Ứng dụng mã vạch trong công tác quản lý tài sản tại Nhôm Lâm Đồng

Mã vạch (Barcode) đã tạo ra một cuộc cách mạng doanh nghiệp kể từ khi được phát minh vào năm 1949. Ở bất kỳ lĩnh vực nào trong đời sống, từ các mặt hàng thực phẩm đến thiết bị đeo tay của bệnh viện, bạn đều có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của chúng. Nhưng phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thật sự tận dụng hiệu quả lợi ích của nó.

Giới thiệu mã vạch (Barcode)

Mã vạch là gì?

Barcode còn được hiểu là mã vạch, bao gồm các đường trắng đen song song hoặc ma trận các ô vuông và có kích thước khác nhau. Khi quét mã vạch bằng các thiết bị chuyên dụng như máy quét/ máy đọc mã vạch, bạn sẽ nhận được các thông tin về sản phẩm.

Lợi ích của việc sử dụng mã vạch

Giảm thiểu rủi ro

Việc nhập loạt các ký tự chữ cái và số đại diện cho mã thiết bị vào máy tính theo cách thủ công dễ dẫn đến việc sai sót trong quá trình vận hành của doanh nghiệp. Ví dụ thực tế, khi bạn gọi điện cho khách hàng để xác thực, theo dõi hoặc ghi nhận tình trạng tồn kho, bạn có nguy cơ nhấn nhầm phím trên bàn phím nhẫn đến thông tin bị sai lệch. Theo thống kê, với cách nhập liệu thủ công, trung bình cứ 300 ký tự thì sẽ có 1 ký tự bị nhầm lẫn. So sánh tỉ lệ đó với tỉ lệ chính xác của máy quét mã vạch, mỗi 36 nghìn tỉ ký tự mới có 1 ký tự bị lỗi. Liệu doanh nghiệp của bạn có đủ khả năng để chấp nhận những rủi ro đó trong quá trình vận hành?

Tiết kiệm thời gian

Việc nhập dữ liệu thủ công là một quá trình tiêu tốn nhiều thời gian. Hãy thử so sánh thời gian não bộ của bạn xử lý dữ liệu với tốc độ xử lý của máy tính. Mặc dù trong các tác vụ nhỏ, thời gian chênh lệch có thể không đáng kể, nhưng nếu tích lũy quãng thời gian đó, bạn sẽ có được một lượng thời gian lớn để sử dụng vào những công việc khác hữu ích hơn.

Bằng cách áp dụng nhãn mã vạch cho các sản phẩm tồn kho, chỉ cần thiết lập và quét các mã vạch được gán lên hàng hóa, doanh nghiệp có thể nắm được số lượng hàng xuất kho/nhập kho là bao nhiêu. Điều này sẽ giảm công việc chân tay cho nhân viên trong doanh nghiệp trong kiểm soát các kho hàng hóa có hàng trăm, nghìn chủng loại.

Giảm thiểu chi phí

Dữ liệu chính xác hơn có thể giúp bạn đánh giá lại chi phí dự kiến sử dụng của mình. Ví dụ, khi bạn muốn thuê nhà kho để lưu trữ bạn có thể ước lượng gần như chính xác diện tích cần sử dụng, không xảy ra trường hợp dư thừa không gian làm tiêu tốn chi phí không cần thiết.

Không kiểm soát tốt kho khiến hàng tồn kho càng lớn, hay các sản phẩm quá cồng kềnh, phải sử dụng nhiều thiết bị lưu kho cùng các chi phí khác như điện, nước, nhân công… thì chi phí lưu kho sẽ tăng lên. Bên cạnh đó hàng hóa lâu ngày có thể dẫn đến hư hỏng gây thất thoát vốn.

Dễ dàng cập nhật giá cả

Cập nhật giá sản phẩm có thể là một quá trình tốn nhiều thời gian và công sức nếu mặt hàng của bạn có gắn thẻ giá. Thay vào đó, bạn chỉ cần hiển thị giá trên giá đỡ của sản phẩm hoặc dưới dạng bảng chỉ dẫn và sử dụng mã vạch trên các sản phẩm thực tế.

Phương pháp này đòi hỏi ít công việc hơn khi giá cả thay đổi. Thay vì thay đổi từng thẻ giá riêng lẻ, bạn sẽ thực hiện thay đổi một lần đối với bảng hiệu trên kệ và một lần đối với cơ sở dữ liệu của mã vạch.

Quản trị tình trạng hàng hóa thiết bị

Đặt mã vạch trên trên máy móc trong khu vực sản xuất cho phép doanh nghiệp có thể quản lý chúng trên hệ thống máy tính. Các thông tin về thiết bị, tình trạng thiết bị nhanh chóng và dễ dàng được tìm kiếm khi quét mã vạch trên các thiết bị đó. Từ những thông tin này, doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động bảo trì máy móc khi cần thiết, báo cáo về các vấn đề an toàn và hao mòn thiết bị.

Một số loại mã vạch thông dụng

Có rất nhiều loại mã vạch phục vụ các mục đích và hệ thống khác nhau, dựa vào mục đích sử dụng mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn loại mã vạch phù hợp. Dưới đây là một số loại mã vạch phổ biến:

Mã vạch 1D (mã vạch 1 chiều)

Mã 1D (mã vạch một chiều) là loại mã vạch tuyến tính thông dụng, được cấu tạo bởi các vạch sọc đen trắng song song xen kẽ. Mã 1D được gọi là "mã vạch một chiều" bởi các dữ liệu được mã hóa trong nó được thay đổi chỉ dựa theo một chiều duy nhất - chiều rộng (ngang).

Mỗi mã vạch 1D thường chứa từ 20 - 25 ký tự dữ liệu. Chúng đươc ứng dụng phổ biến nhất trong kinh doanh bán lẻ và được in trên các bao bì, túi, hộp...

Các loại mã vạch 1D thông dụng

Mã vạch UPC (Universal Product Codes)

Được sử dụng để dán và check hàng tiêu dùng tại các điểm bán cố định trên toàn thế giới. Loại mã vạch này thuộc quyền quản lý của Hội đồng mã thống nhất Mỹ UCC. Hiện nay chúng được sử dụng thông dụng nhất tại Mỹ, Canada, ngoài ra cũng phổ biến tại một số quốc gia lớn khác như Úc, Anh, New Zealand...

  • Biến thể/ Phân loại:
    • UPC-A: Mã hóa 12 chữ số (phiên bản chuẩn nhất của UPC)
    • UPC-E: Mã hoá 6 chữ số
  • Ứng dụng: Kinh doanh bán lẻ, siêu thị, hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm

Mã vạch EAN (trước đây là European Article Numbers, nay là International Article Numbers)

Loại mã vạch này có khá nhiều điểm tương đồng với mã UPC kể trên và được sử dụng phổ biến tại các nước Châu Âu. Điều khác biệt đáng nói nhất chính là ứng dụng địa lý của chúng.

  • Biến thể/ Phân loại:
    • EAN-8: Mã hóa 8 chữ số
    • EAN-13: Mã hoá 13 chữ số
  • Ứng dụng: Kinh doanh bán lẻ, siêu thị, hàng tiêu dùng...

Mã vạch 39

Loại mã vạch 39 khắc phục được nhược điểm lớn nhất của 2 loại mã vạch EAN và UPC kể trên, đó là dung lượng không giới hạn và có thể mã hóa được cả các ký tự chữ hoa, dãy số tự nhiên và một số ký tự khác.

  • Ứng dụng: Quốc Phòng,  Y tế, cơ quan hành chính, xuất bản sách…

Mã vạch 128

Mã vạch 128 được đánh giá cao và ứng dụng phổ biến bởi nó có nhiều ưu điểm vượt trội: mã vạch nhỏ gọn, lưu trữ thông tin đa dạng, có thể mã hóa được nhiều ký tự hơn (chữ hoa, chữ thường, ký tự số, các ký tự chuẩn ASCII và cả mã điều khiển)

  • Biến thể / Phân loại:
    • Code 128A: Mã hóa các ký tự số, chữ hoa, chữ thường, mã điều khiển và các ký tự chuẩn ASCII.
    • Code 128B: Mã hóa các ký tự số, chữ hoa, chữ thường và các ký tự chuẩn ASCII.
    • Code 128C: Có khả năng nén 2 ký tự số trong 1 ký tự mã hóa.
  • Ứng dụng: Phân phối hàng hóa trong ngành hậu cần và vận tải, chuỗi cung ứng bán lẻ, công nghiệp chế tạo...

Mã vạch 2D (mã vạch 2 chiều)

Mã vạch 2D (hay còn được gọi là mã vạch 2 chiều) là dạng mã vạch đại diện cho dữ liệu được mã hóa trong một ma trận gồm các ô vuông lớn nhỏ xen kẽ. Dữ liệu trong mã vạch 2D có thể được sắp xếp đa dạng theo chiều ngang hoặc dọc, nhờ đó lưu trữ được nhiều thông tin hơn so với loại mã vạch một chiều 1D.

Mã vạch 2D có thể chứa ít nhất 2000 ký tự, thường được ứng dụng để liên kết tới các website hoặc theo dõi sản phẩm, nhận dạng sản phẩm, thanh toán trực tuyến...

Các loại mã vạch 2D thông dụng

Mã QR Code

Mã QR thường được sử dụng nhất trong các sáng kiến theo dõi và tiếp thị, chẳng hạn như quảng cáo, tạp chí và danh thiếp. Chúng có kích thước linh hoạt, có khả năng chịu lỗi cao và có khả năng đọc nhanh, mặc dù chúng không thể đọc được bằng máy quét laser. Mã QR hỗ trợ bốn chế độ dữ liệu khác nhau: số, chữ số, byte / nhị phân và thậm chí Kanji.

Mã QR cung cấp tính linh hoạt đặc biệt. Chúng có thể được quét trên bất kỳ thiết bị nào có khả năng quét và được mã hóa hầu hết mọi loại dữ liệu. Mã QR cũng có tính năng chịu lỗi đặc biệt, cho phép người dùng giải mã thông tin ngay cả khi một phần của mã bị hỏng.

  • Ứng dụng: Ngành bán lẻ, giải trí, quảng cáo…

Mã ma trận – Data Matrix

Mã Data Matrix thường được sử dụng để dán nhãn các mặt hàng nhỏ, hàng hóa và tài liệu. Trên thực tế, Liên minh Công nghiệp Điện tử Hoa Kỳ (EIA) khuyến nghị rằng chúng nên được sử dụng để dán nhãn cho các linh kiện điện tử nhỏ.

Mã Datab Matrix cung cấp mật độ dữ liệu cao, có nghĩa là chúng chiếm ít không gian hơn trên các sản phẩm và tài sản. Chúng cũng được thiết kế để có thể đọc được ngay cả ở độ phân giải thấp hoặc với các vị trí quét không rõ ràng. Giống như nhiều mã vạch 2D khác, mã Data Matrix cũng cung cấp khả năng chịu lỗi mạnh.

  • Biến thể / Phân loại: Micro-Datamatrix.
  • Ứng dụng: Công nghiệp điện tử, bán lẻ và Chính phủ…

Mã vạch PDF417

Mã PDF417 được sử dụng cho các ứng dụng yêu cầu lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ, chẳng hạn như ảnh, dấu vân tay và chữ ký. Chúng có thể chứa hơn 1,1 kilobyte dữ liệu, có thể đọc được bằng máy, khiến chúng mạnh hơn nhiều so với các mã vạch 2D khác. Giống như mã QR, mã vạch PDF417 là miền công cộng và miễn phí sử dụng.

Nhờ hiệu quả dữ liệu của nó, mã PDF417 phù hợp với nhiều ứng dụng, bao gồm quản lý vận chuyển và kiểm kê. Các mã vạch này cũng rất phù hợp để tạo thẻ lên máy bay, cũng như thẻ nhận dạng do nhà nước cấp.

  • Biến thể / Phân loại: Cắt ngắn PDF417.
  • Ứng dụng: Hậu cần và Chính phủ.

Mã vạch AZTEC

Mã Aztec thường được sử dụng bởi ngành vận tải, đặc biệt là vé và thẻ lên máy bay. Mã vạch vẫn có thể được giải mã ngay cả khi chúng có độ phân giải kém, khiến chúng hữu ích khi vé được in kém hoặc xuất trình trên điện thoại.

Mã vạch Aztec cực kỳ tiết kiệm không gian. Chúng có thể chứa một lượng lớn dữ liệu trong khi vẫn duy trì kích thước tương đối nhỏ và có tính năng sửa lỗi tuyệt vời để tránh lỗi quét. Và mặc dù các mã này không hỗ trợ cùng một phạm vi ký tự như mã QR, chúng vẫn là một công cụ mạnh mẽ cho vận chuyển, chăm sóc sức khỏe và các ngành công nghiệp khác.

  • Ứng dụng: Ngành Giao thông vận tải.

Ứng dụng mã vạch vào công tác quản lý, kiểm định thiết bị ở Nhà máy nhôm Lâm Đồng (LDA)

Mục tiêu đề ra

  • Nâng cao hiệu quả quy trình quản lý thiết bị: tất cả thông tin liên quan đến thiết bị bao gồm: số hiệu, nhà sản xuất, giá trị, lịch sử vận hành… đều được tích hợp trong mã vạch tương ứng.
  • Nâng cao hiệu quả quy trình quản lý bảo dưỡng, sửa chữa: tất cả thông tin liên quan đến việc bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị: thông tin hư hỏng, vật tư tiêu hao, giá trị nghiệm thu… đều có thể được ghi lại trực tiếp, tức thời ngay tại công trường thông qua mã vạch và thiết bị bổ trợ mà không cần sử dụng giấy tờ thủ công.
  • Nâng cao hiệu quả quy trình quản lý kho: tất cả danh mục vật tư trong kho bao gồm số lượng, phân loại, vị trí sắp xếp… đều có thể được quy chuẩn và hiển thị thông qua mã vạch; nhờ đó người quản lý kho có thể dễ dàng nắm được thông tin tất cả vật tư trong kho và cũng thuận tiện cho công tác kiểm kê định kỳ.
  • Bổ trợ công tác xuất – nhập kho, đảm bảo danh mục vật tư được luân chuyển trong kho là chính xác, tránh trường hợp xuất hay nhập nhầm dẫn đến thất thoát và khó khăn trong khâu xử lý sai phạm.

Kết quả đạt được

  • Bằng việc tích hợp với phần mềm Quản lý Cơ điện Infor EAM có sẵn của đơn vị, Nhà máy nhôm LDA đã triển khai được thư viện barcode xây dựng trên mã định danh và phổ biến trên tất cả các phân xưởng của nhà máy.
  • Thực hiện truy xuất thông tin thiết bị qua mã vạch chỉ với 1 lần chạm.

Bằng việc tích hợp với phần mềm Quản lý Cơ điện trên thiết bị di dộng, người dùng có thể dễ dàng nắm được tất cả thông tin liên quan đến thiết bị: mã định danh, số hiệu, vị trí lắp đặt, lịch sử hoạt động, lịch sử bảo dưỡng sửa chữa… khi thực hiện quét mã vạch tương ứng.

  • Người dùng có thể khai báo tất cả những thông tin cần thiết trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa trực tiếp tại công trường. Tất cả những thông tin này sẽ được lưu trữ trong hệ thống cơ sở dữ liệu mà không cần phải thực hiện thủ công như trước giúp tiết kiệm thời gian và tránh thất thoát dữ liệu.
  • Với việc gắn trực tiếp mã vạch lên thiết bị, người dùng dễ dàng lưu trữ thông tin hiện trạng trong quá trình tuần kiểm định kỳ. Đối với những thiết bị có thông số bất thường, hệ thống sẽ cảnh báo đến người dùng; giúp hạn chế được những sự cố hỏng hóc thiết bị không lường trước được.

Nhà máy nhôm Lâm Đồng đã và đang áp dụng rất tốt những lợi ích mà mã vạch đem lại trong quá trình vận hành, bảo dưỡng. Nhờ những lợi ích đó mà nhà máy đã nâng cao đáng kể hiệu suất làm việc, giảm thiểu thời gian lãng phí cho các công việc giấy tờ, nâng cao hiệu quả trong các khâu quản lý, vận hành… Trong tương lai, LDA sẽ tiếp tục mở rộng và phát huy những lợi ích của mã vạch trong hầu hết các khâu quản lý của nhà máy để hướng đến tự động hóa trong mọi quy trình, mọi giai đoạn.

Tư vấn về sản phẩm xin liên hệ

Nhóm chuyên gia của chúng tôi có mặt ở đây để tư vấn cho bạn về sản phẩm.

Quay lại

Bài liên quan

Bạn có thể quan tâm

XEM NHIỀU