Nâng cao hiệu suất vận tải hàng hoá với quản lý thiết bị

Vận tải hàng hoá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều thách thức trong quản lý phương tiện, bảo trì thiết bị và tối ưu chi phí vận hành. HxGN EAM là giải pháp tiên tiến giúp doanh nghiệp vận tải số hóa quy trình, nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro.. Cùng TrueTech khám phá lợi ích của phần mềm này cho ngành vận tải trong bài viết dưới đây!

Nâng cao hiệu suất vận tải hàng hoá với quản lý thiết bị
Nâng cao hiệu suất vận tải hàng hoá với quản lý thiết bị

1. Nhu Cầu Về Một Giải Pháp Quản Lý Tài Sản Hiệu Quả Cho Ngành Vận Tải

Trong ngành vận tải, quản lý thiết bị và tài sản đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động liên tục, đảm bảo an toàn và tối ưu chi phí.. Tuy nhiên, trong bối cảnh các cơ quan quản lý ngày càng quan tâm đến sự an toàn và hiệu quả trong vận chuyển hàng hóa, việc vận hành theo cách truyền thống là chưa đủ. Doanh nghiệp cần ng dụng dụng các phần mềm quản lý thông minh để tối ưu hoạt động, nâng cao hiệu suất mà vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả trong vận chuyển hàng hoá.

1.1. Hiện trạng ngành vận tải hàng hóa

Ngành vận tải hàng hoá là bao gồm nhiều yếu tố quan trọng như cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc, phương tiện cơ bản….Tất cả các loại tài sản này đều đóng vai trò quan trọng đảm bảo dịch vụ vận tải vận hành hiệu quả.

Cơ sở vật chất và hạ tầng: 

  • Văn phòng điều hành và xưởng bảo trì
  • Cảng, bến bãi và kho lưu trữ
  • Hệ thống cổng an ninh và hàng rào bảo vệ
  • Đường ray và công tác bảo trì 
  • An toàn hạ tầng vận hành
  • Hệ thống liên lạc

Trang thiết bị và phương tiện:

  • Quản lý mua sắm và thanh lý tài sản
  • Tuân thủ các quy định về dịch vụ vận tải
  • Bảo trì phòng ngừa, dự đoán và bảo trì theo kế hoạch 
  • Bảo trì dựa trên độ tin cậy và tình trạng thực tế của thiết bị
  • Tối ưu hoá hiệu suất sử dụng nhiên liệu và kiểm soát khí thải 
  • Kiểm tra, giám sát vận hành theo thời gian thực 
  • Quản lý vật tư, phụ tùng thay thế và bảo hành

Trước khối lượng tài sản khổng lồ cùng những thách thức trong quản lý, nhiều doanh nghiệp vận tải hàng hoá đang dần hướng tới áp dụng số hoá, công nghệ chuyển đổi số vào quản lý thiết bị tài sản để nâng cao hiệu quả quản lý bền vững. 

1.2. Thách thức trong ngành khi thiếu trang bị EAM

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, các doanh nghiệp vận tải hàng hóa sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức nếu chưa ứng dụng phần mềm quản lý thiết bị EAM:

  • Nhu cầu vận tải tăng cao trong khi cơ sở vật chất hạn chế
  • Khó khăn trong đổi mới cơ sở hạ tầng và thiết bị vận tải 
  • Tồn đọng nhiều sai sót nghiệp vụ như kiểm tra, vận tải hàng hoá, đảm bảo an toàn Thiếu cảm biến thông minh trong triển khai các phương tiện tự hành. 

1.3. Các xu hướng chính yếu trong ngành 

  • Phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng: Phát triển bền vững trở thành ưu tiên hàng đầu trong các chiến lược kinh doanh. Ngành vận tải hàng hoá đang phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn trong việc giảm thiểu khí thải carbon từ các phương tiện vận chuyển, kho bãi và toàn bộ chuỗi cung ứng. 

Các doanh nghiệp cần có kế hoạch thay thế, sửa chữa hoặc nâng cấp phương tiện kịp thời, để đáp ứng nhu cầu khách hàng và quy định về môi trường. 

  • Sự an toàn, tin câỵ: An toàn và độ tin cậy luôn là những vấn đề cần được cải tiến liên tục trong mọi quy trình của ngành vận tải hàng hoá. Ngoài các nỗ lực nội bộ, chính phủ và các tổ chức thương mại cũng không ngừng bổ sung và hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý nhằm bảo vệ cho người lao động và người sử dụng dịch vụ tốt hơn, làm gia tăng độ phức tạp của các quy định mà các doanh nghiệp cần tuân thủ.
  • Áp dụng tiêu chuẩn ISO 55000, AIP, APM VÀ AWM
  • ISO 55000: Bộ tiêu chuẩn quốc tế giúp đo lường và cải thiện hiệu quả quản lý tài sản 
  • AIP: Tối ưu hoá việc phân bổ nguồn lực tài chính trong dài hạn để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý cho tài sản.
  • APM: Cải thiện độ tin cậy và hiệu suất tài sản thông qua chiến lược bảo trì thông minh và theo dõi tình trạng tài sản theo thời gian thực
  • AWN: Sử dụng vào bảo trì từng tài sản vận tải và cơ sở hạ tầng 

2. Vai trò của EAM trong doanh nghiệp vận tải

Vai trò của quản lý thiết bị EAM trong doanh nghiệp vận tải 
Vai trò của quản lý thiết bị EAM trong doanh nghiệp vận tải 

Hệ thống EAM (Quản lý thiết bị tài sản doanh nghiệp) cung cấp những công cụ, quy trình cần thiết để lập kế hoạch, tối ưu hoá, theo dõi và dự báo các hoạt động liên quan đến bảo trì, vận hành hàng hoá theo mức độ ưu tiên và hỗ trợ tuân thủ các quy định về môi trường.

2.1. Đảm bảo tuân thủ quy định và an toàn vận hành

Một trong những trọng tâm của EAM là giúp các doanh nghiệp trong ngành vận tải tuân thủ mọi quy định để an toàn vận hành trước mỗi chuyến đi thông qua quy trình Báo cáo Kiểm tra Phương tiện của tài xế (DVIR). 

Bên cạnh đó,EAM được thiết kế theog tiêu chuẩn ISO 55000 cũng góp phần nâng cao mức độ tuân thủ các quy định, củng cố sự minh bạch và chính xác trong quản lý tài sản. Việc tích hợp tiêu chuẩn này giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả vận hành, hạn chế sự cố gián đoạn, đồng thời củng cố độ tin cậyhiệu suất khai thác tài sản.

2.2. Giảm chi phí, tăng tốc độ hòa vốn với Phần mềm quản lý thiết bị

Với sự hỗ trợ của EAM, doanh nghiệp có thể hiểu rõ về tình trạng của các phương tiện và tài sản hiện tại để đưa ra các quyết định tối ưu về thời điểm thay thế, nâng cấp hoặc sửa chữa. Ngoài ra, EAM cũng phân tích xu hướng tiêu thụ nhiên liệu và năng lượng để doanh nghiệp tận dụng cơ hội tiết kiệm chi phí và hạn chế tác động đến môi trường.

2.3. Phần mềm quản lý thiết bị đóng vai trò như trung tâm lưu trữ dữ liệu

EAM đóng vai trò như một trung tâm lưu trữ dữ liệu , cung cấp mọi số liệu, bằng chứng xác thực của doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí kêu gọi vốn đầu tư, giúp nâng cao uy tín doanh nghiệp và mở rộng cơ hội tìm kiếm nguồn vốn tài trợ phù hợp. 

2.4. Quản lý thiết bị và tài sản dễ dàng trên di động và cập nhật real-time

Việc tích hợp công nghệ di động và công nghệ số cho phép doanh nghiệp thu thập dữ liệu quan trọng liên quan đến tài sản theo real-time, bất kể tài sản của bạn là gì, vị trí tài sản ở đâu. Nhờ đó nâng cao hiệu suất và chất lượng dịch vụ khách hàng. 

2.5. Có chiến lược trong phân bổ ngân sách đầu tư

EAM giúp tăng tính minh bạch, cho phép các doanh nghiệp vận tải hàng hoá phân bổ ngân sách đầu tư một cách có chiến lược, tập trung vào những lĩnh vực tiềm năng mang lại lợi nhuận cao. 

2.6. Phần mềm quản lý cung cấp cái nhìn toàn diện về thiết bị, tài sản

EAM cung cấp cái nhìn toàn diện về từng loại thiết bị, tài sản. Từ tình trạng hiện tại, lịch sử bảo trì cho đến chi phí hoạt động của tài sản đó, giúp đánh giá chính xác giá trị và tác động đối với doanh nghiệp. 

3. Lợi ích vượt trội của EAM đối với doanh nghiệp vận tải

Quản lý tài sản doanh nghiệp EAM là giải pháp toàn diện giúp giải quyết toàn bộ những thách thức đang tồn đọng với các doanh nghiệp giao thông vận tải, hỗ trợ nâng cao hiệu suất, đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro hàng hoá và tăng lợi nhuận. 

Lợi ích vượt trội của EAM đối với doanh nghiệp vận tải
Lợi ích vượt trội của EAM đối với doanh nghiệp vận tải

3.1. Xây dựng chiến lược đầu tư tài sản và thiết bị bền vững

Phần mềm EAM hỗ trợ doanh nghiệp trong việc hoạch định và triển khai các kế hoạch đầu tư dài hạn, đảm bảo tính bền vững và khả năng thích nghi với các thách thức hiện tại cũng như xu hướng thay đổi trong tương lai. 

3.2. Dự báo nhu cầu tài chính dài hạn trong quản lý thiết bị

Nhờ khả năng phân tích dữ liệu và xu hướng vận hành, EAM giúp các doanh nghiệp dự báo chính xác nhu cầu tài chính cần thiết để duy trì sản xuất và cải thiện chất lượng dịch vụ trong dài hạn. 

3.3. Đánh giá mức độ rủi ro của các quyết định đầu tư

EAM cũng cấp công cụ đo lường và phân tích nhằm giúp doanh nghiệp đánh giá rủi ro trong các quyết định đầu tư dự kiến, đồng thời xây dựng chiến lược tối ưu hóa nguồn lực để đạt hiệu quả cao nhất với mức độ rủi ro thấp nhất.

3.4. So sánh, đánh giá phương án kéo dài tuổi thọ thiết bị tài sản hoặc thay mới

Hệ thống EAM cung cấp các công cụ phân tích giúp doanh nghiệp so sánh và đánh giá giữa hai phương án: duy trì, kéo dài tuổi thọ tài sản hiện có hoặc đầu tư thay mới thiết bị.

Nhờ vào các dữ liệu về hiệu suất, chi phí bảo trì, độ hao mòn và tác động môi trường, EAM giúp nhà quản lý đưa ra quyết định đầu tư tối ưu nhất, vừa đảm bảo hiệu quả tài chính, vừa phù hợp với mục tiêu chiến lược về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG). 

4. Những tiêu chí quan trọng khi lựa chọn giải pháp quản lý thiết bị tài sản (EAM) cho doanh nghiệp vận tải

Trước khi lựa chọn áp dụng phần mềm quản lý thiết bị tài sản EAM, các doanh nghiệp vận tải cần cân nhắc các tiêu chí quan trọng để đảm bảo dự án triển khai hiệu quả, đúng mục tiêu và tối ưu chi phí. Dưới đây là những yếu tố cốt lõi cần xem xét:

Áp dụng phần mềm quản lý thiết bị EAM trong vận tải hàng hoá
Áp dụng phần mềm quản lý thiết bị EAM trong vận tải hàng hoá

4.1. Phần mềm quản lý thiết bị tài sản có phù hợp với chiến lược dài hạn của công ty?

Việc xác định mức độ phù hợp của phần mềm quản lý thiết bị EAM với các mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp là yếu tố then chốt nhằm đảm bảo phần mềm có thể hỗ trợ tối ưu cho các hoạt động vận hành của doanh nghiệp. 

Để làm được điều này, quản lý doanh nghiệp cần đặt chiến lược kinh doanh và mục tiêu dài hạn của công ty bên cạnh các chức năng, khả năng của EAM. Từ đó, doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ tương thích và đưa ra quyết định phù hợp. 

Với HxGN EAM, nhờ khả năng cấu hình linh hoạt và bộ tính năng toàn diện được thiết kế cho ngành vận tải, doanh nghiệp có thể tự tin đánh giá mức độ tương thích này, đảm bảo rằng việc đầu tư vào một hệ thống mạnh mẽ như HxGN EAM sẽ trực tiếp hỗ trợ và thúc đẩy chiến lược chung.

4.2. Đánh giá hạn chế của hệ thống quản lý hiện tại

Để triển khai phần mềm EAM hiệu quả, doanh nghiệp vận tải cần xác định rõ những hạn chế đang tồn động của hệ thống quản lý doanh nghiệp hiện tại. Thông qua phân tích các dữ liệu và chỉ số, doanh nghiệp có thể nhận diện các lỗ hổng trong quy trình. Chính tại đây, một giải pháp như HxGN EAM phát huy vai trò của mình, cung cấp các công cụ mạnh mẽ để tự động hóa các tác vụ lặp lại, tối ưu hóa quy trình bảo trì, và cung cấp dữ liệu chi tiết, chính xác để cải thiện mọi khía cạnh của hoạt động quản lý tài sản – biến những hạn chế hiện tại thành cơ hội nâng cao hiệu suất.

4.3. Hướng đến Tiêu chuẩn Quốc tế: Vai trò của ISO 55000

Các tiêu chuẩn thực hành tốt nhất trong phần mềm quản lý tài sản thiết bị đã được hệ thống hoá theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 55000. 

Tiêu chuẩn ISO 55000 ra đời trở thành một công cụ bổ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp vận tải, thúc đẩy quy trình vận hành được thông suốt, xem xét và đánh giá giá trị thực tế của từng loại tài sản cũng như khoanh vùng tài sản tiềm năng cần tập trung cho mỗi doanh nghiệp.

Việc áp dụng ISO 55000 không chỉ giúp doanh nghiệp vận tải vận hành một cách hệ thống và hiệu quả hơn, mà còn nâng cao độ tin cậy, tối ưu hóa giá trị vòng đời tài sản và đưa ra quyết định dựa trên rủi ro. Một hệ thống EAM hiện đại như HxGN EAM thường được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cốt lõi của ISO 55000, cung cấp các chức năng cần thiết (từ quản lý dữ liệu tài sản, hoạch định bảo trì đến phân tích rủi ro và hiệu suất) để hỗ trợ doanh nghiệp triển khai và duy trì việc tuân thủ tiêu chuẩn này một cách hiệu quả, biến nó thành lợi thế cạnh tranh thực sự.

Việc triển khai hệ thống Quản lý thiết bị tài sản doanh nghiệp EAM toàn diện sẽ cung cấp cho doanh nghiệp vận tải hàng hoá bộ công cụ mạnh mẽ để giám sát, phân tích và tối ưu tài sản hiệu quả. Nhờ đó, doanh nghiệp cũng dễ dàng nắm bắt tình trạng của hiệu suất tài sản để đưa ra quyết định sáng suốt, tối ưu hoạt động doanh nghiệp và đạt được mục tiêu tài chính. 

Công ty TNHH Công nghệ Niềm Tin hiện là đại diện của hãng Hexagon – Mỹ phân phối phần mềm Hexagon EAM tại Việt Nam. Mọi nhu cầu tư vấn và mua, trang bị phần mềm xin liên hệ:

Email: info@truetech.com.vn

Tel: 024-3776-5088

Bình luận

Xem Nhiều Nhất