnh chụp. Sau cùng sử dụng các phàn mề chỉnh sửa ảnh như Photoshop để hoàn thiện bức ảnh bằng việc cắt ghép, chỉnh màu và thêm các hiệu ứng.
Phim 3D
  • Phim 3D: Quá trình làm nên các đoạn phim 3D bắt đầu từ việc tạo dựng một câu chuyện (story) mà chủ đầu tư của dự án muốn kể cho khách thăm quan thấy được qua dự án, tiếp đó chúng ta cần tạo ra các cảnh quay bằng camera trong môi trường 3D, từ đó ta dựng hình là vật liệu và thiết lập ánh sáng để render ra các đoạn phim 3D.
Diễn họa tương tác
  • Diễn họa tương tác: Công nghệ trong diễn họa càng ngày càng phát triển và có nhiều phương thức, phần mềm mới giúp biến thiết kế thành các mô hình chân thực trong môi trường 3D. Trong môi trường 3D ngày du khách có thể tương tác và tham gia vào cách bối cảnh như thể du khách là một phần trong bối cảnh đó.

2.2.2. Công nghệ scan 3D

a. Scan 3D là gì:

Công nghệ quét laser 3D cố định (STLS 3D - Stationary Terrestrial Laser Scanning) là cuộc cách mạng trong thu thập số liệu thực địa phục vụ cho các ứng dụng ba chiều. Ngày nay trong tất cả các ngành, số liệu 3D đã trở thành chuẩn trong thiết kế, trình bày, sản xuất. STLS 3D cho phép tất cả mọi yếu tố trong cuộc sống như môi trường, con người, cảnh quan, thiết bị máy móc… đều được thu nhận và thể hiện bằng hình ảnh ba chiều đúng như chúng đang tồn tại.

b. Nguyên tắc hoạt động của công nghệ quét laser 3D

STLS 3D là thuật ngữ chỉ tất cả các ứng dụng quét đối tượng bằng tia laser được thực hiện từ những điểm cố định (điểm khống chế) trên bề mặt trái đất. Các thiết bị STLS 3D sử dụng cho các dự án dân dụng có thể áp dụng một trong số những công nghệ sau để đo đạc khoảng cách tới các đối tượng:

  • “Thời gian di chuyển – Time of Flight”;
  • “Pha cơ sở - Phase Based”
  • “Xử lý hình dạng sóng – Waveform Processing”.

c. Sản phẩm thu được

Sản phẩm số liệu thô thu được từ máy quét laser là các tập hợp đám mây điểm xác định hình dạng đối tượng quét. Khi điểm đặt máy quét (điểm khống chế) được tham chiếu địa lý vào một hệ thống toạ độ đã biết, thì tất cả các điểm nằm trong đám mây điểm đều được định hướng về cùng một hệ thống toạ độ. Các điểm trong đám mây này có toạ độ X, Y, Z và các giá trị về cường độ tia laser phản hồi (khuôn dạng XYZI). Các điểm có thể được thể hiện trong khuôn dạng XYZIRGB (Toạ độ X, Y, Z; Cường độ phản hồi I; Các giá trị màu R, G, B) nếu có số liệu ảnh chồng phủ phía trên.

Đám mây điểm sau khi quét 3D ( bên trái) và Đám mây điểm chuyển sang CAD.

2.2.3. Công nghệ ảnh 360 độ

a. Ảnh 360 độ là gì?

  • Ảnh 360 độ là một công nghệ nhiếp ảnh có khả năng tái hiện toàn bộ các không gian và vật kiến trúc bất kỳ trong một bức ảnh;
  • Ảnh 360 độ được tạo ra bằng các thiết bị nhiếp ảnh hiện đại kết hợp với phần mềm xử lý chuyên nghiệp;
  • Ảnh 360 độ cho phép người xem có thể tham quan mọi lúc, mọi nơi, không giới hạn thời gian và không gian với rất nhiều tính năng tương tác, thông tin bổ trợ, hiệu ứng trực quan, sinh động;
  • Hình thức thực hiện: Sử dụng công nghệ Ảnh 360 độ trên cao (độ cao chụp dưới 100m) và dưới mặt đất (độ cao chụp dưới 4,5m).

b. Các loại hình ảnh 360 độ:

  • Không ảnh 360 độ (ảnh 360 độ trên cao):
  • Sử dụng thiết bị bay và nhiếp ảnh chuyên dụng để ghi lại hình ảnh toàn bộ không gian 1 địa điểm nhìn từ trên cao, với độ cao từ 30m – 200m;
  • Thích hợp với các địa điểm, không gian rộng lớn, cần sự bao quát từ trên cao; Hoặc với những không gian cần định vị vị trí so với các không gian khác bên cạnh;
Minh họa Không ảnh 360 độ
  • Không gian 360 độ (ảnh 360 độ dưới đất):
  • Sử dụng thiết bị nhiếp ảnh chuyên dụng để ghi lại hình ảnh toàn bộ không gian với độ cao dưới 05m so với mặt đất;
  • Thích hợp với tất cả các không gian cần thể hiện góc nhìn 360 độ;
Không gian 360 độ (ảnh 360 độ dưới đất)

c. Các tính năng của ảnh 360 độ:

  • Thông số kỹ thuật cơ bản:
  • Độ phân giải cao nhất: 15.000x7.500 pixel (xem nét cả trên màn hình 4K);
  • Góc quan sát: 360x180 độ;
  • Độ cao tối đa điểm quan sát so với mặt đất: 100 mét;
  • Tính năng cơ bản:
  • Chụp và dựng các cảnh 360 độ, dựng Virtual Tour hoàn thiện.
  • Tích hợp mũi tên chỉ hướng/liên kết giữa các cảnh.
  • Tích hợp toolbar điều khiển.
  • Tích hợp menu duyệt cảnh.
  • Tích hợp âm thanh, nhạc nền.
  • Tích hợp thông tin/text giới thiệu.
  • Tích hợp Google maps.
  • Tính năng nâng cao:
  • Tích hợp video.
  • Tích hợp gallery.
  • Hiệu ứng flyout.
  • Tích hợp sơ đồ duyệt cảnh.
  • Xem toàn cảnh 360 độ.
  • Tích hợp la bàn.
  • Chuyển cảnh ngày và đêm.
  • Upload lên Google views/Google map.
  • Chia sẻ link, download, upload ảnh; dựng tour tự động.

Copyright © Truetech.com.vn

Quay lại

Bài liên quan

Bạn có thể quan tâm

XEM NHIỀU