Nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp với hệ thống Quản lý tài sản

“Nếu thiết bị không bị hỏng, đừng sửa” - ý nghĩ này thường đến từ lý do sợ tốn kém và ngại thay đổi của các nhà quản lý khi đưa ra quyết định bảo trì tài sản. Nếu một phần lớn ngân sách doanh nghiệp của bạn được dùng đầu tư vào tài sản và thiết bị, thì việc quản lý và giữ cho tất cả tài sản luôn ở tình trạng tốt là vô cùng quan trọng. Công tác quản lý tài sản của một doanh nghiệp thường tốn nhiều thời gian và công sức, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có số lượng tài sản lớn, giá trị cao. Do vậy, việc ứng dụng phần mềm vào công tác quản lý tài sản có thể tối ưu hóa thời gian và công sức của doanh nghiệp - điều mà những cách quản lý thủ công khó có thể làm được.

Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn những chức năng và lợi ích của việc áp dụng công cụ quản lý tài sản trong doanh nghiệp. Từ đó, các doanh nghiệp có thể xem xét ứng dụng để nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Quản lý tài sản giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế như thế nào?

Với những loại hình doanh nghiệp có số lượng thiết bị tài sản lớn, một hệ thống quản lý tài sản phù hợp thể giúp doanh nghiệp và lãnh đạo theo dõi, kiểm tra, bảo trì một cách hiệu quả. Chúng giúp các doanh nghiệp có thể chủ động dự đoán sự cố thiết bị và thực hiện bảo trì để ngăn ngừa sự cố.

Ngoài ra, việc sử dụng phần mềm phù hợp có thể tối ưu hóa công tác quản lý, bảo trì và từ đó tạo thành lợi thế cạnh tranh.

Bằng cách đầu tư vào hệ thống quản lý tài sản, doanh nghiệp có thể có được bức tranh toàn cảnh đáng tin cậy về tài sản của mình:

  • Giữ cho tài sản hoạt động an toàn, hiệu quả và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, kéo dài tuổi thọ của tài sản.
  • Giảm tiêu thụ năng lượng
  • Tăng hiệu suất
  • Giúp tuân thủ các quy định liên quan đến quản lý tài sản
  • Phát hiện và sửa chữa nếu thiết bị có dấu hiệu hư hỏng, bất thường giúp ngăn ngừa các sự cố xảy ra do thiết bị hỏng, ngừng hoạt động

Hệ thống quản lý tài sản doanh nghiệp (EAM) có những chức năng nào?

Hệ thống quản lý tài sản
Chức năng của hệ thống Quản lý tài sản doanh nghiệp (EAM)

Bảo trì dựa trên độ tin cậy (RCM - Reliability Centered Maintenance)

Bảo trì dựa trên độ tin cậy là một chiến lược bảo trì được ứng dụng phổ biến trong các nhà máy công nghiệp dựa trên việc xếp hạng mức độ rủi ro của thiết bị theo cách nhất quán và xác định chỉ số độ tin cậy. Với chiến lược này, nguồn lực phục vụ công tác bảo dưỡng được sử dụng tối ưu thông qua việc tập trung xử lý các hư hỏng của thiết bị một cách có chọn lọc, dựa trên tần suất sự cố và mức độ quan trọng của chúng ảnh hưởng thế nào đến độ tin cậy và hiệu suất của toàn nhà máy. Một số hệ thống quản lý tài sản doanh nghiệp (EAM) có thể thực hiện tính toán tự động để xác định xu hướng độ tin cậy dựa trên lịch sử bảo dưỡng sửa chữa

Tối ưu hóa năng lượng

Một hệ thống quản lý tài sản doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp của bạn thiết lập và giám sát chiến lược năng lượng của doanh nghiệp bằng cách định chuẩn, theo dõi và so sánh hiệu suất năng lượng của các tài sản của doanh nghiệp.

Hệ thống phải hỗ trợ các tiêu chuẩn công trình xanh như Energy Star, ASHRAE 90.1 và LEED. Tìm kiếm các công cụ theo dõi hiệu suất trên tất cả các dạng năng lượng, bao gồm nước, không khí, khí đốt, điện, hơi nước và lượng khí thải CO2 được tính toán.

Chức năng danh sách kiểm tra

Người giám sát bảo trì và kỹ thuật viên cần có khả năng xác định và theo dõi kế hoạch nhiệm vụ cũng như các bước bảo trì riêng lẻ, xác định bước nào đã được hoàn thành và thu thập dữ liệu cần thiết thông qua danh sách kiểm tra.

Các kỹ thuật viên hiện trường yêu cầu tiếp cận tất cả thông tin này một cách dễ dàng thông qua các thiết bị di động ở mọi nơi, mọi lúc.

Lập kế hoạch tối ưu hóa

Tối ưu hóa điều phối hoạt động bằng cách kết hợp các tài nguyên tốt nhất với các hoạt động công việc theo trình tự hiệu quả nhất. Tối ưu hóa điều phối hoạt động giúp giảm đáng kể chi phí, tối đa hóa hiệu suất và tăng năng suất lao động.

Cổng thông tin nhà thầu

Đối với các công ty sử dụng các nhà thầu bên ngoài để thực hiện các nhiệm vụ chính như đọc đồng hồ đo…thì một hệ thống quản lý tài sản doanh nghiệp EAM thông minh sẽ cung cấp một cổng thông tin an toàn để các nhà thầu nhập dữ liệu và cập nhật hồ sơ mà không cần cung cấp quyền truy cập vào toàn bộ hệ thống hoặc dữ liệu mật.

Công cụ quản lý thiết bị

Các công cụ quản lý thiết bị hiệu quả bao gồm quản lý tài sản, quản lý sự cố và lưu giữ hồ sơ tuân thủ. Những công cụ này giúp giảm chi phí, thời gian ngừng hoạt động của thiết bị và các rủi ro liên quan, đồng thời tăng tính tuân thủ, độ tin cậy và sự hài lòng của khách hàng.

Hệ thống quản lý tài sản doanh nghiệp EAM nên kết hợp các bản vẽ CAD khi cần thiết để có góc nhìn  trực quan hơn về các thiết bị của doanh nghiệp.

Kết luận

Việc lựa chọn, sử dụng một hệ thống quản lý tài sản doanh nghiệp một cách khôn ngoan sẽ trở thành một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là điều mà các nhà quản lý cần quan tâm và hiểu rõ. Một hệ thống quản lý tài sản doanh nghiệp phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp ở thế chủ động, bền vững hơn, đảm bảo tính tuân thủ và tăng độ tin cậy cho tài sản của doanh nghiệp thông qua việc bảo trì dự đoán.Từ đó giúp doanh nghiệp thực hiện quản lý tài sản với mức chi phí tối ưu, cải thiện tính linh hoạt cũng như đáp ứng được yêu cầu mở rộng doanh nghiệp trong quá trình phát triển.

Công ty TNHH Công nghệ Niềm tin hiện là đại diện của hãng Hexagon, Mỹ phân phối phần mềm Hexagon EAM tại Việt Nam. Mọi nhu cầu tư vấn và mua sắm phần mềm xin liên hệ tới:

Email: info@truetech.com.vn

Tel: 024-3776-5088

(Nguồn bài viết tham khảo: https://aliresources.hexagon.com/chemical/turn-asset-management-into-competitive-advantage)

Quay lại

Bài liên quan

Bạn có thể quan tâm

XEM NHIỀU